« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở ĐỒNG THÁP, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA.
- Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
- Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tìm cho mình một giải pháp để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Lối thoát cho các doanh nghiệp này chính là việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thông qua phân tích nhân tố, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thấy được sự thay đổi đáng kể về lợi ích doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, chất lượng lao động giữa việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và không ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Dựa trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp để tăng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu Long..
- Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Ở Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, nơi đa phần các doanh nghiệp là doanh.
- nghiệp vừa và nhỏ thì vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế lại càng được nhấn mạnh..
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay phải đối mặt với không ít những thách thức khi hội nhập vào môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu.
- Trước xu thế ấy, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tìm cho mình một giải pháp để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Lối thoát cho các doanh nghiệp này chính là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm..
- Song, thực tế không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có thể tận dụng và thấy được tầm ưu việt của việc đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
- Vì vậy, việc nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu Long” là hết sức cần thiết..
- Tỉnh Đồng Tháp là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và hiệu quả hoạt động.
- Đề tài thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phạm vi nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông nghiệp..
- Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu Long.
- và (3) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào họat động sản xuất kinh doanh..
- Đề tài nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết: yếu tố về đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng năng suất sản xuất, lợi nhuận là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp..
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, gồm các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp..
- Mô tả mẫu điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ 31 doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, gồm 21 doanh nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ không ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh..
- Việc chọn lựa doanh nghiệp điều tra có tham khảo ý kiến tư vấn của các cán bộ quản lý địa phương..
- được sử dụng để mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp vừa và nhỏ..
- Đối với mục tiêu (2): Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nghiên cứu..
- Đối với mục tiêu (3): Các kết quả thu được từ phương pháp thống kê mô tả và phân tích nhân tố được sử dụng để làm căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt hiệu quả..
- 3.1 Thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp, Đồng bằng sông Cửu Long 3.1.1 Hiện trạng triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp xây dựng.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân (73.
- còn lại là doanh nghiệp nhà nước (2,3.
- doanh nghiệp tập thể (4.
- và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (0,2.
- Số liệu điều tra cho thấy các doanh nghiệp thuộc nhóm có ứng dụng khoa học kỹ thuật hoạt động nhiều nhất ở hình thức công ty cổ phần (43,75.
- doanh nghiệp tư nhân (12,5.
- doanh nghiệp nhà nước (6,25.
- Trong khi với nhóm không ứng dụng khoa học kỹ thuật, loại hình phổ biến nhất là doanh nghiệp tư nhân (57,14.
- không có doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nhà nước trong nhóm này..
- Điều này cho thấy công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước có xu hướng chú ý đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh..
- Kết quả điều tra cũng cho thấy tuổi đời của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp là rất trẻ.
- Thực tế, có đến 62,50% doanh nghiệp thuộc nhóm có ứng dụng khoa học kỹ thuật có tuổi dưới 5 năm, chỉ có 6,25% doanh nghiệp có thời gian họat động trên 15%.
- Nhóm không ứng dụng khoa học kỹ thuật thì 100% doanh nghiệp có thời gian thành lập dưới 5 năm..
- Để thành công trong một nền kinh tế cao độ như hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, các phương pháp, bí quyết sản xuất.
- Thế nhưng hầu hết công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện đánh giá là lạc hậu.
- Trình độ công nghệ, trang thiết bị máy móc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Tháp không ngoài tình trạng chung của cả nước, nói chung là lạc hậu hơn rất nhiều so với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung.
- Kết quả khảo sát cho thấy 54% các doanh nghiệp sử dụng thiết bị máy móc ở thập niên 80.
- Theo kết quả điều tra của Sở công nghiệp năm 2007 về tình hình đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ ở mức độ thấp, chủ yếu tập trung các ngành sau:.
- Ngành vật liệu xây dựng: trang bị dây chuyền công nghệ lò nung Hoffman (công nghệ Đức) để sản xuất gạch ngói nhằm giải quyết môi trường ô nhiễm đối với các doanh nghiệp ở Châu Thành và Thị xã Sađéc..
- Ngành lương thực: trang bị dây chuyền lau bóng gạo xuất khẩu các doanh nghiệp lương thực ở huyện Lấp Vò..
- Trong số các doanh nghiệp được phỏng vấn, nguồn giới thiệu thông qua bạn bè được xem là phổ biến nhất (có 68,75% doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật và 57,14% doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật chon cách tiếp cận này).
- Nguồn giới thiệu phổ biến khác là hội thảo khoa học, có 43,75% doanh nghiệp, 28,75% doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật tiếp cận công nghệ theo hướng này..
- Bảng 1: Nguồn giới thiệu để doanh nghiệp mua công nghệ mới.
- Ngoài ra, có 50% doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật theo dõi các thông tin công nghệ qua các quảng cáo trên tivi, internet, chỉ có 18,75% doanh nghiệp có ứng dụng theo hướng này.
- Việc tiếp cận thông qua hình thức chào hàng của khách hàng cũng khá phổ biến với 37,5% doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật và 28,57% doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng.
- Tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoảng 12,5% tự cải tiến công nghệ cũ để thích hợp với điều kiện sản xuất cụ thể.
- 3.1.4 Nguyên nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận khoa học kỹ thuật.
- Kết quả điều tra cho thấy, nhóm có ứng dụng khoa học kỹ thuật cho rằng yếu tố khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố cản trở lớn nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn khoa học kỹ thuật mới, có 75% doanh nghiệp lựa chọn.
- trong khi nhóm doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật, có 71,4% doanh nghiệp cho rằng trình độ nhân viên phụ trách khoa học kỹ thuật thấp là nhân tố gây khó khăn nhiều nhất khi tiếp cận nguồn khoa học kỹ thuật mới.
- Nhìn chung, qua đánh giá của các doanh nghiệp, nhân tố về khả năng tài chính và trình độ nhân viên vẫn là nhân tố chủ yếu gây cản trở các doanh nghiệp tiếp cận khoa học kỹ thuật mới..
- Bảng 2: Yếu tố khiến doanh nghiệp khó tiếp cận khoa học kỹ thuật.
- Với nhóm doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật có 56,25% doanh nghiệp sẽ thay đổi công nghệ khi công nghệ này không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất 37,5% doanh nghiệp theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp khi thay đổi công nghệ, 31,25% doanh nghiệp sẽ thay đổi công nghệ có thông tin phát minh ra công nghệ mới.
- Bên cạnh đó, 25% doanh nghiệp thay đổi công nghệ khi nguồn này không còn sử dụng được vì hư hỏng..
- Bảng 3: Thời điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ quyết định thay đổi công nghệ sản xuất.
- Ngoài ra, có 18,75% doanh nghiệp cho rằng thời điểm thay đổi công nghệ dựa vào nhu cầu đơn đặt hàng, theo hợp đồng của công ty, theo tình hình sản xuất các doanh nghiệp cùng ngành.
- Khác biệt với các doanh nghiệp có ứng dụng khoa học kỹ thuật, 50% doanh nghiệp không ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ thay đổi công nghệ khi dây chuyền cũ không còn sử dụng được nũa hoặc khi có thông tin phát minh ra công nghệ mới.
- Tỷ lệ khá lớn 42,86% doanh nghiệp trong nhóm này chọn thời điểm thay đổi công nghệ khi kỹ thuật không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
- Mặt khác, có 7,14% doanh nghiệp thay đổi công nghệ theo nhu cầu khách hàng..
- Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nghiên cứu.
- V 4 : Nguồn vốn doanh nghiệp.
- V 4 Nguồn vốn doanh nghiệp .
- là có tương quan lớn nhất, các biến này thể hiện mức độ quan trọng về lợi ích doanh nghiệp.
- nên chúng ta có thể đặt nhân tố chung F1 là nhân tố lợi ích doanh nghiệp..
- Nhân tố 2: Có bốn biến tương quan với nhau chặt chẽ nhưng lớn là V 4 (nguồn vốn) và V 12 (thị trường tiêu thụ) liên quan đến nhân tố năng cao cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Như vậy, nhân tố chung F2 có thể gọi là nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp..
- (nâng cao chất lượng sản phẩm) và V 9 (tăng tính cạnh tranh), như vậy, có thể đặt nhân tố chung F4 là nhân tố duy trì năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp..
- 4.1 Giải pháp nâng cao nhân tố lợi ích doanh nghiệp.
- Yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận, năng suất và hỗ trợ của địa phương.
- Vì vậy, để doanh nghiệp vừa và nhỏ thấy được lợi ích thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong tỉnh bằng việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục khai nộp thuế, thủ tục chuyển đổi.
- Địa phương cũng có thể có các chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin dự báo thị trường cũng như xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấy được cơ hội và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nắm bắt các cơ hội này..
- Ngoài ra, chính quyền địa phương nên hỗ trợ thông tin về họat động của các Ngân hàng thương mại đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Vì vậy, cần xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp như:.
- Đồng thời chuyển tải thông tin về hoạt động của Ngân hàng thương mại tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra mối liên hệ thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vừa và nhỏ..
- Ở nhiều nước để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người ta đã tuyển chọn và hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho các ngành nghề chuyên môn nhất định phù hợp với cơ cấu ngành nghề.
- Với đội ngũ này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhận được lời khuyên cụ thể cả về công nghệ và kinh doanh để giải quyết những khó khăn của cơ sở, phần chi phí trả công cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật được lấy từ quỹ hỗ trợ tư vấn dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ..
- 4.2 Giải pháp nâng cao nhân tố năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Cần chú ý đến nguồn vốn và thị trường tiêu thụ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp..
- Doanh nghiệp cần chủ động lập nguồn kinh phí riêng cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tranh thủ mọi hỗ trợ từ chính sách phát triển khoa học kỹ thuật của địa phương và chính phủ.
- nghệ cao và thành lập từ dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong chín tháng tiếp theo (Điều 14- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008)..
- Huy động vốn thông qua việc thành lập, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mô hình công ty cổ phần, vừa tạo vốn kinh doanh, vừa tạo điều kiện cải tiến quản lý doanh nghiệp.
- Năm 2001, Đồng Tháp đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động chưa hiệu quả lắm..
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về các thông tin về thị trường, giá cả, văn bản pháp lý liên quan đến kinh doanh, đối tác kinh doanh và nhà cung cấp, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh, kịp thời các cơ hội kinh doanh.
- Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng chưa có thói quen chi trả các dịch vụ thông tin.
- Hầu như chỉ có những thông tin được cung cấp qua ấn phẩm mới được các doanh nghiệp sẳn sàng chi trả.
- Đội ngũ lao động là vũ khí sắc bén cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh..
- Doanh nghiệp cần trang bị tốt đội ngũ nhân viên phụ trách kỹ thuật.
- Doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng, mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất của máy móc thiết bị đang sử dụng, tìm ra ưu nhược điểm của các dây chuyền công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện tại, đề xuất các giải pháp cải tiến hoặc lập kế hoạch khấu hao sớm chi phí sử dụng để thay đổi nguồn công nghệ mới nếu không thể cải tiến được..
- Ở Việt Nam cũng như các nước trên Thế Giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
- Mặt khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò hỗ trợ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và cùng nhau phát triển..
- Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy được hết những tiềm năng của mình.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thấy được sự thay đổi đáng kể về lợi ích doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh, chất lượng lao động giữa việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và không ứng dụng khoa học kỹ thuật.