« Home « Kết quả tìm kiếm

Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội


Tóm tắt Xem thử

- Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội.
- Chương II: Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội.
- Tâm lý học xã hội (TLHXH) sau khi ra đời (1908) đã trở thành một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý xã hội (TLXH), như liên hệ xã hội, ảnh hưởng và tác động xã hội.
- các quá trình tri giác xã hội, định kiến xã hội v.v....
- Lĩnh vực tâm lý học xã hội đã được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới ngay từ sau chiến tranh thứ nhất cho đến ngày nay (thế kỷ XXI).
- Gần như tất cả các khía cạnh của hành vi xã hội (thương mại, giáo dục, môi trường, sức khoẻ, hệ thống pháp luật, truyền thông, chính trị xã hội, thể thao) đã được đưa vào thực nghiệm và trở thành đối tượng nghiên cứu chính của tâm lý học xã hội..
- TLHXH đã phát triển và trở thành một ngành khoa học ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống không thể thiếu ở mọi xã hội..
- ở Việt Nam, ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng hiện nay vẫn còn khá mới mẻ.
- Vì vậy, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu không có điều kiện được tiếp cận và đánh giá một cách khách quan các trường phái tâm lý học xã hội trên thế giới..
- Tổng hợp và phân tích một số trường phái tâm lý học xã hội phổ biến đang được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới, nhằm phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong điều kiện của Việt Nam..
- Trình bày và phân tích một số trường phái nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học xã hội một cách có hệ thống..
- Giới thiệu các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội phổ biến trên thế giới,.
- Đưa ra một số kiến nghị cho việc giảng dạy và ứng dụng các trường phái lý thuyết trong TLHXH vào thực tế xã hội Việt Nam..
- Đối tượng nghiên cứu: Một số trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội..
- Trường phái tiếp cận hành vi.
- Trường phái Macxit.
- TLHXH là gì? TLHXH là một bộ môn mới mẻ, được hình thành chủ yếu trên cơ sở của hai khoa học: xã hội học và tâm lý học từ đầu thế kỷ XX..
- TLHXH còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học về hành vi và khoa học xã hội khác như nhân chủng học, kinh tế học, tội phạm học, khoa học lịch sử..
- Nghiên cứu mối liên hệ tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, giữa các nhóm người và xã hội..
- Nghiên cứu tâm lý của số đông người..
- Nghiên cứu hành động xã hội của các cá nhân, các nhóm..
- Nghiên cứu đặc điểm nhân cách con người, nhóm trong xã hội..
- Trên thế giới, các trường phái TLHXH được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội..
- Chương II: Các trường phái lý thuyết trong TLHXH.
- Do đó, đối tượng của tâm lý học xã hội theo trường phái này là hành vi xã hội của con người..
- Về cơ bản đã vứt bỏ việc dùng trừng phạt làm phương tiện giáo dục, thay vào đó, dùng các yếu tố tăng cường dương tính làm trẻ chấp nhận các đáp ứng mà xã hội thừa nhận hơn là dùng việc chặn lại các đáp ứng không mong muốn.
- Lý thuyết về sự học và bắt chước xã hội.
- Trình bày cơ sở của sự học và quá trình phát triển, cơ chế của sự bắt chước của con người trong môi trường xã hội hoá..
- Thuyết học tập xã hội hiện đại.
- Thuyết học tập xã hội hiện đại đưa ra một nguyên tắc học mới, học qua quan sát - học một cách gián tiếp - và phân biệt quan điểm về bắt chước này với một số quan điểm phổ biến khác, bao gồm những quan điểm của Skinner Mowrer (1960) và Miller và Dollard (1941)..
- Đây là lý thuyết toàn diện nhất về việc học tập qua bắt chước hiện có trong tâm lý học xã hội tính từ lý thuyết cổ điển của Miller và Dollard..
- Ưu điểm: Trường phái hành vi đã đem lại cho tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng một hướng đi mới:.
- Nhược điểm: Những nguyên tắc của trường phái hành vi gây trở ngại lớn cho việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội khi hoàn toàn bỏ qua các nghiên cứu về các quá trình hoạt động và phát triển của nhóm.
- Điều này khiến trường phái hành vi trở thành trường phái lý thuyết mang ít tính xã hội nhất trong các lý thuyết của tâm lý học xã hội..
- Học thuyết này khác với các lý thuyết khác ở hai điểm quan trọng: 1) Có chủ định giải quyết hành vi nhận thức nói chung chứ không đơn thuần là học thuyết về hành vi xã hội;.
- 2) Sự ảnh hưởng của thuyết này trong nghiên cứu tâm lý học xã hội về phương diện thiết kế nghiên cứu nhiều hơn các thuyết về nhận thức khác..
- Đã có được sự “con người hoá” các ý tưởng tâm lý học xã hội.
- Tuy nhiên nhiều yếu tố tâm lý học xã hội đặc thù như tính xã hội tích cực của nhân cách cũng chưa được chú trọng đến một cách đầy đủ ở trường phái này..
- Đã cố gắng đưa ra cách giải thích cho các hoạt động xã hội của con người.
- Phân tâm học là một trường phái rất nổi tiếng, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng mà còn ảnh hưởng đến nhiều khoa học khác..
- về sự phát triển tâm lý tình dục)..
- Sử dụng nhiều giáo lý và quan điểm của phân tâm học cổ điển nhưng chú ý hơn đến những biến đổi tâm lý và những biến đổi này có liên quan đến những quy định về mặt xã hội của hành vi và nhân cách cá nhân như là kết quả phát triển nhân cách trong các quá trình tương tác xã hội..
- Bion, Benis và Shepard, Schutz và nhiều tác giả khác đã ứng dụng những thành tựu của trường phái phân tâm cổ điển, phân tâm mới vào nghiên cứu các vấn đề của tâm lý học xã hội, đưa ra những lý thuyết riêng của họ về sự phát triển nhóm, mối quan hệ liên nhân cách, thái độ xã hội....
- Trường phái tiếp cận phân tâm trong tâm lý học xã hội.
- Cái Siêu tôi chứa đựng các chuẩn mực văn hoá, các giá trị xã hội và các chỉ trích phê phán.
- Cái Siêu tôi là sự tiếp thu của cá nhân từ xã hội.
- Cái Siêu tôi phát triển trên cơ sở thực hiện hành vi phù hợp với quy tắc xã hội..
- Nguyên lý 1: Các chức năng xã hội của nhóm nhằm ngăn cấm, hạn chế và trấn áp những xung lực bản năng của cá nhân..
- Nguyên lý 2: Gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến định hướng của cá nhân đối với trật tự xã hội trong các giai đoạn phát triển khi cá nhân còn chưa trưởng thành..
- Nguyên lý 3: Trước khi hình thành cái siêu tôi có tổ chức, đứa trẻ cố gắng mô phỏng xung đột giữa các bản năng của nó và việc hình thành cái tôi thực tiễn, đóng vai trò là người trung gian giữa những cản trở, hạn chế xã hội và những bản năng..
- Nguyên lý 4: Con người luôn luôn ở trong bối cảnh xung đột do có sự đối lập giữa bản chất của các nhu cầu con người và đòi hỏi xã hội.
- Do đó mà hầu hết các cá nhân đều phải chịu đựng những ngăn cản của xã hội và sự quản lý của xã hội chiếm ưu thế đối với sự xung đột này..
- Nguyên lý 5: Sự hình thành xã hội và các nhóm cũng như các cá nhân gắn bó với nhau, xảy ra sau thời kỳ gắn bó Libido của cá nhân với cha mẹ.
- Nguyên lý 6: Sự đánh giá xã hội được phát triển từ tình cảm ghen tỵ và thù địch khi các thành viên của nhóm học được từ các thành viên khác.
- Xã hội có thể ngăn cản hoặc thừa nhận sự ghen tỵ và thù địch.
- Công bằng xã hội là biểu hiện phản ứng của xã hội đối với sự ghen tỵ..
- Nguyên lý 7: Các thiết chế xã hội như luật pháp và tôn giáo tạo nên trật tự để bảo vệ con người và chống lại các hành vi xâm kích, thù địch và tính dục của con người.
- Những tổ chức xã hội có vai trò phủ nhận là các tổ chức thực hiện việc kiềm chế, ngăn cản những biểu hiện của cá nhân..
- Nguyên lý 8: Xã hội có các cơ chế trấn áp, hạn chế những biểu hiện về xung lực tính dục của con người ở một hoặc một số người..
- thúc đẩy hiểu biết hoàn cảnh và các lực lượng của nhóm trong hành vi liên nhân cách, tăng thêm khả năng kiểm soát giao tiếp liên nhân cách và tăng thêm trình độ của hành vi xã hội đối với người tập luyện..
- Lý thuyết về thái độ xã hội.
- Lý thuyết về thái độ xã hội được Sarnoff đưa ra năm 1960 dựa trên những nguyên lý của cơ chế bảo vệ cái tôi của phân tâm học.
- sử dụng các cơ cấu tâm lý học xã hội trong việc tác động qua lại giữa các thành viên của nhóm cho mục đích trị liệu..
- Cách nhìn nhận của trường phái phân tâm về hành vi xã hội của con người vẫn thiên về bản năng và xem nhẹ các yếu tố xã hội, những áp lực xã hội đối với cá nhân nên vẫn còn nhiều thiếu sót và phiến diện cần phải được khắc phục hơn nữa bởi các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái này….
- Trường phái tâm lý học Macxit trong tâm lý học xã hội dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do Mác và Ăng-ghen sáng lập những năm 50 của thế kỷ XIX.
- Các nhà nhà tâm lý học Xô viết và Cộng hoà dân chủ Đức đã cùng nhau tạo lập và phát triển trường phái tâm lý học xã hội mác xít vào những năm 70 của thế kỷ XX.
- Tâm lý học xã hội Mác xít lấy nguyên tắc chính của mình là nguyên tắc hoạt động.
- Các nhà tâm lý học xã hội Mác xít coi đối tượng nghiên cứu của mình là hành vi và hoạt động của con người mà nó cho phép họ tham gia vào những nhóm xã hội.
- Tâm lý học xã hội Mác xít tập trung nghiên cứu con người xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, “con người phát triển toàn diện, được vũ trang bằng thế giới quan của giai cấp công nhân và bằng những thành tựu của khoa học tiến bộ, trở thành người chủ của tự nhiên và bắt nó phục tùng mục đích riêng của mình”..
- Nhân cách là cái mà con người nhờ có tính bất biến tương đối có thể đóng góp và quá trình tác động qua lại với thế giới xung quanh, trước hết là với xã hội.
- Quá trình xã hội hoá là quá trình phát sinh chủng loại mà trước hết là quá trình phát sinh cá thể, trong đó do kết quả tích cực tác động qua lại giữa con người và thế giới xã hội xung quanh mà con người trở thành người, tức là trở thành nhân cách..
- Tâm lý của xã hội và hệ tư tưởng.
- Tâm lý của xã hội và hệ tư tưởng là hai hình thức của ý thức xã hội, phản ánh thực tại xã hội.
- Hệ tư tưởng chỉ bao gồm cơ sở của lý trí trong khi tâm lý của xã hội có cả cơ sở cảm xúc và ý chí bên cạnh cơ sở của lý trí..
- Tập thể là một khối cộng đồng người nhằm thực hiện những mục đích có ý nghiã xã hội.
- Nhóm được các nhà tâm lý học xã hội Mác xít quan tâm ở những vấn đề cơ bản như nhóm lớn, tập thể (loại nhóm chính thức phát triển ở trình độ cao), những đặc thù của các quan hệ liên nhân cách trong nhóm (sự thống nhất, quyền tự quyết, sự lựa chọn, tính quy chiếu, lãnh đạo, thủ lĩnh, các giai đoạn phát triển tập thể v.v...)..
- Nhân cách trong tâm lý học xã hội Mác xít được nghiên cứu dựa trên luận điểm về bản chất xã hội lịch sử của nhân cách, cho rằng cá nhân này chỉ trở thành nhân cách với tính chất là chủ thể của các quan hệ xã hội..
- Tâm lý học xã hội Mác xít nghiên cứu nhân cách trong sự giao tiếp của cá nhân này với cá nhân khác trong hoàn cảnh cụ thể của một nhóm xã hội nào đó..
- Các nghiên cứu còn ít tính thuyết phục đối với xã hội tư bản.
- trong tâm lý học mác xít về căn bản là thiếu..
- Trường phái tương hỗ có xuất xứ từ xã hội học.
- Ông tổ của trường phái này là nhà triết học, xã hội học và tâm lý học xã hội người Mỹ George Herbert Mead .
- Các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái của Mead có thể kể tới là Cooley, Blumer, Sarbill, Heiman, Merton và Kelly..
- Loài người được thiên phú cho khả năng tư duy và khả năng này định hình qua tương tác xã hội;.
- Các khuôn mẫu của các hành động và tương tác kết hợp với nhau tạo ra các nhóm và các xã hội.
- Cái tôi được định hình nhờ sự tương tác với người khác mà nó quyết định cách thức hành động trong quan hệ xã hội.
- Những người khác nói chung: Khi một cá nhân sống trong xã hội, xã hội có những kỳ vọng nhất định đối với cá nhân đó (kỳ vọng của một vai trò nào đó).
- Sự hình thành cái tôi trong quá trình xã hội hoá: Hệ thống các hành động và các phản ứng của cá nhân (tức là việc học tập để đáp ứng kỳ vọng và cách thức họ tự đánh giá bản thân mỗi khi đáp ứng), chính là sản phẩm của quá trình xã hội hoá.
- Khi con người có thể đóng vai “người khác” như vậy thì anh ta phát triển từ con người sinh lý trở thành con người xã hội.
- Lý thuyết về sự tương hỗ tượng trưng cho rằng có hai hình thái cơ bản của tương tác xã hội: sự tương tác phi biểu tượng không liên quan đến tư duy và sự tương tác biểu tượng đòi hỏi các quá trình tư duy..
- các đối tượng xã hội (một sinh viên, một bà mẹ, v.v.
- Vai trò nói đến các chức phận mà một cá nhân thực hiện khi họ giữ một vị trí (địa vị) cụ thể trong một môi trường xã hội đặc thù..
- Các nhà tâm lý học xã hội theo trường phái tương hỗ đều cố gắng đưa ra và chứng minh điều kiện xã hội là điều kiện tiên quyết đối với hành vi của con người.
- Tuy nhiên, điều kiện xã hội ở đây chỉ dừng lại ở khái niệm tương hỗ giữa các cá nhân.
- Vô hình chung, các tác giả đã bỏ qua nhiều mối quan hệ khác (như giữa cá nhân với tập thể, cá nhân của tập thể này với cá nhân của tập thể khác…) và mối quan hệ giữa cá nhân với cơ cấu xã hội nói chung..
- Mỗi trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội có xuất phát điểm và cách tiếp cận riêng nhưng tất cả đều hướng đến việc giải thích hành vi xã hội của cá nhân, sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm cũng như đưa ra các quy luật hình thành, biểu hiện và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội nhằm khẳng định vị trí của TLHXH với các khoa học khác, khẳng định tầm quan trọng của TLHXH trong cuộc sống coi người..
- Sự đa dạng và phong phú của các lý thuyết trong các trường phái tâm lý học xã hội tạo ra nhiều lựa chọn cho các nhà tâm lý học xã hội khi nghiên cứu lý luận và ứng dụng khoa học này vào thực tiễn cuộc sống.
- Trong xã hội hiện đại ngày nay, ranh giới giữa các trường phái lý thuyết không phải là những đường vạch rõ ràng.
- Với tính quan trọng và cần thiết của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi kiến nghị Ban Khoa học công nghệ - ĐHQGHN hỗ trợ thêm về kinh phí để có phát triển đề tài thành cuốn sách tham khảo: Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội.
- Trong thực tiễn giảng dạy TLHXH, các giảng viên cần xem Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội là một chuyên đề không thể thiếu khi truyền đạt cho sinh viên vì đây là nguồn gốc cơ bản cho việc tiếp thu các kiến thức khác của TLHXH