« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số .
- Tội xâm phạm.
- An toàn giao thông.
- Luật hình sự Việt Nam..
- Trong những sự chuyển biến trên thì giao thông vận tải thể hiện rõ nhất qua việc đường sá, cầu cống được xây dựng mới và xe cộ được mua sắm rất nhiều.
- Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Phước thì hàng tháng, có hàng trăm, hàng nghìn xe máy và ô tô đăng ký mới trên địa bàn tỉnh..
- Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung gần đây cũng tăng rất nhanh về cả số lượng vụ việc và mức độ nghiêm trọng đã gây ra những hậu quả lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Theo thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia những năm gần đây tình.
- hình các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều đột biến trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).
- Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người chết do tai nạn giao thông.
- Điều rất đáng chú ý là ngoài những con số thống kê trên còn có hơn 18.000 vụ va chạm giao thông khiến 23.000 người bị thương.
- Ngoài những thiệt hại rất lớn về tính mạng, xã hội và mỗi gia đình còn phải gánh chịu hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra.
- Cùng ngày, tại địa phận xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Sơn (Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 người chết tại chỗ.
- Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu á thì Việt Nam mất tới 885 triệu USD/năm cho chi phí tổn thất về người và vật chất do tai nạn giao thông gây ra.
- Còn xét riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, theo số liệu Công an tỉnh và ủy ban An toàn giao thông tỉnh thì số vụ tai nạn và số người chết, số người bị thương vẫn tăng, giảm theo hàng năm, tuy nhiên, số vụ va chạm và tai nạn giao thông vẫn xảy ra với mức độ ngày đáng báo động.
- Còn theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, số vụ án và số bị cáo thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ vẫn bị đưa ra xét xử thường xuyên, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202), theo đó, trong thời gian 06 năm có 327 vụ án và 340 bị cáo và năm sau tổng số vụ án và tổng số bị cáo đều cao hơn năm trước.
- Do đó, trước thực trạng này, Nhà nước, xã hội và các cơ quan chức năng trong cả nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và liên tục để ngăn chặn và phòng, chống vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
- Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phát sinh là sự gia tăng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng như: phóng nhanh, vượt ẩu, cẩu thả khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều khiển phương tiện nhưng không có giấy phép hoặc không có bằng lái theo quy định, trong khi say rượu hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông.
- Vì vậy, để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và giảm bớt vi phạm pháp luật và các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn xét xử các tội phạm này trong thời gian 06 năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước để thực hiện mục đích trên có ý nghĩa chính trị - xã hội và lý luận - thực tiễn quan trọng.
- Đây cũng là lý do để tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước)".
- Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có một số công trình nghiên cứu được công bố, đồng thời thể hiện trên ba bình diện - luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, cũng như giáo trình dành cho hệ đại học và một số bài viết bình luận án như:.
- Nhóm thứ nhất (các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học) bao gồm: 1) Bùi Kiến Quốc, Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001.
- 2) Ngô Huy Ngọc, Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996.
- 3) Phan Huy Thái, Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và.
- giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1998;.
- 4) Nguyễn Đắc Dũng, Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học, 2011 và.
- 5) Nguyễn Ngọc Anh, Tội đua xe trái phép trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
- Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
- Hoàng Đình Ban, Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
- Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002.
- Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS.
- Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2007).
- Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS.
- Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập II) do GS.
- Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.
- Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
- Cao Thị Oanh (chủ biên), Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010.
- Trương Quang Vinh (chủ trì): Tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép và đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Huỳnh Quốc Hùng, Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007.
- Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ chỉ được đề cập riêng rẽ từng tội bằng bình luận những dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, trong khi đó, chưa có công trình khoa học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học đề cập đến cả nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Bình Phước.
- Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng luôn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đặc biệt phục vụ trực tiếp yêu cầu chính trị - xã hội và đấu tranh phòng, chống các tội phạm đã nêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước..
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ như: khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự, phân biệt các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ với một số tội phạm khác có liên quan trong Bộ luật hình sự, nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, đồng thời phân tích thực tiễn xét xử các tội phạm này trong thời gian 06 năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn xét xử để kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước)..
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như trong việc bảo vệ an toàn, trật tự xã hội..
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn, điều tra án điển hình.
- để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn này..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trong khoa học luật hình sự Việt Nam.
- Cụ thể, đã xây dựng khái niệm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự nước ta về các tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, phân biệt với một số tội khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn.
- làm sáng tỏ những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ và nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước.
- các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt một số giải pháp gắn liền với việc phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Phước..
- Bên cạnh đó, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu và học tập môn học Luật hình sự.
- Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này hiện nay và sắp tới ở địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung..
- Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới..
- Chương 3: Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ..
- Nguyễn Ngọc Anh (2011), Tội đua xe trái phép trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ tư pháp, Hà Nội, tr.135..
- Hoàng Đình Ban (2008), Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.287.
- Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và hệ thống 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Hà Nội..
- Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.223-233..
- Nguyễn Đắc Dũng (2011), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.88..
- Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.83-93..
- Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.9..
- Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.33..
- Huỳnh Quốc Hùng Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007, tr.35..
- Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010.
- "Kết luận của Ban Bí thư về tình hình trật tự, an toàn giao thông".
- Một số văn bản pháp quy về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (1996), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự..
- Ngô Huy Ngọc (1996), Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an.
- toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội..
- Pháp luật về giao thông đường bộ (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội..
- Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VII - Các tội xâm phạm quy định về an toàn giao thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005..
- Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập V - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb.
- Lao động, Hà Nội, tr.7-85.
- Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội..
- Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội..
- Quy định của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ - đô thị, đường sắt, đường thủy và xử lý hành chính (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Phan Huy Thái (1998), Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội..
- Ngô Ngọc Thủy Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, do Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Bùi Quang Trung (2011), Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo.
- luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.15..
- Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội, tr.356.
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (2008), Hội thảo Quốc gia “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập”, Hà Nội, tr.1-10..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên bang Đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.498-508.
- Đào Trí úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.157..
- Đào Trí úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.157..
- Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.63.