« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu ở thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở.
- Chất thải rắn sinh hoạt, mô hình logit, nhận thức, phân loại rác tại nguồn.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng, nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Mô hình nhị phân Logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình.
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ tình hình quản lý chất thải rắn ngày càng được cải thiện như số lượng thu gom ngày càng tăng, người dân có nhận thức cao về lợi ích của việc phân loại rác, tỷ trọng đáp viên ủng hộ chương trình phân loại cao.
- Kết quả mô hình Logit khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian, đáp viên ủng hộ chương trình bảo vệ môi trường, thu nhập và khu vực chưa có chương trình thí điểm có tác động đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn của hộ gia đình.
- Từ kết quả này, chính quyền các cấp cần quan tâm đặc biệt đến việc tuyên truyền cho toàn bộ người dân, nhất là ở khu vực đô thị về các thông tin của chương trình.
- Ngoài ra, trong thời gian tới, khi thực hiện chương trình ở các khu vực còn lại, chính quyền các cấp cần thực hiện thật tốt, đúng quy chuẩn để tăng niềm tin của các hộ tham gia và chưa tham gia chương trình..
- Bên cạnh đó, quán triệt thực hiện chỉ thị 41/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn ngày 01 tháng 12 năm 2020 cũng chỉ đạo ưu tiên thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn hoặc đầu tư thêm cơ sở xử lý có công đoạn phân loại tập trung trước khi xử lý.
- Như vậy, để quán triệt thực hiện chỉ đạo từ Trung ương, giảm được lượng chất thải ra ngoài môi trường đòi hỏi phải có sự quan tâm từ phía cộng đồng nhiều hơn, nhận thức và ý thức của người dân từ việc phân loại chất thải tại nguồn và góp phần vào công tác tái chế và tái sử dụng..
- Chính sự tham gia của các tác nhân tạo ra chất thải sinh hoạt này sẽ góp phần quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả của bất cứ chương trình chính sách nào được thiết lập và thực thi.
- Chính vì vậy, nghiên cứu hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân loại rác và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm xử lý vấn đề này là hết sức cần thiết..
- Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
- Các cách phân loại khác cũng khá tương đồng, Schübeler (1996) định nghĩa CTR đô thị được xác định bao gồm chất thải từ các hộ gia đình, CTR không nguy hại từ các khu công nghiệp, khu thương mại và tổ chức (bao gồm cả bệnh viện), chất thải từ các khu chợ, từ hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố.
- Ngoài ra, cách phân loại của Beede and Bloom (1995) là xem xét CTR đô thị bao gồm tất cả CTR được tạo ra trong cộng đồng ngoại trừ chất thải công nghiệp và nông nghiệp.
- Chính phủ Việt nam (2015) quy định phân loại chất thải sinh hoạt là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.
- CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như: chất thải thực phẩm (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác bã động vật).
- Việc phân loại CTRSH phải được hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý.
- CTRSH được phân loại tại nguồn có thể theo các nhóm trên hoặc các nhóm theo tiêu chí phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương..
- Trong khi đó, tỉnh Bến Tre triển khai thí điểm mô hình phân loại tại nguồn phần phế liệu, phần hữu cơ và còn lại (Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, 2019)..
- Mô hình quản lý CTR tại nguồn 3R (Reduce - Reuse - Recycle).
- Giảm thiểu hoặc giảm thiểu chất thải tại nguồn là hoạt động mong muốn nhất vì cộng đồng không phải chịu chi phí cho việc tái chế và xử lý chất thải.
- Giảm thiểu được xem là cách phòng ngừa chất thải từ nguồn phát sinh.
- Tổng quan về chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Dựa trên mô hình quản lý 3R, các nghiên cứu trước đây đề xuất chương trình phân loại CTR tại nguồn như một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý CTRSH.
- Lượng CTRSH ngày càng gia tăng do sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng đã trở thành một thách thức lớn cho chính quyền địa phương đặc biệt công tác quản lý chất thải.
- Một số chính sách đã được thực hiên nhằm làm giảm lượng chất thải.
- (2008) đề cập việc phân loại CTRSH tại nguồn là một chính sách hiệu quả để giảm chất thải.
- Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thực hiện việc phân loại CTRSH là một phần của hệ thống quản lý chất thải.
- Ở Nhật Bản, tổng lượng CTRSH đô thị giảm 69% khi thực hiện hệ thống phân loại chất thải (Ministry of Environment of Japan, 2014)..
- Các minh chứng cho thấy hoạt động phân loại CTR tại nguồn đã góp phần làm giảm lượng CTR thải ra môi trường do tận dụng được một lượng CTR để tái sử dụng và tái chế.
- Mặc dù hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng chưa được thực hiện một cách đại trà và theo quy định nhưng một bộ phận người dân đã tự phân loại CTRSH theo cách của họ.
- ảnh hưởng đến việc tham gia chương trình phân loại rác để làm luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thực hiện chương trình này một cách có hiệu quả nhất là rất cần thiết..
- Khái niệm quản lý CTRSH của hộ gia đình.
- Nói chung, quản lý CTR là một quy trình các hoạt động khác nhau liên quan đến chất thải từ thu gom đến xử lý được phối hợp để giảm các tác động tiêu cực có thể có của CTR..
- Tình hình quản lý CTRSH ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã có chương trình thử nghiệm phân loại rác trong khi An Giang chưa thực hiện.
- Ngoài ra, các chỉ tiêu này cũng được dùng để mô tả hành vi và nhận thức của hộ gia đình khi thực hiện việc quản lý rác thải tại hộ và mức độ ủng hộ chương trình phân loại rác.
- Cuối cùng, mô hình nhị phân Logit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn của các hộ gia đình.
- 𝑒 𝑥 𝑖 , 𝛽 1 + 𝑒 𝑥 𝑖 ′ 𝛽 Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn như Niringiye and Omortor (2010), Rahji and Oloruntoba (2009), Yusuf et al..
- Nhìn chung, các yếu tố này chủ yếu có liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của hộ, mức thu nhập và lượng chất thải từ hộ.
- Tuy nhiên, dựa trên ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý ở địa phương và báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường, các yếu tố này có thể có sự khác biệt giữa các nước, các khu vực khác nhau và tác động bởi chương trình thí điểm phân loại rác.
- Do đó, các biến số được sử dụng trong mô hình Logit ở nghiên cứu này bao gồm biến phụ thuộc (Y) là quyết định tham gia chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của người dân.
- Đây là biến giả nhận hai giá trị, Y = 1, nếu đáp viên đồng ý tham gia chương trình và ngược lại, Y = 0, nếu đáp viên không đồng ý tham gia chương trình.
- Biến Thidiem là biến giả nhận hai giá trị, Thidiem = 1, khu vực khảo sát có thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, và Thidiem = 0, khu vực khảo sát không thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn..
- Biến Tuphanloai là biến giả nhận hai giá trị, Tuphanloai = 1, hộ gia đình có tự thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, và Tuphanloai = 0, hộ gia đình không tự thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Biến Ungho là biến giả nhận hai giá trị, Ungho = 1, đáp viên ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, và Ungho =0, đáp viên không ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng rất đa dạng, cụ thể như chính sách, cơ sở hạ tầng và nhu cầu phân loại, tính đồng bộ (giữa phân loại – thu gom và xử lý), hỗ trợ hướng dẫn/đào tạo trong phân loại rác..
- Phân tích hành vi phân loại CTRSH Tình hình quản lý CTRSH và sự hiểu biết chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của người dân ở khu vực nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 2..
- Tỷ trọng hộ gia đình thực hiện phân loại .
- trình phân loại .
- Tỷ trọng hộ gia đình ủng hộ chương trình .
- Tỷ trọng hộ gia đình tham gia chương trình .
- Cụ thể, số lượng hộ gia đình thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn năm 2020 (chiếm 75,24%) tăng đáng kể so với số hộ gia đình thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn năm 2019 (chiếm 46,09.
- Ngoài ra, số hộ gia đình biết đầy đủ nội dung của chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trong năm cao hơn so với số hộ biết thông tin về chương trình phân loại CTRSH tại nguồn năm .
- Số hộ gia đình ủng hộ chương trình ở mức khá cao gần 85% và số lượng hộ gia đình ủng hộ chương trình tăng từ 80,08% (năm 2019) đến 88,49% (năm 2020)..
- lên số lượng hộ gia đình tham gia chương trình phân loại CTRSH, 60,52% hộ gia đình ủng hộ chương trình (năm 2019) tăng lên 76,19% hộ gia đình ủng hộ chương trình (năm 2020)..
- Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân mà 84,63% hộ gia đình ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn (Bảng 3) cũng chỉ rõ một số điểm khá thú vị..
- Nguyên nhân mà các hộ gia đình đưa ra tập trung vào lợi ích bảo vệ môi trường của chương trình và thuận lợi cho hoạt động quản lý CTRSH.
- Điều quan trọng là dù sử dụng phương pháp nào để xử lý CTRSH thì việc phân loại CTRSH vẫn giữ vai trò quyết định (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2020).
- Bên cạnh các hộ ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn vẫn còn 15,37% hộ gia đình không ủng hộ chương trình.
- Lý do mà đa số các hộ gia đình không ủng hộ chương trình là hoạt động phân loại CTRSH làm tốn thời gian và mất không gian lưu trữ.
- Điều này có nghĩa là khi phân loại CTRSH người dân phải tốn thời gian.
- trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Đây có thể là do công tác tuyên truyền chương trình phân loại CTRSH tới cộng đồng dân cư còn hạn chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020)..
- Lý do mà các hộ gia đình ủng hộ và không ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- 471 hộ gia đình ủng hộ chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Thuận lợi cho hoạt động quản lý CTRSH.
- 74 hộ gia đình không.
- chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Trang thiết bị thu gom không được đầu tư để thu gom CTRSH được phân loại.
- Không có thông tin về chương trình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của hộ gia đình.
- Kết quả hồi quy Logit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của hộ gia đình.
- Kết quả chỉ rõ những hộ gia đình được khảo sát năm 2020 có xác suất tham gia chương trình cao hơn những hộ gia.
- Ngoài ra, xác suất tham gia chương trình cao hơn ở những đáp viên ủng hộ chương trình và có thu nhập cao hơn.
- Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là hộ gia đình sống ở khu vực chưa thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn có xác suất tham gia chương trình cao hơn hộ gia đình sống ở khu vực có thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
- Điều này có thể được lý giải ở kỳ vọng và niềm tin của người dân ở khu vực chưa triển khai chương trình phân loại.
- Dựa vào kết quả này, trong thời gian tới khi thực hiện chương trình ở các khu vực còn lại, các bên liên quan cần thực hiện thật tốt, đúng quy chuẩn để lấy được lòng tin của các hộ tham gia và chưa tham gia để có thể mở rộng chương trình về lâu dài.
- Như vậy, kết quả phân tích trên tương đối phù hợp với các kết quả trước đây khi nghiên cứu về việc phân loại rác hoặc tham gia chương trình phân loại rác.
- Ngoài ra, việc thu thập số quan sát lớn và sử dụng hai tỉnh làm đại diện gồm Cần Thơ và An Giang cho các khu vực có và chưa có thực hiện việc thí điểm phân loại rác được kỳ vọng đóng góp cho các nghiên cứu trong cùng lĩnh vực ở khu vực ĐBSCL.
- KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Đề tài này khảo sát 545 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Long Xuyên để phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình.
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ năm 2020 tất cả nhận thức về thông tin chương trình phân loại CTR tại nguồn, lượng chất thải được thu gom, lượng chất thải được tái chế đều tăng thể hiện sự quan tâm của cộng đồng.
- Ngoài ra, tín hiệu tích cực cho thấy lượng hộ gia đình ủng hộ chương trình phân loại cũng tăng qua 2 năm.
- Tuy nhiên, cũng còn khoảng 15% số hộ chưa ủng hộ chương trình với lý do tốn thời gian, không gian lưu trữ phế liệu và thông tin về chương trình chưa rõ ràng.
- Kết quả mô hình nhị phân Logit cho thấy có 4 biến có ý nghĩa tác động đến quyết định phân loại gồm yếu tố thời gian, nhận thức ủng hộ chương trình, thu nhập và địa điểm có.
- chương trình hay chưa.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chương trình tuyên truyền và thực hiện trong thực tế của chính quyền địa phương chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy cần mở rộng việc thông tin tuyên truyền chương trình phân loại rác để các hộ gia đình biết đến, đặc biệt là nâng cao ý thức người dân, chính sách ưu đãi, xử lý vi phạm và yêu cầu chính quyền các đô thị phải triển khai liên tục.
- Vấn đề nhận thức của người dân cũng phải có tập huấn, hướng dẫn, động viên, phân tích cho họ lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, việc xử lý rác chủ yếu phụ thuộc vào các công ty vệ sinh môi trường tại các địa phương và với lượng rác ngày càng tăng, các công ty vệ sinh môi trường này chỉ có thể đem rác tới các bãi chôn lấp và không thể thực hiện phân loại..
- Thứ hai, việc khó khăn nhất trong công tác phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là còn thiếu những giải pháp về quản lý bộ máy quản lý, kỹ thuật để người dân thực hiện việc phân loại rác tại nguồn và những công đoạn xử lý rác sau khi phân loại.
- Nếu làm tốt được khâu này, nó sẽ góp phần tăng lòng tin của người dân khi tham gia vào chương trình theo kết quả của mô hình Logit ở biến thidiem (hay tại khu vực khảo sát có thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTRSH tại nguồn)..
- Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan báo, đài cần đẩy mạnh tuyên truyền công tác quản lý CTRSH, phân loại CTRSH tại nguồn thông qua các chuyên trang, chuyên mục nhằm thực hiện có hiệu quả.
- Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu sâu hơn về vấn đề môi trường ảnh hưởng từ rác thải, lồng ghép kiến thức thực tế vào chương trình dạy học các nội dung nhằm giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh tại nơi ở và công cộng.
- Cuối cùng, các nghiên cứu trong tương lai cần tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan nhằm khảo sát và tìm ra mức giá sẵn lòng chi trả hợp lý về chương trình phân loại rác tại nguồn của người dân trong khu vực để làm căn cứ khoa học ban hành một mức phí hợp lý..
- Nghị định về quản lý chất thải rắn của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2007 (Số 59/2007/NĐ-CP)..
- Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 (Số 35/2015/NĐ- CP)..
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, các phương án và hàng động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia.
- Giáo trình Kinh tế chất thải.
- Báo cáo về việc giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác tổ chức thực hiện và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cần Thơ..
- Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày 30 tháng 07 năm 2019 (Số 285/BC/UBND).