« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010


Tóm tắt Xem thử

- Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận để đánh giá một cách khách quan trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến năm 2010.
- Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân, tình hình tội phạm ma tuý và thực tiễn xét xử sơ thẩm án ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh.
- góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh..
- Tội phạm ma túy.
- Luật hình sự.
- Ma túy ngày nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu và là mối lo ngại chung của các quốc gia trên khắp các châu lục.
- Tệ nạn ma túy trở thành một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối gây hậu quả nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, không một quốc gia, một dân tộc nào thoát khỏi ảnh hưởng của những hậu quả tai hại do tệ nạn ma túy gây ra..
- Tệ nạn ma túy là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia và các tệ nạn xã hội.
- Lạm dụng ma túy làm tiêu phí một khoản tiền to lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Nghiện ma túy còn là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS .
- Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tiếp tục coi trọng và tập trung đầu tư cho nhiệm vụ phòng, chống ma túy.
- Trong những năm qua, bằng nội lực của mình và với sự giúp đỡ, phối hợp của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước đã chủ động triển khai đồng bộ và toàn diện nhiều chủ trương, biện pháp rất tích cực nhằm đấu tranh phòng, chống ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng..
- Trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy thì hoạt động xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với các tội phạm về ma túy là vô cùng quan trọng.
- Xét xử là chức năng cơ bản của Tòa án nhân dân nước ta, điều này đã được ghi nhận trong điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- Hoạt động xét xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng là hoạt động áp dụng pháp luật để ra các bản án, các quyết định thể hiện tính nghiêm minh và sự công bằng của pháp luật.
- Do vậy, tăng cường công tác xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về ma túy nói riêng vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm, vừa là đạo đức của cán bộ, công chức ngành Tòa án, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử..
- Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua hoạt động xét xử của của ngành Tòa án đã đạt được những kết quả tích cực.
- Chính sách, pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đã từng bước được định hình và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công dân [16].
- Mặc dù tỉnh Bắc Ninh chưa phải là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy, nhưng với đặc điểm là tỉnh đồng bằng, giao thông thuận lợi, có đường thủy, đường sắt, đường bộ nối liền với các tỉnh, thành phố khác, giáp danh các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội, có nhiều làng nghề phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh.
- Điều này, đã tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội thâm nhập và phát triển, trong đó nổi cộm là tệ nạn ma túy.
- Tệ nạn ma túy không chỉ diễn ra ở các khu vực thành phố, thị xã mà đã lan về cả những vùng quê yên tĩnh.
- Nguy hại hơn, ma túy còn len lỏi vào cả học đường đầu độc thế hệ trẻ, gây ra nhiều hậu quả to lớn cho mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Đứng trước thực trạng đó, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử nhiều vụ án về ma túy, đưa ra xét xử lưu động về các tội phạm ma tuý tại nhiều địa bàn trong tỉnh nhằm tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy và răn đe các đối tượng có biểu hiện vi phạm.
- Nhưng cho đến nay, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp..
- Đòi hỏi các Cơ quan, người tiến hành tố tụng cần có những biện pháp quyết liệt và nỗ lực hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy..
- Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý.
- Tuy vậy, việc xét xử để ra các bản án, quyết đinh của Tòa án các cấp ở tỉnh Bắc Ninh còn có những sai sót nhất định, dẫn đến việc cấp Tòa án có thẩm quyền hủy, sửa tuy không nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của ngành, tác động tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng..
- Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn để làm luận văn thạc sỹ luật học..
- Xét xử án hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân là vấn đề được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị được công bố.
- Tuy nhiên xét xử các vụ án hình sự về ma túy chưa được quan tâm nhiều.
- Có thể kể đến một số công trình có giá trị liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn như sau:.
- Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong Luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ năm 2006.
- Luận văn thạc sỹ của Bùi Mạnh Cường: “Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án ma túy ở Việt Nam” tại, bảo vệ năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Dư:.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, năm 2007.
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Hồng Trang: "Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án ma tuý của Toà án nhân dân ở tỉnh Nghệ An", năm 2010..
- Dưới góc độ đề tài nghiên cứu khoa học gồm có: Đề tài nghiên cứu khoa học của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” do TS Nguyễn Minh Tuyên - Phó Chánh tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, đề tài nghiệm thu năm 2009.
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tệ nạn và tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” do Nguyễn Việt Hùng - Kiểm sát viên - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang làm Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 6/2007..
- Dưới góc độ bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành: Bài viết của tác giả Lưu Tiến Dũng: “Bàn về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 05/2005;.
- Bài viết của tác giả Chu Thị Trang Vân: “Vai trò sáng tạo của Toà án trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự”, Tạp chí Lập pháp số 27 tháng 09/2007..
- Các công trình và bài viết trên đã nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự nói chung.
- trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong luật hình sự nói riêng.
- Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu vào tình hình xét xử về những vụ án về ma túy.
- Việc nghiên cứu hoạt động xét xử các vụ án về ma túy tại tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh còn phụ thuộc vào các hoàn cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội cụ thể.
- Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu vấn đề xét xử các vụ án hình sự về ma túy trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở tỉnh Bắc Ninh..
- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 -2013.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử các về ma túy.
- Nghiên cứu Một số vấn đề chung về cá tội phạm về ma túy theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lý luận Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật.
- Luận văn nêu lên những đặc điểm, phân tích thực trạng thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh từ năm 2009 đến năm 2013 và các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả xét xử các tội phạm về ma túy trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..
- Trong phạm vi là một luận văn thạc sỹ luật học thuộc chuyên ngành luật Hình sự và tố tụng hình sự, luận văn này chỉ tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Luận văn khái quát những vấn đề chung của quy trình xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy từ việc nghiên cứu các tình tiết cụ thể của vụ án đến việc chọn quy phạm pháp luật và ban hành các bản án, quyết định tại phiên tòa xét xử công khai, dựa trên thực tiễn xét xử các vụ án về ma túy trong 5 năm gần đây.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Những đóng góp khoa học của luận văn.
- Hình thành cơ sở lý luận về xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy, đáp ứng đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Đây là đóng góp nhằm nâng cao nhận thức lý luận cho việc thực hiện chức năng xét xử nói chung, xét xử án hình sự trong đó có các vụ án về ma túy nói riêng của Tòa án nhân dân..
- Tổng kết thực tiễn rút ra những nhận định, đánh giá có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh..
- Đề xuất được một hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về ma túy trên địa tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự.
- Đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác xét xử án hình sự của các cấp Tòa án ở tỉnh Bắc Ninh..
- Kết cấu của luận văn.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm về ma túy theo Luật hình sự Việt Nam Chương 2: Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy tại Tòa án nhân dân tỉnh.
- Bắc Ninh.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả xét xử các tội phạm về ma túy.
- Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998), Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày /1/1998 và Thông tư liên tịch số 02/TTLT ngày 5/8/1998 hướng dẫn áp dụng Chương VII A quy định các Tội phạm về ma tuý, Hà Nội..
- Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 17/ 2007/TTLN ngày quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Dương Thanh Biểu (1999), Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, Chuyên đề khoa học..
- Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung.
- Nguyễn Mạnh Cường (2007), Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma túy theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học..
- Phạm Đình Cửu (2010), “Các chất ma túy và một số giải pháp phòng chống”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (5)..
- Nguyễn Phong Hòa (1998), Các tội phạm về ma túy đặc điểm hình sự.
- Đỗ Văn Kha ( 2010), “Bàn về công tác phối hợp trong việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (18)..
- Đỗ Văn Kha (2010), “Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (11)..
- Nguyễn Kiên (2010), “Một số vấn đề cần tập trung thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy vùng Tây Bắc và các tỉnh, thành phố liên quan”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (7)..
- Bùi Phương Lân (2009), “Hoàn thiện một số quy định trong quản lý tiền chất phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống ma túy trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (2)..
- Nguyễn Thị Mai Nga (2006), Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan cảnh sát điều tra trong giải quyết các vụ án ma túy, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội..
- Hương Nhung ( 2008), Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị tập huấn Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT về hướng dẫn áp dụng một số điều tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (17)..
- Đoàn Tất Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hoạt động định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Đinh Văn Quế (2001), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự (phần các tội phạm.
- Quốc hội (2000), Luật phòng, chống ma túy, Hà Nội..
- Hoàng Minh Thành (2009), “Một số giải pháp đấu tranh ngăn chăn các thủ đoạn cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy ở nước ta”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (3)..
- Hoàng Minh Thành (2011), Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy, Luận văn thạc sĩ luật học..
- Hoàng Minh Thành (2011), “Tình hình tội phạm sản xuất trái phép chất ma túy tổng hợp dạng ATS trong khu vực và những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý tiền chất tại Việt Nam”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (4)..
- Hoàng Minh Thành – Nguyễn Tiến Dũng (20011), “Một số đặc trưng cơ bản của hoạt động đấu tranh tội phạm vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến Tây Bắc”, Tạp chí Phòng chống ma túy – Uỷ ban Quốc gia phòng, chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, (3)..
- Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 03- NQ/HĐTP ngày 17/2/2003 của Hội đồng Thấm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2009), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, kế hoạch.
- phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Bắc Ninh..
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện các chương trình phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ và trẻ em năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao Báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án ma túy, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án ma túy, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án ma túy, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo công tác thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án ma túy, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác thực hành quyền công tố và kiếm sát điều tra các vụ án ma túy, Hà Nội.
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Chuyên đề cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ án ma túy, Hà Nội..
- Vụ 1C – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo sơ kết công tác, Hà Nội.