« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999


Tóm tắt Xem thử

- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999.
- Luận văn ThS ngành: Luật hình sự.
- Keywords: Pháp luật Việt Nam.
- Luật hình sự.
- Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới".
- và liên tục trong các Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX đều đề cập đến vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đến Đại hội X của Đảng thì vị trí, vai trò của gia đình lại được xác định cụ thể và rõ ràng hơn: “Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Việt nam, thích ứng với những giá trị của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trong hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”..
- Gia đình với ý nghĩa “hạt nhân” của xã hội có vai trò duy trì những giá trị văn hóa, đạo đức của mỗi cộng đồng, góp phần xây nên văn hóa, đạo đức cả xã hội.
- Một nhà tư tưởng phương Tây khẳng định: gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia, có nghĩa là không thể phá bỏ gia đình, nếu gia đình tan rã thì nhân loại sụp đổ.
- Gia đình là môi trường lành mạnh nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc..
- Do vậy, việc nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của gia đình vẫn là vấn đề đặt ra thường xuyên đối vận mệnh phát triển của một dân tộc, một đất nước..
- Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ tới thiết chế hôn nhân và gia đình.
- Đặc biệt, tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp trong thực tiễn cuộc sống.
- Đây là tiếng chuông báo động về lối sống lệch lạc, nhân cách bị biến dạng của một bộ phận người trong xã hội, làm lung lay nền tảng gia đình vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Yêu cầu cấp thiết là phải nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm thuộc nhóm này, góp phần thực hiện chính sách pháp luật hình sự trong thực tiễn..
- Việc lựa chọn “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999” làm đề tài nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự, những vấn đề lý luận, thực tiễn xét xử, hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Chương XV – Bộ luật Hình sự năm 1999.
- Từ trước cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình dưới những góc độ khác nhau như sau:.
- Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm tối với người chưa thành niên phạm tội, Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Nxb Phụ nữ, Hà Nội..
- Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Khoa học pháp lý số 01 năm 2003..
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần các tội phạm) Tập III – Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Đinh Văn Quế (2004), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh..
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình – một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Quản Thị Ngọc Anh (2005), Luận văn thạc sỹ luật học.v.v....
- Các công trình nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức căn bản về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
- Tuy nhiên, mới chỉ nghiên cứu ở từng khía cạnh của vấn đề, mà chưa đi sâu nghiên cứu tổng thể từ lịch sử, lý luận cho đến thực tiễn và hoàn thiện.
- Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999..
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ nhận thức – khoa học về lịch sử hình thành và phát triển, những vấn đề lý luận và thực tiễn về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Trên cơ sở đó có cái nhìn rõ nét hơn, để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, góp phần vào chính sách đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Với mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:.
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
- Làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý trên cơ sở tổng thể Chương XV – Bộ luật Hình sự năm 1999 và từng tội cụ thể thuộc chương..
- Trên cơ sở đó, có sự đối chiếu, so sánh với các quy định tương ứng trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới..
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội và chỉ ra những tổn tại, hạn chế, để từ đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản trong việc áp dụng pháp luật.
- Trên cơ sở, đề ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm thuộc nhóm này..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật tương ứng với Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong lịch sử lập pháp qua các thời kỳ lịch sử.
- những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới có điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam..
- Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu số liệu của thực tiễn xét xử của Các tội này từ năm trên toàn quốc..
- Phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận văn.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lịch sử lập pháp, lý luận và thực tiễn về Các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999 và các.
- văn bản hướng dẫn dưới góc độ luật hình sự.
- Đồng thời đề cập đến những quy định của pháp luật có liên quan, hỗ trợ cho quá trình giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trên..
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử, áp dụng pháp luật hình sự về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 1999 giai đoạn .
- Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những chính sách quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói chung..
- Luận văn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý khác như: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, tội phạm học, xã hội học, triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học luật hình sự được đăng trên sách báo tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo....
- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp....
- Đây là đề tài khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999..
- Điểm mới của luận văn bao gồm:.
- Hệ thống, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;.
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
- Đối chiếu, so sánh với các quy định có tính tương đồng trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới..
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế của quá trình sáng tạo pháp luật và áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999.
- Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai chính sách pháp luật hình sự nói chung..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, góp phần vào quá trình nhận thức khoa học, triển khai tốt chính sách hình sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình..
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở có cái nhìn tổng quan về lịch sử của vấn đề và so sánh với các tội phạm có điểm tương đồng với Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới.
- Với nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất hướng nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng, tội phạm nói chung, củng cố và duy trì pháp chế xã hội chủ nghĩa..
- Bố cục của luận văn.
- Nhận thức chung về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình..
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự 1999..
- Một số giải pháp hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình..
- Quản Thị Ngọc Anh (2005), Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình – một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Trường đại học Quốc gia Hà Nội..
- Bộ tư pháp – Bộ công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 Về hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV – “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999..
- Bộ luật hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu Lưu (người hiệu đính)..
- Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam – Quyển 1 (Phần chung), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam – Quyển 2 (Phần các tội phạm), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình..
- Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Lê Cảm (2005), Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 2/2005.
- Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Canada, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Thụy Điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên phạm tội, Nxb Phụ nữ, Hà Nội..
- Đỗ Đức Hồng Hà (2010), Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Tạp chí Nghề luật, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB tư pháp, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Luật hôn nhân và gia đình..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1986), Luật hôn nhân và gia đình..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09-6-2000 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 7 "về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật hôn nhân và gia đình, Nxb..
- Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.
- Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập III – Các tội xâm phạm quyền tự do, dân của của công dân.
- xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Các chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa &.
- Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60/TATC ngày của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác..
- Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp (1985), Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày hướng dẫn thi hành bộ luật hình sự..
- Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự..
- Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Trịnh Tiến Việt (2002), Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát số 4/2002, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2002), Về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Kiểm sát số 9/2002, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2003), Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh số 1/2003.