« Home « Kết quả tìm kiếm

Các vấn đề chung về thị trường tài chính


Tóm tắt Xem thử

- Các vấn đề chung về thị trường tài chính.
- Sự tất yếu khách quan ra đời của Thị trường Tài chính.
- Thị trường Tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển.
- Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực Tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ....
- Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế, đó là thị trường Tài chính..
- Do đó, Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường Tài chính là sự giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ Tài chính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế..
- Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường Tài chính..
- Khái niệm, hàng hóa, ảnh hưởng và các yếu tố của thị trường Tài chính.
- Khái niệm thị trường Tài chính.
- Thị trường Tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bền có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu sử dụng chúng..
- Hàng hóa của thị trường Tài chính:.
- Thị trường tài chính là nơi mua bán các loại hàng hóa “tài chính”.
- Hàng hóa “tài chính” phần lớn là tài sản vô hình, giá trị của hàng hóa này không liên quan gì đến hình thức vật chất của nó, mà dựa vào trái quyền hợp pháp trên một lợi ích trong tương lai.
- Hàng hóa của thị trường tài chính.
- Khi thị trường Tài chính phát triển, người ta có thể dễ dàng đổi các loại hàng hóa này thành tiền.
- Hàng hóa của thị trường Tài chính là các loại tài sản Tài chính, vốn Tài chính và các sản phẩm Tài chính, hay các công cụ biểu thị vốn phái sinh theo từng phương thức giao dịch trên thị trường này..
- Một hệ thống thị trường Tài chính hiệu quả nhằm giải quyết các mục tiêu: cung ứng đủ và kịp thời vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế.
- cung cấp các dịch vụ Tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
- sử dụng công cụ tiền tệ, lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển..
- Ảnh hưởng của thị trường Tài chính:.
- Đối với nhân dân: Thị trường Tài chính là thị trường để đầu tư tiền tệ vào các loại tài sản Tài chính có lãi, và còn giúp cho dân chúng vay mượn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trước khi tích lũy đủ tiền như: mua, sửa chữa nhà ở, mua sắm tài sản lớn....
- Đối với xã hội: Thị trường Tài chính là thị trường huy động mọi tiềm lực Tài chính và các nguồn lực khác đế phục vụ một cách ích lợi cho sự phát triển kinh tế..
- Đối với các nhà sản xuất kinh doanh: Thị trường Tài chính là thị trường để vay vốn, vay Tài chính và các sản phẩm khi cần, nhằm phục vụ cho những thiếu hụt bất thường xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư sinh lợi.....
- Tuy nhiên để tạo lập một môi trường sôi động của thị trường Tài chính trên thực tế, là một sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản:.
- Các yếu tố của thị trường Tài chính:.
- Yếu tố thứ nhất: Đối tượng của thị trường Tài chính: là những nguồn cung và nguồn cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư..
- Yếu tố thứ hai: Công cụ tham gia trên thị trường Tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường bao gồm các loại chứng từ có giá trị như công trái do nhà nước phát hành, chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các tổ chức Tài chính phát hành, các dạng kỳ phiếu, tín phiếu,....
- Yếu tố thứ ba: Chủ thể tham gia trên thị trường Tài chính: Đây là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên thị trường Tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty Tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư.
- Điều kiện cần thiết hình thành Thị trường Tài chính.
- Có năm điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường Tài chính:.
- Các công cụ của thị trường Tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính.
- hình thành và phát triển hệ thống các trung gian Tài chính;.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để giám sát sự hoạt động của thị trường Tài chính;.
- Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường Tài chính;.
- Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường Tài chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, kỹ thuật hiện đại, biết phân tích và có bản lĩnh trước những rủi ro có thể xảy ra..
- Công cụ chủ yếu trên thị trường Tài chính.
- Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn Tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường Tài chính là các loại chứng khoán.
- Phân loại chứng khoán:.
- Chứng khoán trung và dài hạn.
- Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng;.
- Chứng khoán doanh nghiệp..
- Chứng khoán vô danh;.
- Chứng khoán hữu danh..
- Căn cứ vào tính chất chứng khoán:.
- Chứng khoán phái sinh..
- Chứng khoán sơ cấp;.
- Chứng khoán thứ cấp..
- Cấu trúc, phân loại thị trường Tài chính.
- Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn Tài chính huy động được.
- Thị trường tiền tệ: Là một thị trường Tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán) dưới một năm..
- Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu.
- Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu..
- Hình 1: Thị trường Tài chính phân theo thời gian sử dụng nguồn vốn huy động được Căn cứ theo phương thức huy động nguồn Tài chính:.
- Thị trường tài chính bao gồm:.
- Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường Tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái phiếu hay một món vay thế chấp.
- Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;.
- Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu..
- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn Tài chính: Thị trường tài chính có thể chia làm hai loại sau đây:.
- Thị trường sơ cấp: Là thị trường Tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới.
- Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;.
- Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành.
- Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này, thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nữa, (một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp)..
- Căn cứ vào tính chất pháp lý: Thị trường tài chính có thể chia làm hai loại sau đây:.
- Thị trường Tài chính chính thức: Là bộ phận của thị trường Tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn Tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thế chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.
- Thị trường Tài chính không chính thức: Là thị trường Tài chính, mà ở đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn Tài chính và người cần nguồn Tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
- Chức năng của thị trường Tài chính.
- Trong nền kinh tế thị trường, thị trường Tài chính không chỉ là nơi gặp gỡ của những nguồn cung cầu hàng hóa mà còn là nơi giao lưu giữa những nguồn cung cầu về vốn.
- Thị trường Tài chính thực hiện việc dẫn vốn từ những người đã để dành nhiều vốn tới những người thiếu vốn, chức năng này được trình bày ở dạng sơ đồ dưới đây:.
- Hình 2: Những dòng vốn đi qua thị trường Tài chính.
- Thứ nhất, là con đường trực tiếp (con đường ở phía dưới Hình, bên vay vốn mua trực tiếp những công cụ Tài chính (financial instruments) từ bên bán trên thị trường Tài chính..
- Nếu không có thị trường tài chính, có thể họ chẳng bao giờ gặp nhau và cả hai sẽ không có cơ hội để đầu tư và phát triển..
- Thứ hai, con đường gián tiếp (con đường ở phía trên Hình nghĩa là, bên đi vay vốn không mua trực tiếp các công cụ Tài chính của bên bán mà mua gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian (các ngân hàng thương mại.
- Chức năng của thị trường tài chính là:.
- Hình thức kết nối giữa cung và cầu về vốn trong thị trường Tài chính.
- Hình thức thứ hai thông qua các tổ chức tài chính trung gian: Đó là sự ra đời và phát triển của các tổ chức Tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty Tài chính.
- Hình thức thứ ba giao dịch các chứng từ có giá thông qua thị trường Tài chính: Được phát triển khi chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thông qua các tổ chức Tài chính trung gian, mà họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá.
- Trên thực tế một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ như là một loại hàng hóa, trong đó thị trường các chứng từ có giá được xem là hình thức phát triển cao của thị trường Tài chính, và là sản phẩm đặc trưng nhất của nền kinh tế thị trường..
- Vai trò của thị trường Tài chính.
- Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường Tài chính có các vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường như sau:.
- Thứ nhất: Thị trường Tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu: thể hiện vai trò này thị trường Tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng.
- Nói cách khác, thị trường Tài chính đã tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay có điều kiện thu hút được vốn và người cho vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm.
- Mặt khác, cùng với xu hướng quốc tế hóa hoạt động của thị trường nên thị trường Tài chính ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi điều tiết với trong nước, mà còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài.
- Từ đó quy mô hoạt động của thị trường Tài chính được mở rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phú với các chủ thể tham gia..
- Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu vốn, từ đó góp phần tăng thèm sự mời gọi đối với giới đầu tư, bởi lẽ người ta cảm thấy không bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp, mà có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư trên thị trường Tài chính so với những hình thức đầu tư khác, không chỉ khai thác đầu tư trong nước mà còn đầu tư nước ngoài và ngược lại..
- Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sự hoạt động của thị trường Tài chính đã giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thông đồng thời góp phần tăng vòng quay đồng vốn.
- Bên cạnh đó, ngân hàng Trung ương còn thông qua thị trường Tài chính đặc biệt là thị trường tiền tệ, để vận dụng linh hoạt những công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở.
- Như vậy, với vai trò này, thị trường Tài chính đã tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng Trung ương điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, ngăn chặn sự đe dọa của lạm phát cao..
- Để hiểu rõ hơn về thị trường tài chính, chúng ta lần lượt nghiên cứu thị trường tiền tệ và thị trường vốn.