« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân vùng hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CƯ DÂN VÙNG HẠN MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Các yếu tố, hạn mặn, kết quả sinh kế, sinh kế thu nhập.
- Mục đích của bài viết là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được dùng trong nghiên cứu này nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập là một trong những yếu tố của kết quả sinh kế và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của cư dân vùng hạn mặn.
- Vốn vay có mối quan hệ ngược chiều, trong khi đó đất sản xuất nông nghiệp, số nguồn thu nhập, kinh nghiệm, hỗ trợ của địa phương, số phương tiện sản xuất có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập.
- Hạn mặn này đã tác động rất lớn đến sinh kế của người dân, đặc biệt là trong sinh kế nông nghiệp (CGIAR, 2016).
- Bởi lẽ, hoạt động sinh kế của người dân vùng hạn mặn ven biển ở ĐBSCL rất đa dạng, song nông nghiệp vẫn là hoạt động chính (Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú, 2019)..
- Sinh kế bao gồm cả năng lực, tài sản (bao gồm cả nguồn lực về vật chất và xã hội) và các hoạt động thiết yếu đối với tiềm lực của cuộc sống (UNDP et al., 2015).
- Có thể nói, khi nói đến sinh kế hộ gia đình là nói đến ba yếu tố cấu thành, gồm các hoạt động của sinh kế, khả năng/năng lực thực hiện sinh kế hay kết quả sinh kết và tài sản sinh kế.
- Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra kết quả sinh kế chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố.
- Trần Thị Minh Ngọc (2016) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quả sinh kế gồm nhận thức của cư dân về tầm quan trọng của các nguồn lực đối với sinh kế, các chủ trương chính sách, pháp luật, các rủi ro do thiên tai dịch bệnh.
- Trước đó, Nguyễn Văn Cường (2015), Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân ven biển là trình độ học vấn của lao động chính, đa dạng sinh kế, ảnh hưởng của tự nhiên, xã hội, đất sản xuất.
- Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú (2019) chochỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với kết quả sinh kế, chẳng hạn vay vốn có mối quan hệ ngược chiều, trong khi đó kinh nghiệm sản xuất, giá trị phương tiện,… có mối quan hệ cùng chiều với kết quả sinh kế..
- Có thể nói, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ..
- Trong bối cảnh hạn mặn, xác định được các yếu tố ảnh hưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện sinh kế cho cư dân ở ĐBSCL.
- Phương pháp thu thập thông tin Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 người dân ở tại Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh để thu thập thông tin định tính và định lượng về nguồn vốn sinh kế, kết quả sinh kế và sự chuyển đổi mô hình sinh kế trong bối cảnh hạn mặn.
- Các hộ nông dân được lựa chọn theo hoạt động sinh kế từ các xã đã được lựa chọn (xã Vân Khánh, Vĩnh Bình Nam thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thu nhập là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả sinh kế (Nguyễn Duy Cần &.
- Thu nhập của cư dân vùng hạn mặn ở ĐBSCL được bằng đơn vị triệu đồng/năm/hộ.
- Đây là cơ sở để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân vùng hạn mặn ở ĐBSCL, để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế của người dân vùng hạn mặn.
- Các yếu tố của mô hình này được thể hiện ở Bảng 1..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn.
- Vốn sinh kế Biến số Diễn giải Nguồn.
- Tài chính Vay vốn Nguồn thu nhập.
- Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) Tự nhiên Đất sản xuất + Đo bằng tổng số diện tích.
- Số lượng phương tiện vật chất phục vụ sản xuất của nông hộ.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Kết quả hoạt động sinh kế của cư dân vùng hạn mặn.
- Kết quả khảo sát tại các địa phương cho thấy thu nhập trung bình của nông hộ ở Sóc Trăng là cao nhất (142,89 triệu đồng/năm), tiếp đến là Kiên Giang với 66,23 triệu đồng/năm và thấp nhất là Trà Vinh với 60,58 triệu đồng/năm.
- Trong đó, thu nhập bình quân của hộ gia đình có sinh kế nuôi trồng thủy sản là cao hơn thu nhập bình quân của hộ có sinh kế canh tác nông nghiệp các địa phương.
- Ngoài ra, sinh kế hoạt động phi nông nghiệp tương đối khá, cao hơn cả sinh kế nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở các địa phương, cao nhất là tỉnh Sóc Trăng và thấp nhất là Trà Vinh..
- Nguyên nhân có sự khác biệt này là do tỷ lệ người dân có sinh kế trong hoạt động phi nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh làm những nghề tự do (làm thuê, tài xế, công nhân.
- Trong khi đó, có 17% cư dân ở Sóc Trăng có sinh kế phi nông nghiệp là buôn bán kinh doanh so với 6% của cư dân ở Trà Vinh..
- Thu nhập bình quân của nông hộ (triệu đồng/năm).
- Tỉnh Hoạt động sản xuất chính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sóc Trăng.
- Phi nông nghiệp .
- Như vậy, thu nhập trung bình của cư dân có sinh kế phi nông nghiệp cao nhất, tiếp đến là sinh kế nuôi.
- như hiện nay, chuyển đổi hoạt động sinh kế canh tác nông nghiệp sang các hoạt động sinh kế khác là cần.
- cư dân có sinh kế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản so với lần lượt 12,8% và 8,6% của cư dân có sinh kế trong canh tác nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- trong khi đó nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm 5) thì chỉ có 10,3% cư dân có sinh kế trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản so với 23,3% cư dân có sinh kế trong hoạt động nông nghiệp và 27,7% của cư dân có sinh kế trong hoạt động phi nông nghiệp..
- Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm có thu nhập thấp và cao nhất của cư dân trong các hoạt động sinh kế.
- Kết quả khảo sát cho thấy, chênh lệch này của hoạt động sinh kế nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là 6,2 lần, phi nông nghiệp là 5,5 lần và hoạt động canh tác nông nghiệp là 5,0 lần.
- Điều này có thể giải thích rằng thu nhập của hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có cao hơn so với hoạt động nông nghiệp nhưng rủi ro cũng rất cao.
- Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn ở ĐBSCL.
- Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú (2019) đã phân tích mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn ở Kiên Giang và Sóc Trăng cho thấy giá trị phương tiện, diện tích đất sản xuất có tác động cùng chiều với thu nhập.
- trong khi đó các biến số về vay vốn, kinh nghiệm sản xuất có tác động ngược chiều.
- Kết quả từ mô hình hồi quy trong nghiên cứu này, 7 biến số độc lập được xác định như trong Bảng 3 với hệ số R tức là các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng đến sự biến động về kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn chiếm 29,9%, còn 70,1% do các yếu tố không xem xét trong mô hình.
- Hệ số Beta cho biết cường độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế.
- Mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế.
- Kinh nghiệm trong sản xuất 1,193.
- Tổng diện tích đất sản xuất 5,078.
- Kết quả của mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn cho thấy số lượng phương tiện phục vụ sản xuất trong hộ gia đình có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập..
- Nếu ước tính hộ gia đình có tăng thêm số phương tiện phục vụ cho sản xuất thì thu nhập của hộ có khả năng tăng lên khoảng 24,9 triệu đồng/năm, mức độ ảnh hưởng của biến số này đối với thu nhập chiếm 20,7%.
- đã tiến hành phân tích mối tương quan giữa số lượng phương tiện và thu nhập với giá trị kiểm định có ý nghĩa thống kế dưới 0,005 (sig=0,000) cho thấy chỉ có 16,3% nhóm cư dân có 01 phương tiện sản xuất nằm trong nhóm 20% thu nhập cao nhất so với 23,1% nhóm dân cư có 2-3 phương tiện sản xuất..
- Ngược lại, có tới 21,7% nhóm 20% thu nhập thấp nhất có 01 phương tiện sản xuất so với 5,1% của người dân cùng nhóm thu nhập có 2-3 phương tiện sản xuất (Bảng 4)..
- Tương quan giữa số lượng phương tiện với nhóm thu nhập.
- sản xuất.
- Có từ 2-3 phương tiện sản xuất.
- Đối với biến số về kinh nghiệm sản xuất, Bảng 3 cho thấy kinh nghiệm sản xuất có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập của hộ gia đình.
- Nếu ước tính tăng thêm 1 năm kinh nghiệm sản xuất thì thu nhập của hộ gia đình tăng khoảng 1,2 triệu đồng/năm, mức độ ảnh hưởng của biến số này đối với thu nhập của hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 12,3%.
- Điều này được khẳng định nhóm 20% thu nhập từ khá trở lên đều có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm trong khi đó nhóm 20% thu nhập từ trung bình trở xuống có kinh nghiệm sản xuất dưới 10 năm (Bảng 5) (với mức ý nghĩa thống kê sig.=0,004<0,005).
- Điều này được giải thích rằng khi người dân có kinh nghiệm trong sản xuất thì họ có thể chủ động thích ứng với hạn mặn và thông qua những thất bại trước đó, họ có thể rút ra kinh nghiệm sản xuất tốt hơn..
- Tương quan giữa kinh nghiệm sản xuất với nhóm thu nhập.
- nguồn thu nhập có cũng có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập của hộ gia đình.
- thêm 1 nguồn thu thì thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm khoảng 33 triệu đồng/năm, mức độ tác động của biến số này với thu nhập là 28,7%, có cường độ tác động cao nhất so với các biến số khác..
- Tương quan giữa số lượng nguồn thu với nhóm thu nhập.
- quan giữa nhóm thu nhập và nguồn thu cho thấy, nhóm cư dân thuộc nhóm 20% thu nhập thấp nhất chỉ có 1 nguồn thu chiếm tới 24,9% so với 4,8%.
- người dân cùng thu nhập nhưng có 2 nguồn thu;.
- Đối với biến số về hỗ trợ địa phương, kết quả mô hình hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa biến số hỗ trợ của địa phương với thu nhập là mối quan hệ cùng.
- Chính điều này đã góp phần hạn chế rủi ro và mang lại thu nhập ổn định cho người dân..
- Đối với biến số về lao động chính, kết quả mô hình hồi quy cũng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập, ước tính nếu tăng thêm 1 người trong lực lượng lao động chính của gia đình thì thu nhập có khả năng tăng lên khoảng 11,1 triệu đồng/năm, mức độ tác động của biến số này chiếm 16,5%.
- Vì thế, xây dựng sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn cần chú ý đến nguồn nhân lực trong gia đình, đặc biệt chất lượng của nguồn lực này..
- Đối với biến số vay vốn, mô hình hồi quy cho thấy vay vốn có mối quan hệ nghịch với thu nhập, ước tính nếu mỗi hộ có vay vốn thì thu nhập hộ gia đình sẽ giảm xuống khoảng 10 triệu này, mức độ tác động của biến số này chỉ chiếm 9,0%.
- Điều này được lý giải rằng người dân vay vốn thường thiếu điều kiện để đầu tư sản xuất cho nên kết quả sinh kế của họ kém hiệu quả hơn (Nguyễn Duy Cần và Võ Hồng Tú, 2019)..
- Đối với biến số tổng diện tích đất sản xuất (cả có và thuê), mô hình hồi quy cho thấy diện tích đất sản xuất có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập..
- Ước tính cứ tăng khoảng 1000 m 2 (1 công) đất sản xuất thì thu nhập của hộ gia đình tăng khoảng hơn 5,1 triệu đồng/năm, mức độ tác động của biến số này đối với thu nhập của nông hộ chiếm 22,8%.
- Điều này cho thấy mở rộng diện tích đất sản xuất cũng góp phần làm tăng thu nhập cho hộ gia đình nhưng thu nhập tăng không nhiều..
- Trong thời gian qua, hạn mặn đã tác động mạnh mẽ đến sinh kế của người nông dân ở ĐBSCL.
- Sinh kế của cư dân vùng hạn mặn chủ yếu là những hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Các bằng chứng nghiên cứu định lượng đã cho thấy kết quả sinh kế của cư dân trong hoạt động canh tác nông nghiệp còn thấp so với các hoạt động sinh kế khác và tình trạng phân hóa thu nhập của hoạt động.
- sinh kế trong hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản còn khá cao.
- Nguyên nhân là do sinh kế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp nhiều rủi ro.
- Vì thế, các chương trình, hoạt động xây dựng sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn cần chú ý đến đặc điểm của từng hoạt động sinh kế..
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế, nghiên cứu đã cho thấy, kết quả sinh kế của cư dân vùng hạn mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
- Đa số các yếu tố có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập của hộ gia đình, chỉ có yếu tố vay vốn có mối quan hệ trái chiều.
- Đây là một trong những cơ sở quan trọng để nghiên cứu gợi mở một số đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế và thích ứng với hạn mặn cho người dân ở ĐBSCL trong thời gian tới.
- Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của cư dân vùng hạn mặn, bài viết gợi mở một số kiến nghị như sau:.
- Thứ nhất, cần đa dạng hóa sinh kế để cải thiện sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn.
- hỗ trợ, tư vấn người dân chuyển đổi sinh kế..
- Để cải thiện vốn tự nhiên nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn thì cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch đất sản xuất phù hợp từng hoạt động sinh kế;.
- Để làm được điều này thì cần có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người dân, khuyến khích người dân đầu tư mua sắm, nâng cao chất lượng phương tiện sản xuất.
- nghệ hiện đại nhằm mang lại hiệu quả cao, nâng cao năng suất trong sản xuất và hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra..
- Để cải thiện vốn tài chính nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn thì cần phải tăng cường khả năng tích lũy tài chính.
- Để cải thiện vốn xã hội nhằm xây dựng sinh kế bền vững cho cư dân vùng hạn mặn thì cần hỗ trợ kịp thời người dân khi gặp khó khăn.
- tăng cường và khắc phục các hạn chế trong liên kết hợp tác, phát triển các mô hình sản xuất theo tổ đội, nhân rộng mô hình hợp tác xã hội nông nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Thực trạng và chiến lược sử dụng nguồn vốn sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn của nông hô ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong hoạt động khai thác hải sản cho cư dân ven biển thành phố Hải Phòng.Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội..
- Sinh kế bền vững cho cư dân ven bờ vịnh Bắc Bộ- thực trạng và giải pháp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long