« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC TÔN GIÁO BẢN ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ


Tóm tắt Xem thử

- Giữa những tộc người này có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo..
- Thứ tư, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nhiều tôn giáo.
- Trên vùng đất này, ngoài những tôn giáo du nhập vào từ bên ngoài vào hay do những đoàn lưu dân mang theo như Phật giáo, Công giáo, Islam, Tin Lành, còn có nhiều tôn giáo chỉ xuất hiện ở đây mang sắc thái địa phương rõ rệt như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hoà Hảo.
- Những tôn giáo này thường có tính hỗn hợp (syncretisme) bởi giáo lý được lấy từ các tôn giáo khác..
- Khi nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long có một thực tế là có rất nhiều tôn giáo bản địa.
- Những tôn giáo này có ảnh hưởng rất lớn đến một bộ phận dân cư.
- Nhưng tại sao các tôn giáo đó lại ra đời ở Nam Bộ và cũng chỉ ảnh trong giới hạn của không gian Nam Bộ.
- Qua các tài liệu đã được công bố, qua thực tiễn công tác ở các tỉnh phía Nam trong những năm qua, chúng tôi thử nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của một số tôn giáo mà phạm vi ảnh hưởng chỉ giới hạn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long..
- Trong bài viết đăng trên tạp chí Dân tộc học Xôviết trước đây, nhà dân tộc học đồng thời cũng là một nhà tôn giáo học nổi tiếng người Nga, Giáo sư Tiến sỹ S.
- Tocarev nêu lên luận điểm cho rằng tôn giáo là một hiện tượng xã hội 5 .
- Tocarev khi nói về tôn giáo như là một hiện tượng xã hội.
- Và một khi coi tôn giáo như là một hiện tượng xã hội thì nguyên nhân ra đời của các tôn giáo cũng phải được xem xét trong bối cảnh xã hội nhất định.
- Không đặt trong một khung cảnh xã hội nhất định với các mối liên hệ thì chúng ta sẽ không có cơ sở để lý giải các hiện tượng xã hội có liên quan đến sự ra đời của các tôn giáo.
- Trên cơ sở lập luận như vậy, chúng tôi trở lại xem xét nguyên nhân làm nảy sinh những tôn giáo bản địa ở đồng bằng sông Cửu Long ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..
- Chúng tôi tán thành ý kiến nhận xét này khi tiếp cận nghiên cứu về sự ra đời của các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ.
- Nhưng qua việc trình bày này khó có thể nêu lên được những tác nhân trực tiếp dẫn đến việc xuất hiện những tôn giáo bản địa ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như luận điểm đã được trình bày ở trên.
- Rõ ràng, nếu chỉ căn cứ vào bối cảnh xã hội Việt Nam mà không tính đến những hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc bấy giờ thì không thể nào giải thích được sự ra đời của các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ..
- Còn nguyên nhân trực tiếp theo chúng tôi phải xem xét từ hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ trong giai đoạn này, những vấn đề có tính đặc thù của Nam Bộ mà chúng tôi nhìn nhận như là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ra đời những tôn giáo bản địa Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Điều đó cũng góp phần lý giải vì sao những tôn giáo đó chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi Nam Bộ mà không lan ra các vùng khác của Việt Nam..
- Đối với họ, có lẽ số phận đã sinh ra như thế và chính ở trong tình trạng đó đã tạo môi trường để nảy sinh các màu sắc tôn giáo và phương thuật của phong trào nông dân..
- Tất cả những nhân tố đó góp phần lý giải sự ra đời các tôn giáo bản địa của người Việt ở Nam Bộ..
- Nhưng đây là tôn giáo mới du nhập vào nước ta trong.
- Như vậy, chúng tôi đã trình bày một cách rất khái quát những tôn giáo hiện hữu ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng như vai trò và những ảnh hưởng của những tôn giáo đó đến đời sống của người Việt.
- Do những nguyên nhân rất khác nhau, các tôn giáo đó ảnh hưởng rất hạn chế đến đời sống của những lưu dân trên vùng đất mới.
- Do cư dân ở đây vốn là tín đồ của các tôn giáo khác nhau nên cũng đã xảy ra sự tiếp nhận các yếu tố tôn giáo khác nhau.
- Trong bối cảnh như vậy, những yếu tố thiên nhiên đa dạng, trình độ dân trí có hạn được giải thích một cách huyền bí là những nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các tôn giáo mang tính cứu thế suốt thế kỷ XIX, và rộ lên vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Đó cũng là hai trung tâm xuất hiện hai tôn giáo mới: đạo Cao Đài và đạo Hoà Hảo..
- Đạo Cao Đài được một nhóm trí thức và giới thượng lưu thời Pháp thành lập vào năm 1926, hỗn hợp giáo lý của các tôn giáo đương thời (kiểu tôn giáo Islam) nhuốm màu sắc Đạo giáo về nội dung và phương pháp hành lễ lấy kinh nghiệm tổ chức đạo của Công giáo, tôn Đấng Chí tôn ngồi trên đài cao như một Đấng tối cao, đứng trên các vị sáng lập các tôn giáo Đông Tây theo nguyên tắc Tam giáo đồng nguyên, ngũ chi hợp nhất (Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, Công giáo và đạo Phong thần của Khương Tử Nha).
- Đạo kế thừa truyền thống của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1848) và đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa phát triển rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long, giáo lý dựa trên truyền thống của các tôn giáo dân tộc và đạo Phật được phổ thông hoá bằng bốn điều: ơn Tổ quốc, ơn Pháp bảo, ơn đồng bào, nhân loại được thể hiện qua các bài sấm truyền theo hình thức song thất lục bát của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tự nhận là người được thánh nhân phù trợ, trời sai xuống cứu thế trước là cứu thể xác (chữa bệnh), sau là cứu linh hồn.
- Và cũng tại chính vùng đất Nam Bộ trong thời kỳ tiến hành hai cuộc kháng chiến cho đến nay, nảy sinh và phát triển những đạo mới, trong đó có đạo Dừa, một số đạo phái Tin Lành khác xa với giáo lý của đạo Tin Lành chính thống cũng như một số hiện tượng tôn giáo mới như Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải vô thượng sư..
- Chúng tôi đã nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của những tôn giáo bản địa ở Nam Bộ vào những thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Các nghiên cứu gần đây cũng đã giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ.
- Đặng Nghiêm Vạn đã đưa ra “một số nguyên nhân dẫn đến đạo Cao Đài trở thành tôn giáo” như sau:.
- Sự xuất hiện các tôn giáo hay một số hiện tượng tôn giáo mới thường do những người ở tầng lớp giàu có, tri thức đương thời khai sáng.
- Có thể có các cách lý giải khác nhau về nguyên nhân ra đời các tôn giáo bản địa Nam Bộ.
- Nhưng có một thực tế là các tôn giáo chỉ ra đời trong xã hội của người Việt Nam Bộ và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi đó.
- Rõ ràng xã hội của người Việt Nam Bộ và bối cảnh của xã hội Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời các tôn giáo ở Nam Bộ và cũng chính những điều đó lại chế định vùng ảnh hưởng của các tôn giáo đó.
- Khi các tôn giáo đó ra đời và xác lập được vị trí của mình trong đời sống của cư dân Nam Bộ, đến lượt mình, các tôn giáo mới lại tác động đến đời sống mọi mặt của cư dân.
- Bởi vì, một sự du nhập hay là sự xuất hiện của một tôn giáo ở một xã hội nào đó nếu xét trên bình diện văn hoá là sự xuất hiện một thành tố văn hoá mới.
- Tôn giáo, dù là những tôn giáo có tính quốc tế (như Phật giáo, Công giáo…) hay một tôn giáo có tính khu vực (như Ấn Độ giáo, Khổng giáo…) hay có tính địa phương (như Cao Đài, Hoà Hảo…) cũng chỉ là một thành tố (component) văn hoá của một tộc người..
- Vì rằng, trước khi các tôn giáo đó du nhập hay mới xuất hiện ở một tộc người thì bản thân tộc người đó đã có một nền văn hoá của mình.
- Cho nên, mặc dù tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mọi mặt của một tộc người, thậm chí còn là nền tảng văn hoá của một tộc người nhưng không phải là tất cả..
- Văn hoá của một tộc người bao gồm những giá trị vật thể và phi vật thể mà tôn giáo chỉ là một trong nhiều thành tố góp phần làm phong phú văn hoá của tộc người.
- Tôn giáo không phải là tổng thể văn hoá của một tộc người.
- Nhưng “tôn giáo là hình thái ý thức xã hội ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, tồn tại cùng loài người trong một thời gian khó mà đoán định trước được.
- Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, tư tưởng văn hoá – xã hội và tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc, của các tầng lớp người, nhất là đối với thế hệ trẻ” 34 .
- Một nhận định có tính chất bao quát như vậy theo chúng tôi cũng rất phù hợp với tình hình thực tế ở Nam Bộ khi các tôn giáo bản địa ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Và trong bối cảnh cụ thể của Nam Bộ khi các tôn giáo mới ra đời cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống mọi mặt của cư dân.
- Chúng tôi xin được trở lại vấn đề các tôn giáo bản địa ra đời ở Nam Bộ vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống mọi mặt của cư dân Nam Bộ, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo.
- Như là một hệ quả, các tôn giáo đó với tư cách là một thành tố văn hoá mới đã góp phần làm phong phú thêm văn hoá của người Việt Nam Bộ.
- Các tôn giáo bản địa ra đời vào các thời điểm khác nhau nhưng đều ra đời ở Nam Bộ mà tín đồ chủ yếu là nông dân, địa bàn cư trú chủ yếu vẫn là nông thôn, nơi có điều kiện bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống..
- Giờ đây khi xuất hiện các tôn giáo mới, cho dù có được tổ chức chặt chẽ hay không, có hệ thống giáo lý hay không, một sự kế thừa các tôn giáo có trước, hay là một sự hỗn dung thì các tôn giáo đó vẫn tồn tại như một thực thể và chính những điều đó đã góp phần làm cho bức tranh văn hoá Nam Bộ thêm phong phú.
- Những quy định của giáo luật mà mỗi tín đồ của các tôn giáo này thực hiện và phải tuân thủ (như quy định về y phục, lễ phục, việc búi tóc, hình thức thờ cúng, lễ vật…) đã làm cho họ khác với những người không theo các tôn giáo đó.
- Có một thực tế là các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng văn hoá Việt, mà cái nôi là đồng bằng sông Hồng có truyền thống ngàn năm đã hằn sâu vào tiềm thức các thế hệ người Việt cho dù họ sinh sống ở đâu..
- Các tôn giáo mới ra đời trong sự kế thừa và hỗn dung các tôn giáo có trước không đủ mạnh để thiết lập ảnh hưởng một cách tuyệt đối nên không đủ sức phá vỡ nền tảng văn hoá truyền thống bền vững của người Việt, để xác lập vị trí độc tôn của tôn giáo mới như chúng ta đã thấy hiện tượng đó đã xảy ra ở một số nơi 35 .
- Do đó, ảnh hưởng của các tôn giáo này đến đời sống tín ngưỡng người Việt cũng có giới hạn.
- Điều này cũng cắt nghĩa tại sao các tôn giáo mới ra đời ở Nam Bộ lại không cực đoan như một số giáo phái mới ra đời ở các nơi khác, thường mở rộng vùng ảnh hưởng cũng như giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp tôn giáo bằng các cuộc bạo lực vũ trang mang nặng tính kỳ thị tôn giáo.
- Những người nông dân Việt trong quá trình khai hoang lập làng cùng cộng cư với các tộc người khác, có ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo khác biệt nhưng bằng năng lực và dựa trên nền tảng văn hoá truyền thống đã biết cởi bỏ những ràng buộc không còn phù hợp để tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hoá của các tộc người khác làm phong phú văn hoá, nhưng lại không làm mất đi những nét đẹp của văn hoá truyền thống.
- Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thể hiện tính nhập thế như là một trào lưu diễn ra trong suốt thế kỷ XIX và rộ lên vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- 1975 khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, khi mà ở một mức độ nào đó vai trò của những người đứng đầu các tôn giáo này đã giảm, đã thể hiện rõ tính nhập thế.
- Những người đứng đầu các tôn giáo này thậm chí đã thành lập các đảng phái chính trị, các lực lượng vũ trang tham gia tích cực vào đời sống chính trị, trở thành những thế lực nhất định trên chính trường ở miền Nam trước năm 1975.
- Với tinh thần bình đẳng, khoan dung, ý thức trách nhiệm chia sẻ với đồng loại có một hoạt động mang tính xã hội rất tiêu biểu của các tín đồ hai tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo là việc làm từ thiện.
- Là những người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc khi vào công tác ở miền Nam, lúc đầu chúng tôi rất ngạc nhiên về hoạt động nhân đạo của các tổ chức và các cá nhân, nhất là các tôn giáo.
- Với các tín đồ của các tôn giáo bản địa những hoạt động từ thiện còn nằm trong đường hướng tu hành và với một tinh thần chia sẻ khó khăn khi hoạn nạn, việc làm từ thiện được các tín đồ thực hiện hàng ngày và rất tự nhiên..
- Ngoài những hoạt động tôn giáo bình thường hàng ngày mà mỗi tín đồ phải thực hiện, hàng năm các tôn giáo bản địa còn tổ chức một số ngày lễ trọng với quy mô cộng đồng, nhằm củng cố đức tin, khuếch trương thanh thế, phát triển đạo..
- Nhìn vào hệ thống những ngày lễ trọng trong năm giữa tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo thì thấy có sự khác nhau trong một số ngày lễ gắn liền với từng tôn giáo, số còn lại phần lớn gắn liền với những ngày lễ trong năm của người Việt.
- Điều này một lần nữa khẳng định các tôn giáo bản địa khi ra đời đã dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá truyền thống của người Việt.
- Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ trong không gian xã hội của người Việt là sự kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, có sự cách tân, có giao lưu và tiếp biến văn hoá nhưng rõ ràng những giá trị văn hoá mới này không đủ sức phá vỡ cơ tầng văn hoá truyền thống vốn đã tạo nên sức mạnh để cho tộc người Việt tồn tại và phát triển trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, để xác lập vị trí độc tôn, chi phối đến đời sống mọi mặt của người Việt Nam Bộ..
- Cộng đồng dân cư này, tuy thừa nhận là những người theo tôn giáo Islam nhưng lại có sinh hoạt tôn giáo độc lập với cộng đồng Islam của người Chăm ở Nam Bộ, cũng như đối với cộng đồng Islam thế giới.
- Chúng tôi nói đến trường hợp văn hoá của người Chăm, như muốn nhấn mạnh đến một thực tế là cho dù trong lòng xã hội người Việt Nam Bộ đã xuất hiện những tôn giáo mới nhưng những tôn giáo này chỉ góp phần làm phong phú văn hoá của người Việt mà không đủ sức làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống..
- Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận những tác động của các tôn giáo mới, với tư cách là những thành tố văn hoá, đối với đời sống của người.
- Những công trình nghiên cứu gần đây về tôn giáo bản địa ở Nam Bộ 37 đã đề cập đến những tác động đó.
- Đặng Nghiêm Vạn trong các công trình nghiên cứu về tôn giáo đã trình bày khá chi tiết về hệ thống tôn giáo dân tộc của người Việt mà ông gọi là Đạo tổ tiên 38.
- Và như vậy, trước khi trở thành những tín đồ của Cao Đài, Hoà Hảo trong mỗi người nông dân Việt Nam Bộ đã duy trì việc thờ cúng tổ tiên như khi họ còn ở miền Bắc hay miền Trung, không gian tôn giáo không thay đổi trong môi trường mới..
- Sự ra đời các tôn giáo trong lòng xã hội của người Việt Nam Bộ, trước hết với tư cách là một thành tố văn hoá góp phần làm phong phú thêm văn hoá của người Việt tại vùng đất mới và thứ hai là với tư cách một tôn giáo, tác động đến đời sống mọi mặt của cư dân..
- Như vậy, tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời trong những điều kiện xã hội cụ thể và cũng chính những điều kiện cụ thể đó lại chế định vùng ảnh hưởng của tôn giáo.
- Tôn giáo, dù là tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào hay là tôn giáo bản địa, xét cho cùng cũng chỉ là một trong nhiều thành tố văn hoá của tộc người, góp phần làm phong phú văn hoá của chính tộc người đó.
- Tôn giáo không phải là tất cả những giá trị văn hoá của một tộc người ngay cả khi tôn giáo đó là quốc giáo.
- Nhưng với tư cách là một tôn giáo thì chính tôn giáo đó lại tác động một cách sâu sắc đến đời sống mọi mặt của cư dân.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do điều kiện địa lý tự nhiên, do môi trường xã hội, đã xuất hiện một số tôn giáo bản địa trên địa bàn Nam Bộ như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hoà Hảo.
- Những tôn giáo bản địa đó đã góp phần làm phong phú văn hoá của người Việt Nam Bộ, tạo nên một sắc thái riêng của văn minh miệt vườn.
- tôn giáo đó ra đời ở người Nam Bộ và cũng chỉ giới hạn ảnh hưởng của mình trong không gian đó.
- Với tư cách là một tôn giáo, các tôn giáo đó đã tác động đến đời sống mọi mặt của cư dân người Việt Nam Bộ.
- Nhưng do những tôn giáo này ra đời dựa trên nền tảng văn hoá truyền thống của người Việt lại là sự hỗn hợp của nhiều tôn giáo nên không đủ sức phá vỡ cơ tầng văn hoá truyền thống để xác lập vị trí độc tôn trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Bộ.
- Chính vì thế, các tín đồ của các tôn giáo bản địa vẫn duy trì việc thờ cúng tổ tiên như các thế hệ cha ông, bên cạnh việc thực hành các quy định của giáo luật.
- 1 Nguyễn Công Bình và các tác giả, Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990..
- Tocarev, Về tôn giáo như là một hiện tượng xã hội, tạp chí Dân tộc học Xôviết, số 3, 1979..
- Tocarev, Một lần nữa lại bàn về tôn giáo như là một hiện tượng xã hội, tạp chí Dân tộc học Xôviết, số 1, 1981..
- 34 Nguyễn Tài Thư (Chủ biên), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.206..
- Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003..
- Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001..
- Phạm Bích Hợp, Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương - Cao Đài - Hòa Hảo), NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2007..
- Hoàng Văn Việt (Chủ nhiệm đề tài), Thực trạng đời sống tôn giáo và xây dựng luận cứ khoa học cho chính sách tôn giáo đối với cộng đồng cư dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B2001 -18b -14 TĐ..
- 38 Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, sđd, tr.271 - 280..
- [3] Nguyễn Công Bình và các tác giả, Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990..
- A., Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994..
- [37] Đặng Nghiêm Vạn, Về tôn giáo tín ngưỡng hiện nay ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998..
- [38] Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc văn hoá tôn giáo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001..
- [39] Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001..
- [49] Hoàng Tâm Xuyên, Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.