« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành


Tóm tắt Xem thử

- Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong.
- Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Tội xâm phạm tính mạng con người.
- Quốc triều hình luật.
- Bộ luật hình sự;.
- Pháp luật Việt Nam..
- Tính cấp thiết của đề tài.
- Một trong nội dung này là vấn đề xây dựng nền văn hóa pháp lý.
- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật phong kiến cần phải làm sáng tỏ tinh thần pháp luật và sự kế thừa truyền thống lập pháp để học tập cái hay, các đặc sắc trong cách làm luật của cha ông ta, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để giải quyết vấn đề pháp luật của ngày nay..
- Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam, hầu hết các nhà cầm quyền đều chú trọng tới việc xây dựng, quản lý xã hội bằng pháp luật.
- Nhiều bộ luật lớn đã ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc trị nước, an dân.
- Triều đại nhà Lê sơ, với tư cách là một triều đại phong kiến có nền pháp luật phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, đã xây dựng hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phát triển.
- Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả để phát triển đất nước, tạo nên sức mạnh của dân tộc để chống lại giặc ngoại xâm.
- Trong hệ thống pháp luật đó, một trong những bộ luật nổi tiếng, có ý nghĩa và giá trị phải kể đến Quốc triều hình luật (hay còn gọi là “Luật hình triều Lê” hay.
- “Luật Hồng Đức”) là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Đây là bộ luật đã được nhiều học giả trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Bên cạnh đó, Quốc triều hình luật cũng chứa đựng những tư tưởng tiến bộ và được xây dựng ở một trình độ lập pháp cao so với các văn bản pháp luật phong kiến trước đó và sau này..
- Hiện nay, các nhà nghiên cứu, luật gia đã có nhiều công trình nghiên cứu về Quốc triều hình luật dưới nhiều lĩnh vực và góc độ khác nhau.
- Đặc biệt, các tội xâm phạm tính mạng của con người được các nhà nghiên cứu, luật gia rất quan tâm.
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ mang tính khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu để rút ra được những giá trị tiến bộ trong Quốc triều hình luật mà BLHS hiện hành đã kế thừa và cần phải kế thừa để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng và chống các tội xâm phạm tính mạng của con người..
- Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc”[9].
- Hiện nay, Quốc hội đang có chương trình nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện và cơ bản BLHS năm 1999, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung nội dung những quy định của các tội xâm phạm tính mạng của con người.
- Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu những giá trị pháp lý của Quốc triều hình luật trong đó có nội dung về quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người nhằm sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của BLHS là vấn đề cấp thiết..
- Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” làm đề tại luận văn thạc sĩ là hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Xung quanh những vấn đề có liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng con người đã có nhiều học giả, luật gia nghiên cứu và có nhiều sách báo dưới nhiều góc độ khác nhau đề cập đến vấn đề này.
- Tuy nhiên, đề tài “Các tội xâm phạm mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là một đề tài mới, từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
- Chỉ có một số các công trình nghiên cứu có liên quan như: Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả Lê Thị Sơn;.
- Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – Những suy ngẫm của tác giả Bùi Xuân Đính;.
- Quy định về tội giết người trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long và phương hướng hoàn thiện quy định về tội giết người trong BLHS Việt Nam hiện hành của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà và Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
- Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình sự hiện đại của tác giả Lê Thị Sơn.
- Kỹ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật, của tác giả Hồ Thị Lý.
- Kế thừa các quy định tiến bộ, nhân văn đối với những người bị thiệt thòi trong Quốc triều hình luật của tác giả Lương Văn Tuấn....
- Như vậy, có thể nói có ít các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tính mạng con người trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành, chỉ ra những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS hiện hành với tư cách là một đề tài độc lập, chuyên sâu.
- Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về đề tài “Các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong BLHS Việt Nam hiện hành” là cần thiết..
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trong các quy định của các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành.
- Trên cơ sở đó, luận văn phân tích, tìm ra những giá trị pháp lý đã kế thừa và cần phải tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành được rút ra từ Quốc triều hình luật và đưa ra những đề xuất hoàn hiện các quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 1999 trong các tội xâm phạm tính mạng của con người..
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành.
- Trên cơ sở phân tích các quy định trên, luận văn tập trung làm rõ những điểm kế thừa và đưa ra những đề xuất hoàn hiện BLHS năm 1999..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
- Mục đích: Luận văn cần phải làm rõ một cách cơ bản và toàn diện về những quy định của các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành.
- cơ sơ đúc kết những thành tựu lập pháp của Quốc triều hình luật để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự..
- Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau:.
- 1- Nghiên cứu làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật;.
- 2- Làm rõ những quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS hiện hành;.
- 3- So sánh các quy định giữa các tội xâm phạm tính mạng con người trong Quốc triều hình luật với BLHS hiện hành;.
- 4- Chỉ rõ những điểm đã kế thừa và cần tiếp tục kế thừa của BLHS hiện hành từ Quốc triều hình luật;.
- 5- Đưa ra đề xuất, kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện các quy định trong các tội xâm phạm tính mạng của con người trong BLHS hiện hành..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời những chính sách của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, trong đó có các tội xâm phạm tính mạng của con người.
- Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được luận văn sử dụng là: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp lịch sử..
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
- Việc làm rõ những nội dung của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp có thêm một nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của BLHS hiện hành liên quan đến các tội xâm phạm tính mạng của con người.
- Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo luật..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương như sau:.
- Chương 1: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 Chương 3: Những điểm kế thừa quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999 từ Quốc triều hình luật và những vấn đề đặt ra để hoàn thiện những quy định này trong Bộ luật hình sự hiện hành.
- Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 19-1959..
- Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 29-1959..
- Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 4-1945..
- Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa số 12-1955..
- Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, tập III, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – phần các tội phạm, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
- Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Lê Cảm và Cao Thị Oanh (2006), “Phân hóa trách nhiệm hình sự - một số vấn đề lý luận cơ bản”, Luật học, (2)..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Bùi Xuân Đính (1998), Bàn thêm về mối quan hệ giữa làng và xã qua quy mô cấp xã thời phong kiến, trong Đinh Xuân Lâm, Dương Lan Hải (chủ biên), Nghiên cứu Việt Nam, một số vấn đề lịch sử kinh tế - xã hội - văn hoá, Hà Nội, Nxb Thế Giới, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Đỗ Đức Hồng Hà (2010), “Những nội dung cơ bản của luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật.
- hình sự”, Luật học, (5)..
- Hội đồng thẩm phán TANDTC (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS, Hà Nội..
- Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Đặng Thanh Nga và Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,..
- Trần Văn Luyện (2010)(chủ biên), Bình luận khoa học BLHS 1999 (phần các tội phạm), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – phần các tội phạm, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội..
- Vũ Thị Phụng (2008), Những bộ luật cổ Việt Nam và một số giá trị đương đại, tham luận tại hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội..
- Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học bộ luật hình sự 1999 phần các tội phạm, tập I, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Quang Quýnh (1973), Hình luật tổng quát, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn..
- Tòa án nhân dân tối cao (1974), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thuận (chủ biên) (2007), Luật hình sự quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Nxb Ủy ban Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Lê Thị Sơn (2010), “Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của luật hình sự hiện đại”, Nhà nước và pháp luật, (8)..
- Đinh Dũng Sỹ (2006), “Vấn đề luật khung ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp khắc phục”, Nghiên cứu lập pháp, (4)..
- Viện khoa học pháp lý (2008), Quốc triều hình luật những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Viện sử học (2013), Quốc triều hình luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.