« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố Ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân Ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Chi tiêu giáo dục, yếu tố ảnh hưởng, Đồng bằng sông Cửu Long, hộ dân.
- Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho giáo dục hiện tại của người dân còn khá thấp so với các khoản mục chi tiêu thông thường khác.
- Ngoài ra, có sự khác biệt giữa mức chi tiêu giữa các hộ dân ở thành thị và nông thôn, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các hộ dân ở các tỉnh, thành có mức thu nhập trung bình khác nhau ở ĐBSCL.
- Bên cạnh đó, mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit chỉ ra rằng, các yếu tố quan trọng tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của người dân bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, tổng thu nhập trong gia đình.
- Các yếu tố như: học thêm, số người nam và người nữ đi học trong gia đình cũng góp phần làm tăng khoản chi tiêu này..
- Giáo dục đang là một vấn đề hết sức bức xúc của toàn xã hội, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- độ giáo dục vào loại thấp nhất cả nước (Tổng cục thống kê, 2012), chỉ đứng trên Tây Nguyên và các vùng miền núi, hải đảo khác.
- Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) số lượng học sinh bỏ học và học yếu khá phổ biến, nhiều gia đình nông thôn cho con học chỉ đến lớp 2, 3 hoặc cao nhất là lớp 5..
- Một trong những yếu tố cần được quan tâm có thể là do người dân trong vùng có thu nhập bình quân đầu người còn tương đối thấp (1,2 triệu đồng/tháng so với cả nước là 1,4 triệu đồng/tháng) (Tổng cục thống kê, 2012).
- Thu nhập thấp làm hạn chế chi tiêu cho giáo dục của người dân và làm giảm khả năng theo đuổi các cấp học cao của con em.
- Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục và sự sụt giảm trợ cấp cho ngành giáo dục, gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của người dân tăng dần..
- Như vậy, việc nghiên cứu về lượng chi tiêu cho giáo dục và tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân là hết sức cần thiết.
- Aysit Tansel (2005) cho thấy tổng chi tiêu trong gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu cho giáo dục của người dân..
- Ngoài ra, Đặng Hải Anh (2007) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng lớn của chi phí học thêm đến tổng chi tiêu trong gia đình và ngày càng tăng cao ở các cấp cao hơn.
- Nghiên cứu này sẽ phân tích thực trạng về cơ cấu chi tiêu cho giáo dục trong tổng cơ cấu chi tiêu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL.
- Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu và phân bổ đúng hướng các nguồn lực cho giáo dục sẽ là một tiền đề cho các chính sách được thực hiện nhằm giúp nâng cao trình độ giáo dục ở vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung..
- Mô hình Tobit (Phương pháp hồi quy kiểm duyệt): được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân..
- một cách khác, số tiền chi cho giáo dục chỉ có đối với những hộ có con em đi học.
- Theo dữ liệu cho thấy có khá nhiều hộ dân trong gia đình không có người đi học, do đó, họ không chi tiêu cho giáo dục..
- Y: biến phụ thuộc, là mức chi tiêu cho giáo dục trong gia đình (1.000 đồng).
- 13: giáo dục nghề nghiệp hoặc bằng cấp khác.
- SONU: số người nữ đi học trong gia đình (người)..
- 0: không có người đi học).
- TROCAP: biến giả (1: có nhận trợ cấp cho giáo dục.
- nhận trợ cấp cho giáo dục), NHOMTINH: biến giả (1: các tỉnh có mức thu nhập bình quân cao hơn khu vực ĐBSCL, tạm đặt nhóm tỉnh giàu.
- biến giả chỉ khu vực sống của người dân (1: nông thôn, 0: thành thị)..
- Xu hướng này giống với nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2011) về ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thu nhập của người dân ở vùng ĐBSCL..
- Các gia đình nhận được sự trợ cấp về giáo dục là các hộ thuộc diện gia đình chính sách, hộ gia đình thuộc vùng dân tộc thiểu số hay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Do số người đi học trong gia đình của người dân vùng ĐBSCL thấp nên số nam và nữ đi học trong gia đình đa số chỉ có 1 người đi học là nam hoặc nữ (theo Khảo sát mức sống dân cư thì có 36% số hộ có 1 người đi học, chỉ đứng sau số hộ không có người nào đi học), một trong những lý do là quy mô của hộ dân vùng ĐBSCL thấp chủ yếu là gia đình có 3 hay 4 thành viên.
- Số người đi học.
- 3.1.3 Trình độ học vấn của người dân vùng ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh 1.
- Bảng 3 cho thấy tỷ lệ người dân không có bất kì bằng cấp nào chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm tỉnh trong đó nhóm tỉnh nghèo có 34% người dân và nhóm tỉnh giàu là 38%.
- Như vậy, phân tích chỉ ra cũng không có sự khác biệt nhiều về bằng cấp của người dân giữa các tỉnh ở ĐBSCL.
- Tuy nhiên, kết quả phân tích chỉ rõ trình độ học vấn của người dân trong vùng còn thấp và tập trung ở các bằng cấp thấp..
- Bảng 3: Bằng cấp cao nhất của người dân vùng ĐBSCL phân theo hai nhóm tỉnh.
- 3.2 Phân tích cơ cấu chi tiêu cho giáo dục của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- 3.2.1 Cơ cấu chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL.
- Nhìn chung, mức chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân một người đi học có sự tăng lên đáng kể.
- Việc phân tích theo hai nhóm thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của thu nhập đến hoạt động chi tiêu, nhất là chi tiêu cho giáo dục của các hộ dân trong vùng.
- Điều này thể hiện sự quan tâm của người dân cho giáo dục cho con cái họ.
- Tuy nhiên cũng cần lưu ý, do gần đây ảnh hưởng bởi lạm phát do đó mặt bằng giá cả chung tăng lên kéo theo học phí cũng tăng theo, ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các trường quốc tế nên dẫn đến việc người giàu chi tiêu cho con cái họ trong các trường này tăng lên đáng kể làm chỉ số trung bình cũng tăng theo..
- Sách giáo khoa bị đổi mới liên tục dẫn đến việc chi tiêu cho khoản này cũng không ít từ 59.000 đồng lên 157.000 đồng.
- Trong đó, chi cho giáo dục trung học phổ thông là nhiều nhất gần gấp 2 lần từ 1,5 lên 2,2 triệu đồng.
- Giáo dục dạy nghề và cao đẳng đại học và trên đại học cũng có xu hướng tương tự..
- Các hộ dân vùng ĐBSCL chi trung bình trên 1,7 triệu đồng mỗi năm cho giáo dục.
- Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ trong vùng đều có người đi học và có chi tiêu cho giáo dục, do vậy cần quan tâm đến chi tiêu giáo dục bình quân của những hộ có người đi học trong gia đình.
- Số liệu cho thấy có sự chênh lệch lớn so với chi giáo dục bình quân của tất cả các hộ dân trong vùng (Điều tra mức sống dân cư, 2010).
- thêm Chi giáo dục khác.
- Hình 1: Biểu đồ cơ cấu chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL năm 2010 Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư, 2010.
- Trong tổng số tiền chi cho giáo dục, chủ yếu là chi cho học phí (chiếm 33%) và các khoản chi khác (chiếm 26.
- Các khoản chi còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi tiêu cho giáo dục, thấp nhất là chi đóng góp cho trường lớp.
- Nhìn chung tình hình chi cho giáo dục của người dân trong vùng là khá thấp so với tình hình chi chung của cả nước chỉ đứng trên vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 1,5 triệu đồng/người/năm, còn các hộ dân của cả nước chi trung bình hơn 3 triệu đồng một năm cho một thành viên đang đi học, ở ĐBSH người dân chi trung bình 3,5 triệu/người/năm, ở Đông Nam Bộ chi trung bình 5,5 triệu đồng/người/năm cho giáo dục..
- 3.2.2 Phân tích cơ cấu chi tiêu của người dân ở vùng ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh.
- Cơ cấu chi tiêu của hộ dân.
- Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng chung trong của người dân vùng ĐBSCL và giữa hai nhóm tỉnh được chia trong vùng hầu như không có sự khác biệt lớn, ngoại trừ chi cho hàng tiêu dùng không phải lương thực, thực phẩm hàng năm chênh lệch là 1,28% và chi mua đồ dùng lâu bên là 1,87%.
- Khoản chi lớn nhất thuộc về chi mua đồ dùng lâu bền và chi tiêu dùng không phải lương thực, thực phẩm hằng năm.
- Trong đó, chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm gần 8% trong tổng chi tiêu, khoản chi này chỉ tương đương với chi tiêu thường xuyên về nhà ở, điện nước và thậm chí thấp hơn cả chi cho y tế.
- Như vậy, kết quả phân tích này giúp phần nào thấy được thực trạng của việc đầu tư cho giáo dục của người dân ĐBSCL hiện nay là rất thấp..
- Chi giáo dục khác.
- Bảng 5: Cơ cấu chi tiêu của người dân vùng ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh.
- Chi giáo dục .
- Chi tiêu dùng hàng không phải.
- Chi khác tính vào chi tiêu .
- Khi xét đến giá trị bằng tiền của các khoản mục chi tiêu có thể thấy hầu như giá trị các khoản chi tiêu của người dân ở cả hai nhóm tỉnh đều tương đối giống nhau, ngoại trừ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở khoản chi cho ăn uống dịp Lễ, Tết.
- Sự khác biệt là vì các hộ dân có thu nhập thấp nên họ không có khả năng chi tiêu.
- Qua phân tích cơ cấu chi tiêu của người dân vùng ĐBSCL theo hai nhóm tỉnh có thể kết luận rằng, người dân trong vùng không có sự chênh lệch nhiều, kể cả khi phân nhóm theo thu nhập trung bình ở từng địa phương..
- Bảng 6: Chi tiêu của người dân vùng ĐBSCL theo hai nhóm thu nhập (1.000 đồng/hộ).
- Khoản mục Tỉnh nghèo Cơ cấu chi tiêu Tỉnh giàu ĐBSCL Khác biệt.
- Chi giáo dục ns.
- Chi tiêu dùng hàng không phải lương.
- Chi khác tính vào chi tiêu ns.
- ns: không có ý nghĩa thống kê Bảng 6 cũng cho thấy tổng chi tiêu cho nhóm hộ thuộc tỉnh nghèo là 22,3 triệu/năm trong khi nhóm tỉnh giàu là 23 triệu, không có sự khác biệt về mặt thống kê.
- về cơ cấu chi tiêu của người dân trong vùng không có sự khác biệt nhiều.
- Tuy nhiên, giữa thành thị và nông thôn lại có sự khác nhau trong chi tiêu cho giáo dục, các hộ dân ở khu vực thành thị có thu nhập cao hơn cũng như các điều kiện học tập tốt nên chi tiêu cho giáo dục cũng cao hơn so với các.
- hộ dân ở nông thôn với mức chi trung bình 2,6 triệu đồng cho giáo dục cao hơn gần 2 lần so với các hộ dân ở nông thôn là 1,4 triệu đồng/năm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ĐBBSCL.
- Có thể thấy thu nhập của người dân trong vùng còn thấp và có sự phân hóa giàu nghèo khá lớn.
- Biến nhóm tỉnh có trung bình là 0,55 cho thấy người dân phân bố khá đều ở hai nhóm tỉnh, kết quả phân tích phù hợp với nội dung thống kê mô tả ở phần trước..
- Học vấn chủ hộ .
- Tuổi chủ hộ (năm .
- 3.3.2 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu Theo kết quả xử lý hàm hồi quy kiểm duyệt thì có tổng cộng 7 biến có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của người dân vùng ĐBSCL đó là: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi chủ hộ và tuổi chủ hộ bình phương, thu nhập, học thêm, số nam, số nữ đi học trong gia đình..
- Hộ có trình độ học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều..
- Với mức ý nghĩa 1%, khi thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì mức chi cho giáo dục cũng tăng thêm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi..
- Theo đó, tuổi chủ hộ càng cao thì mức chi tiêu cho giáo dục càng nhiều trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Tuy nhiên, mức chi tiêu này chỉ tăng đến mức cực đại, sau đó sẽ giảm xuống.
- Hơn nữa, số chủ hộ lớn hơn 50 tuổi là những người sinh ra vào thời kỳ đất nước còn khó khăn, do đó họ sẽ ngại chi tiêu nhiều.
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Donkoh và Amikuzuno (2001) cho thấy tuổi chủ hộ và mức chi tiêu tác động nghịch chiều nhưng đến một mức nào đó mức chi tiêu này sẽ tăng theo tuổi chủ hộ với hệ số biến thiên là 0,88..
- Bảng 8: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục.
- Mặc dù việc học thêm làm gia tăng chi phí cho giáo dục cũng như chi phí chung của gia đình nhưng hoạt động này hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh ở các cấp học cao nên được các gia đình có điều kiện quan tâm, cân nhắc..
- Cuối cùng, hai biến số nam và nữ đi học cũng có tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục.
- Hơn nữa, kết quả này cũng cho thấy mức chi tiêu cho nam cao hơn nữ, do đó, các hộ cần cân bằng khoản mục chi tiêu này ở cả hai giới..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL còn rất thấp, tập trung phần lớn ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, bao gồm cả chủ hộ và các thành viên trong gia đình..
- Một trong những lý do là vì mức chi cho giáo dục còn quá thấp, trong khi đó, phần lớn thu nhập lại được để sử dụng cho các nhu cầu hằng ngày khác..
- Một kết quả khá thú vị là mặc dù có sự khác biệt giữa mức chi tiêu giữa các hộ ở nông thôn và thành thị, tuy nhiên không có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa các hộ thuộc các nhóm tỉnh khác nhau phân theo thu nhập trung bình ở địa phương..
- Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình Tobit cho thấy học vấn chủ hộ càng cao sẽ càng tăng chi tiêu cho giáo dục, xu hướng này giống với các yếu tố khác như thu nhập trong gia đình và tuổi chủ hộ..
- Thu nhập tăng sẽ góp phần làm tăng đáng kể khoản chi tiêu cho giáo dục của người dân ở ĐBSCL..
- Ngoài ra, các yếu tố như học thêm, số nam, nữ đi học cũng góp phần làm tăng mức chi tiêu này.
- Do đó, cần khuyến khích họ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, để từ đó nâng cao ý thức của họ về tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục con em trong gia đình.