« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang


Tóm tắt Xem thử

- CỰU SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.
- Cựu sinh viên, Đại học An Giang, hồi qui nhị phân, tìm việc làm.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang.
- Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 cựu sinh viên tốt nghiệp giai đoạn .
- Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Đối với sinh viên, khi đang học, sinh viên cần phấn đấu để tốt nghiệp ra trường đạt kết quả thật cao.
- Ngoài ra, việc giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè và anh chị sinh viên khóa trên cũng tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc.
- Đồng thời, giảng viên cần chú ý hơn các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên trong quá trình giảng dạy..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang.
- làm, nhất là việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- cầu cấp thiết của các sinh viên nhằm tạo ra thu nhập và khẳng định mình.
- Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường đang là vấn đề nổi cộm khiến nhà trường và xã hội phải trăn trở.
- Theo báo cáo Hội nghị Tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang tính đến năm 2015, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã tuyển sinh đào tạo năm ngành hệ chính quy với tổng số sinh viên nhập học trong giai đoạn là 5.876 sinh viên, trong đó có 3.448 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp đều đã tìm được làm việc mà vẫn còn một lượng sinh viên vẫn đang loay hoay tìm kiếm.
- Báo cáo thống kê về tình hình việc làm của cựu sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Trường cho thấy, dù tỷ lệ có việc làm của sinh viên ngày được nâng cao (tăng từ 69,65% giai đoạn lên 73,7% trong năm 2015) nhưng tỷ lệ sinh viên chưa tìm được việc làm vẫn còn ở mức khá cao (trên 25.
- Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc để có những chính sách phù hợp giúp cho cựu sinh viên kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung nâng cao khả năng tìm được việc làm.
- Một nghiên cứu khác cho thấy cơ hội việc làm toàn thời gian của sinh viên tốt nghiệp khoá học của Trung tâm đào tạo Quản lý hệ thống thông tin – MIS của Mỹ có sự khác biệt về giới tính hay yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm (Fang and Lee, 2005).
- Qua các bằng chứng nêu trên, nhân tố giới tính cũng được kỳ vọng có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang.
- H1: Giới tính có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên..
- (2005) rằng bằng cấp có ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên khi ra trường..
- Cụ thể là, sinh viên có kết quả tốt nghiệp giỏi và xuất sắc dễ có việc làm hơn sinh viên khá và trung bình.
- Kế thừa kết quả đó, nghiên cứu này cũng kỳ vọng rằng cựu sinh viên nào có xếp loại tốt nghiệp càng cao thì càng có nhiều khả năng tìm được việc làm..
- H2: Xếp loại tốt nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm được việc làm của cựu sinh viên.
- Kiến thức thể hiện những nhận thức, khối lượng thông tin, kiến thức mà trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường sinh viên tổng hợp và rèn luyện được (Nguyễn Thị Hóa và ctv., 2014).
- H3: Kiến thức có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm được việc làm của cựu sinh viên..
- (2014) cho rằng những kỹ năng mà sinh viên cần có để đáp ứng nhu cầu công việc bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, tư duy, giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, xây dựng mối quan hệ và lập kế hoạch.
- Hoàng (2016) cho thấy có tám nhóm nhân tố kỹ năng ảnh hưởng đến việc có được việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, đó là kỹ năng bán hàng, lãnh đạo, giao dịch đàm phán, nghiệp vụ ngoại thương, ứng dụng tin học, hợp tác và tự làm việc, tự chủ và thích ứng, giao tiếp.
- H4a: Kỹ năng cơ bản có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên..
- H4b: Kỹ năng ứng dụng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên..
- Theo Phạm Huy Cường (2014), quan hệ xã hội là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
- Bên cạnh đó, Lưu Tiến Thuận (2005) cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm việc chủ yếu là do người quen giới thiệu.
- H5: Quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực đến khả năng có việc làm của cựu sinh viên..
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang tốt nghiệp giai đoạn .
- đến khả năng tìm được việc làm.
- Trong đó, Y là khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang, nhận giá trị 1 nếu cựu sinh viên đang có việc làm và nhận giá trị 0 khi cựu sinh viên chưa tìm được việc làm.
- X j (với j= 1,2…,6) là tập hợp 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của cựu sinh viên.
- Biến phụ thuộc Khả năng tìm việc làm.
- Giới tính Giới tính của cựu sinh viên được khảo sát, nhận giá trị 1 nếu là nam.
- Mối quan hệ giữa cựu sinh viên với thầy cô, bạn bè hay người thân trong gia đình và họ hàng.
- Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 200 cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 200 cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang, 2018..
- Kết quả thống kê ở Bảng 3 cho thấy ngành học có số lượng cựu sinh viên khảo sát nhiều nhất là ngành Tài chính Ngân hàng với 60 người (chiếm 30%);.
- ngành có số lượng cựu sinh viên được khảo sát ít nhất là ngành Kinh tế Đối ngoại và Kinh tế quốc tế với 21 quan sát (chiếm 10,5%)..
- Đối với thời gian tốt nghiệp, đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là những cựu sinh viên có thời gian tốt nghiệp từ đủ 1 năm đến 4 năm.
- cựu sinh viên có thời gian tốt nghiệp 4 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất với 21%;.
- 26,5% và 25% lần lượt là tỷ lệ của cựu sinh viên có thời gian tốt nghiệp 2 năm và 1 năm.
- Phần lớn cựu sinh viên được khảo sát có xếp loại tốt nghiệp từ khá.
- Trong đó, 20,5% cựu sinh viên có xếp loại tốt nghiệp giỏi - xuất sắc và 55,0%.
- Kết quả này phù hợp với tỷ lệ sinh viên ngành kinh tế tốt nghiệp loại khá, giỏi trở lên chiếm hơn 65%..
- Tình hình việc làm của cựu sinh viên được khảo sát: tính đến thời điểm khảo sát, 75% cựu sinh viên được khảo sát hiện đang có việc và 25% chưa có việc làm.
- Đối với cựu sinh viên chưa có việc làm, 24% cựu sinh viên có nộp hồ sơ dự tuyển nhưng chưa được mời phỏng vấn.
- Không chấp nhận mức lương của công việc hiện tại nên nghỉ 7 14,0 Không chấp nhận điều kiện làm việc của công việc hiện tại nên nghỉ 5 10,0 Nguồn: Kết quả khảo sát 200 cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang, 2018..
- Không có mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và giới tính của cựu sinh viên tốt nghiệp Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.
- Kết quả này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thuỳ Dung (2011) khi nhận thấy cựu sinh viên là nam có cơ hội việc làm cao hơn nữ.
- Điều này có thể được lý giải vì phần lớn cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang tìm việc ở những nhóm ngành nghề hay nhóm công việc không mang tính đặc thù cao nên không có mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và giới tính của cựu sinh viên..
- Điều này cho thấy không có sự khác biệt về khả năng tìm việc đối với cựu sinh viên ở tất cả các ngành thuộc khối ngành kinh tế của Trường Đại học An Giang..
- Nói cách khác, không có sự khác biệt về khả năng tìm việc làm đối với khoảng thời gian tốt nghiệp dài hay ngắn của cựu sinh viên.
- Điều này phù hợp với kết quả được trình bày tại Bảng 5 khi mà hầu hết ở các khoảng thời gian tốt nghiệp, tỷ lệ cựu sinh viên ra trường có việc làm đều cao..
- cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học An Giang có việc làm thông qua quan hệ xã hội.
- Quan hệ xã hội Thông qua quan hệ xã hội Phương thức khác sig = 0,09 Nguồn: Kết quả khảo sát 200 cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học An Giang, 2018..
- Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy nhị phân để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học An Giang..
- Bảng 6: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 200 cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học An Giang, 2018 Ghi chú.
- Kết quả ước lượng ở Bảng 6 cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học An Giang (với ý nghĩa thống kê nhỏ.
- Quan hệ xã hội: Kết quả phân tích cho thấy sinh viên ra trường có mối quan hệ xã hội tốt hơn thì khả năng tìm việc làm sẽ cao hơn.
- Cụ thể hơn là nếu cựu sinh viên tìm việc thông qua các mối quan hệ xã hội như người quen trong gia đình, họ hàng.
- bạn bè hay thầy/cô giới thiệu thì khả năng có việc làm sẽ cao hơn những cựu sinh viên tìm việc bằng cách khác..
- Xếp loại tốt nghiệp: Kết quả phân tích cho thấy sinh viên với kết quả tốt nghiệp xếp loại Giỏi - Xuất sắc có khả năng tìm được việc làm cao hơn sinh viên tốt nghiệp loại Trung bình.
- Mức điểm tốt nghiệp của sinh thể hiện sự chuẩn bị của sinh viên cho nghề nghiệp.
- Sinh viên có điểm trung bình tốt và xếp loại tốt nghiệp cao chứng tỏ những sinh viên này có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho nghề nghiệp, do đó những sinh viên này thường được đánh giá cao hơn và cơ hội việc làm sẽ cao hơn.
- Cụ thể bà cho rằng có nhiều lý do để lý giải cho việc sinh viên ra trường không có việc làm, trong đó bà rất đồng tình với lý do sinh viên thiếu kiến thức chuyên ngành.
- Nói cách khác, nếu cựu sinh viên có kỹ năng cơ bản tốt thì khả năng tìm được việc làm sẽ cao hơn.
- Kết quả này cho thấy đối với sinh viên tốt nghiệp thì kỹ năng nói chung và kỹ năng mềm nói riêng rất quan trọng..
- Ngoài ra, kỹ năng ngoại ngữ và tin học cũng được đáp viên đánh giá có mức độ quan trọng khá cao, điều này giải thích vì sao hiện nay hầu hết các trường đại học khi thiết kế chương trình đào tạo đều có mục tiêu đào tạo là tăng cường rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ và tin học cho sinh viên..
- Kỹ năng ứng dụng: Kỹ năng ứng dụng cũng được tìm thấy có thể làm tăng cường khả năng có việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.
- Do đó, có thể nói việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng là rất cần thiết để sinh viên có thể nâng cao khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp..
- Điều này có nghĩa là không có sự khác nhau trong khả năng tìm việc giữa nam và nữ sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Kết quả này có thể là do sinh viên Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực ít có đặc thù về giới như cơ quan hành chính/doanh.
- Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy sự khác nhau trong khả năng tìm việc giữa sinh viên tốt nghiệp loại khá và sinh viên tốt nghiệp loại trung bình..
- 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang dựa trên số liệu khảo sát từ 200 cựu sinh viên có thời gian tốt nghiệp từ một đến bốn năm của Trường.
- Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm trong vòng 12 tháng trở lại.
- Không có bằng chứng thống kê cho thấy có sự khác nhau trong khả năng tìm việc làm giữa nam và nữ cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang..
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang như sau:.
- Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều chuyên gia từng tham gia các hội đồng tuyển dụng cho rằng sinh viên không đáp ứng được hai yêu cầu này.
- Do vậy, những cựu sinh viên chưa có việc làm nên làm các công việc bán thời gian hoặc chọn việc làm tạm để vừa tích lũy kỹ năng vừa tích luỹ kinh nghiệm làm việc.
- Không chỉ vậy, việc cựu sinh viên tích cực tự trau dồi kiến thức và kỹ năng trong thời gian chờ tìm được việc làm cũng sẽ góp phần giúp cho họ nâng cao khả năng tìm được việc làm..
- Bên cạnh đó, mỗi thầy cô nên chọn lựa phương pháp và hoạt động dạy học hướng đến việc tăng cường khả năng rèn luyện và tích lũy kỹ năng cho sinh viên..
- với việc tìm kiếm việc làm, cụ thể là nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chủ yếu cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang cũng tìm được việc làm thông qua các mối quan hệ xã hội với tỷ lệ 78,9%.
- Do đó, trong quá trình học tập, bên cạnh việc học, mỗi sinh viên nên xây dựng và duy trì mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè, anh chị sinh viên khóa trên nhằm có được nhiều sự hỗ trợ cho quá trình tìm việc làm sau này của mình..
- Do vậy, mỗi sinh viên còn đang học và sắp tốt nghiệp, ngoài việc tích lũy kiến thức chuyên môn từ nhà trường, người học cần phải tích luỹ thêm kiến thức về pháp luật – xã hội và tìm hiểu thêm về hoạt động của các doanh nghiệp mà mình có dự định xin vào tìm việc..
- Cuối cùng, xếp loại tốt nghiệp Giỏi – Xuất sắc sẽ góp phần vào việc giúp sinh viên nâng cao khả năng tìm được việc làm.
- Do dó, sinh viên cần phấn đấu đạt xếp loại tốt nghiệp ra trường càng cao càng tốt, nhất là cần phấn đấu đạt loại Giỏi trở lên.
- Để đạt được điều đó, mỗi sinh viên cần có kế hoạch học tập rõ ràng, phương pháp học tập đúng đắn và thái độ chủ động tự học thật nghiêm túc..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: Trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ.
- 15 giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp .
- Hội thảo Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7, 2010.
- Thực trạng của sinh viên đối với việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Khả năng đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp khối ngành Kinh tế đối với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp – nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
- Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Cần Thơ