« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN.
- Lựa chọn một nơi làm việc thích hợp từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm không chỉ đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mà còn đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục..
- Mục đích trọng tâm của nghiên cứu này nhằm chỉ ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: ở tại Thành phố Cần Thơ hay ở địa phương của 200 sinh viên năm cuối thuộc các khoa khác nhau tại Trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích xoay nhân tố cho thấy rằng gần 60% sinh viên (từ các tỉnh khác) có xu hướng ở lại TPCT để tìm việc làm.
- Các yếu tố gồm cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên..
- Bên cạnh đó, những yếu tố về nhân khẩu học cũng có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến quyết định chọn nơi làm việc..
- Từ khóa: phân tích nhân tố, nơi làm việc.
- Với những yếu tố tiềm năng trên, TPCT được xem là nơi đến của lao động nhập cư từ các địa phương khác.
- Trong những dòng nhập cư trên, một bộ phận sinh viên tốt nghiệp (học tập tại TPCT) ở lại để tìm việc cũng đóng một vai trò quan trọng.
- Cho đến nay, số liệu về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp ở lại khu vực thành thị hầu như còn khan hiếm và chưa có một thống kê chính thức nào được thực hiện..
- Một nghiên cứu 360 sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp tại TP.
- Hồ Chí Minh được thực hiện bởi Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) về các yếu tố chọn nơi làm việc cho thấy có tám thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc, đó là: việc làm, thông tin và thủ tục thông thoáng, tình cảm với quê hương, chính sách ưu đãi, vị trí và môi trường, con người, điều kiện giải trí, chi phí sinh hoạt.
- Bên cạnh đó, Sự hấp dẫn của một địa phương nào đó được thể hiện qua chính sách, cơ hội phát triển nghề nghiệp và điều kiện sống… được xem là những yếu tố quan trọng thu hút một tầng lớp dân cư mới (Kotler et al, 1993)..
- Vì vậy, nghiên cứu này nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đang học tập tại TP.
- Xác định tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có dự định làm việc tại TPCT;.
- Tìm hiểu sự khác biệt về dự định làm việc tại TPCT của sinh viên giữa các ngành học.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại TP.
- Những mục tiêu cụ nghiên cứu trên kỳ vọng sẽ cung cấp cho những nhà nghiên cứu và nhà quản lý các địa phương một bức tranh về thị trường lao động tại TPCT đối với sinh viên tốt nghiệp.
- Tóm lại, chương này sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây: Mục 2 trình bày lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về sự lựa chọn nơi làm việc.
- Trong nền kinh tế thị trường và lao động được tự do dịch chuyển, cho thấy rằng một cá nhân nào đó sẽ cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định chọn nơi làm việc:.
- Trong mô hình về lao động di cư của mình, Todaro (1969) đã nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng thu hút người dân đến thành thị tìm việc làm, đó là: cơ hội việc làm phi nông nghiệp và tiền lương cao hơn.
- Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc đó là môi trường làm việc.
- Yếu tố thứ ba cũng đóng vai trò quan trọng đến quyết định chọn nơi làm việc của các cá nhân, đó chính là khả năng về trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn của họ.
- môn cao thường chọn nơi làm việc ở khu vực thành thị.
- thứ hai, môi trường làm việc và học tập ở đó tốt hơn sẽ giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn.
- Cho đến nay ở Việt Nam, những bằng chứng thực nghiệm về lựa chọn nơi làm việc rất khan hiếm.
- Theo một nghiên cứu về các yếu tố lựa chọn nơi làm việc của 360 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại TP.
- Hồ Chí Minh của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung, nhóm tác giả đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ quan trọng của tám thành phần ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc.
- Kết quả cho thấy rằng đáp viên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố công việc hơn các yếu tố cuộc sống..
- Tóm lại, những bằng chứng thực nghiệm trên phần nào cung cấp cho chúng ta một nhìn bao quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của những cá nhân nói chung cũng như của những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
- Dữ liệu phân tích sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa có số lượng sinh viên lớn của Trường Đại học Cần Thơ, gồm Sư phạm, Kinh tế và quản trị kinh doanh, Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Công nghệ, và Công nghệ thông tin và truyền thông.
- Những sinh viên tham gia cuộc khảo sát không có hộ khẩu tại TPCT.
- Theo số liệu 1 của Trường Đại học Cần Thơ (2009), số lượng sinh viên tốt nghiệp năm 2008 hệ chính qui là 4.300.
- trong đó tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp từ năm khoa được khảo sát chiếm đến 77,7%.
- Hơn nữa, số liệu từ đề tài tốt nghiệp của Bùi Thị Phương Thảo (2010) cung cấp số lượng sinh viên tốt nghiệp năm 2009 của trường là 4.535 sinh viên.
- Nhận thấy rằng, số lượng sinh viên tốt nghiệp qua các năm có sự thay đổi.
- Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp từ năm khoa nói trên luôn chiếm tỷ lệ đáng kể.
- Vì vậy, những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tham gia cuộc khảo sát trong nghiên cứu này mang tính đại diện cao..
- Với tổng thể (N) gồm 4.535 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, sai số mong đợi (e) 2%, dao động tổng thể (S) giả định nằm trong khoảng 12%-15% và giá trị phân phối z với độ tin cậy 95% là 1,96.
- Sinh viên Tỷ lệ Nữ Nam Khoa học kỹ.
- 3.2 Phương pháp phân tích.
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 1 và 2, các công cụ phân tích tần số và bảng chéo được sử dụng để mô tả tỷ lệ sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có dự định làm việc tại TPCT.
- Đồng thời, chúng còn thể hiện sự khác biệt về quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên giữa các khoa hoặc khối ngành..
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc được phân tích dựa vào ba nhóm thành phần thông qua công cụ phân tích tần số có nhiều lựa chọn.
- Bước 1: Sử dụng hệ số Cronbach alpha (Cronbach, 1951) để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các yếu tố có trọng số phân tích nhân tố khám phá.
- Vì vậy, kết quả ở Bước 1 này sẽ giúp loại bỏ bớt các yếu tố không có sự tương quan mạnh..
- Đồng thời, các yếu tố còn lại với hệ số lớn hơn 0,7 sẽ được đưa vào mô hình phân tích nhân tố để ước lượng ở Bước 2..
- Bước 2: Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng nhằm mục đích thu nhỏ các các yếu tố thành các nhóm có mối tương quan với nhau hoặc cùng một đặc điểm.
- Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phân tích nhân tố cơ bản (principle component analysis) với thao tác xoay nhân tố (Varimax) nhằm tìm kiếm các yếu tố có trọng số lớn hơn 0,5.
- 4.1 Quyết định chọn nơi làm việc tại TPCT.
- Kết quả khảo sát từ 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cho thấy có đến 58,5% trong số họ có dự định ở lại TPCT để tìm việc làm, thay vì trở về địa phương tìm việc..
- Có sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên chọn việc làm tại TPCT giữa các ngành cũng như các khoa.
- Cụ thể là, sinh viên ngành khoa học xã hội có xu hướng tìm việc làm ở TPCT cao hơn so với sinh viên ngành khoa học kỹ thuật.
- Điều này cho thấy rằng sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các đơn vị kinh tế của TPCT trong thời gian qua đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động nhập cư, trong đó lực lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ ở lại TPCT làm việc chiếm tỷ lệ đáng kể..
- Phân tích tỷ lệ sinh viên dự định làm việc tại TPCT theo giới tính cho thấy rằng sinh viên nam có xu hướng ở lại TPCT cao hơn so với nữ.
- Thứ hai, phụ nữ thích làm việc gần gia đình để đảm bảo về an ninh và xã hội.
- Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy rằng sự hiện hiện của người thân tại TPCT là nguyên nhân dẫn đến quyết định của sinh viên ở lại TPCT để làm việc.
- Tuy nhiên, đối với những sinh viên không có người thân tại TPCT cũng có dự định ở lại làm việc.
- Điều này có thể xuất phát từ những yếu tố về kinh tế hoặc cơ hội phát triển nghề nghiệp..
- Hình 1: Phân phối các yếu tố quyết định chọn nơi làm việc.
- Kết quả phân tích tần số nhiều lựa chọn ở hình 1 cho thấy rất phù hợp với lý thuyết về chọn nơi làm việc ở thành thị của Lee (1966).
- Cụ thể là, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cơ hội học tập là các yếu tố được đánh giá quan trọng hơn so với yếu tố thu nhập và cơ hội tìm việc làm.
- Đây được xem là môi trường thuận lợi đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn trong quá trình đi làm..
- Tuy nhiên, để giải thích cho nguyên nhân không làm việc tại TPCT, kết quả phân tích cho thấy một trong những nguyên nhân trở về địa phương làm việc là gần gia đình.
- Bên cạnh đó, mối quan hệ xã hội của người thân tại địa phương cũng ảnh hưởng đến quyết định trở về địa phương của sinh viên tốt nghiệp.
- Tóm lại, những yếu tố liên quan đến quyết định trở về địa phương gắn liền với quan hệ gia đình..
- 4.1.3 Yếu tố cá nhân mang tính quyết định.
- Ngoài những yếu tố gia đình và môi trường làm việc, có thể thấy rằng những yếu tố cá nhân như kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp được xem là nhân tố quan trọng quyết định nơi làm việc của họ.
- Kết quả phân tích được trình bày ở hình 4 cho thấy có đến 42% trong số 200 sinh viên được hỏi khẳng định rằng họ là người quyết định nơi làm việc, trên cơ sở xem xét khả năng chuyên môn của họ có thích ứng với nhu cầu công việc hay không.
- Kế đến là sự ảnh hưởng của cha mẹ, anh, chị, những người bà con và bạn bè đến quyết định chọn nơi làm việc của đáp viên, tương ứng với tỷ lệ và 7%..
- Tóm lại, qua kết quả phân tích trình bày trên, có thể kết luận rằng quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trong nghiên cứu này chịu tác động bởi nhiều yếu tố: gia đình, môi trường làm việc và cá nhân.
- Trong đó, những yếu tố cá nhân giữ vai trò quyết định quan trọng.
- Vì vậy, những yếu tố cá nhân sẽ được phân tích cụ thể hơn qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá theo hai bước cơ bản như đã mô tả ở phần phương pháp phân tích..
- 4.2 Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc.
- Các yếu tố cá nhân về kỹ năng chuyên môn của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp được chia thành ba thành phần chính với 16 yếu tố (biến giải thích).
- Bảng 2: Các yếu tố kỹ năng (nhân tố) chuyên môn Kỹ năng (nhân tố) Điểm.
- Làm việc độc lập Kỹ năng ứng dụng.
- Phân tích .
- Làm việc nhóm .
- Ra quyết định .
- Kết quả phân tích cho thấy đáp viên đánh giá cao về những kỹ năng cơ bản khi lựa chọn nơi làm việc tại TPCT.
- Bởi vì, đối với một sinh viên tốt nghiệp đại học thì đòi hỏi anh ta phải có trình độ nhất định về những kỹ năng mềm này như biết sử dụng máy vi tính, ngoại ngữ và cách giao tiếp,… Trong khi đó, những kỹ năng ứng dụng và phát triển chưa được đáp viên đánh giá cao.
- Điều này xuất phát từ nguyên nhân sau: họ chưa từng đi làm hoặc chỉ đi làm bán thời gian trong quá trình học tập, cho nên họ chưa có một cái nhìn tổng quát hơn và thấu hiểu về môi trường làm việc..
- Nhân tố.
- Tương quan nhân tố.
- Bảng 5: Kết quả phân tích ma trận nhân tố.
- Các hệ số ước lượng trên cho thấy rằng đối với mô hình nhân tố thứ nhất, hai kỹ năng cơ bản (như ngoại ngữ và tính tổ chức) có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
- Điều này cho thấy sinh viên tham gia cuộc khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng về hai kỹ năng trên trước khi quyết định làm việc ở TPCT.
- Đối với mô hình nhân tố thứ hai liên quan đến các kỹ năng phát triển, đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng lãnh đạo và sắp xếp, tổ chức nguồn nhân lực hợp lý.
- Điều này đã được sinh viên tham gia cuộc khảo sát đánh giá cao và quan tâm trước khi quyết định chọn nơi làm việc..
- Tóm lại, kết quả phân tích trên giúp chúng ta xác định được các nhân tố quan trọng liên quan đến các kỹ năng cá nhân của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
- Đồng thời, nó đóng góp hình thành hai mô hình nhân tố giải thích mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc..
- Qua kết quả khảo sát 200 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thuộc năm khoa khác nhau thuộc Trường Đại học Cần Thơ, chúng ta có thể đưa ra một số điểm kết luận quan trọng như sau..
- Thứ nhất, gần 60% sinh viên ở các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại TPCT để làm việc làm.
- Thứ hai, có sự khác biệt về xu hướng ở lại TPCT để tìm việc dựa trên các yếu tố như ngành nghề, giới tính, quan hệ gia đình… Những trường hợp trở về địa phương tìm việc làm việc gắn liền với yếu tố gia đình là chủ yếu..
- Thứ ba, ngoài yếu tố gia đình và môi trường làm việc, bản thân sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ở lại TPCT làm việc.
- Đối với sinh viên còn đang học tập cũng cần quan tâm trau dồi những kỹ năng cơ bản như ngoại ngữ và kỹ năng “mền” như tính tổ chức, giao tiếp, tổ chức nhân lực hợp lý.
- Đây là những yêu cầu cần thiết ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của họ sau khi tốt nghiệp..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở Cần Thơ hay địa phương của sinh viên ngành khoa học xã hội, Đề tài tốt nghiệp Cử nhân, Trường đại học Cần Thơ.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp