« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố Ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa Ở Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP.
- CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở CẦN THƠ Nguyễn Tiến Dũng 1 , Bùi Văn Trịnh 2 và Phan Thuận.
- Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ.
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát 190 hộ gia đình trồng lúa thuộc các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ để phân tích mức độ ảnh hưởng của ngành trồng lúa đến thu nhập của nông hộ.
- Kết quả cho thấy, thu nhập của người trồng lúa vẫn còn thấp.
- Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ..
- Nguyên nhân của tình trạng này là thu nhập của bà con nông dân trồng lúa còn rất thấp.
- Theo tính toán của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn 3 , tại Đồng bằng sông Cửu Long nơi được coi là vựa lúa của cả nước, tổng thu nhập mỗi năm của hộ nông dân trồng lúa chỉ đạt khoảng 22 triệu đồng.
- và thu nhập thực của họ còn lại chỉ gần 13 triệu đồng/hộ/năm.
- Trong khi mức thu nhập trung bình theo đầu người ở nông thôn của Trung Quốc năm 2012 đạt 1.285 USD/năm 4 (tương đương trên 27 triệu đồng).
- Như vậy, người nông dân Việt Nam thu nhập vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với người nông dân Trung Quốc..
- Điều này cho thấy rằng, người nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thu nhập thấp và không ổn định.
- Có hai nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người trồng lúa và sự phát triển của vùng chuyên canh lúa hàng hóa là do giá cả thị trường và do kiến thức, tay nghề, vốn của nông dân trong tổ chức sản xuất.
- Giá lúa thấp kéo dài nhiều năm, tuy có tăng trong vài năm gần đây nhưng không ổn định, chi phí đầu tư sản xuất lúa tăng cao nên thu nhập thực tế của nông dân trồng lúa giảm.
- Hậu quả là người trồng lúa càng gặp khó khăn khi gia tăng sản lượng lúa.
- Cho nên, việc người nông dân trồng lúa có xu hướng bỏ ruộng là điều dễ hiểu..
- Tuy nhiên, thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn, trong đó có người nông dân trồng lúa ở thành phố.
- Cần Thơ chỉ là 25 triệu đồng/người/năm 7 (2011) rất thấp so với thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2011 là 48,9 triệu đồng 8 .
- Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa chưa cao, làm cho thu nhập của nông dân trồng lúa ở Cần Thơ vẫn còn thấp..
- Dựa trên những phát hiện chính trong khảo sát về thu nhập của người dân trồng lúa ở Cần Thơ, bài viết phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở Cần Thơ nhằm cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho các nhà quản lý xã hội, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn tham khảo và có những chính sách chiến lược góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở Cần Thơ để họ ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia..
- Diện tích trồng lúa trung bình của mỗi hộ gia đình là 7,17 nghìn m 2.
- Các kết quả khảo sát được tóm lược thông qua phân tích tần suất, thống kê mô tả, ...nhằm đánh giá thực trạng thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ.
- Sau đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở đây.
- Mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân của nông hộ và các biến số độc lập như: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ, chi tiêu trong sản xuất nông nghiệp, diện tích đất canh tác, sản lượng lúa, giá lúa, số lượng lúa được bán.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng thu nhập của nông dân trồng lúa.
- Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu vào cuối năm 2012 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người trung bình là 6,4 triệu đồng, trong khi đó, chi tiêu cho sản xuất được tính trung bình là 3,7 triệu.
- Nếu so sánh giữa thu nhập với chi phí thì người nông dân trồng lúa chỉ còn lại 2 triệu đồng.
- Có thể nói, mỗi hộ gia đình có thể thu lợi nhuận từ việc trồng lúa với diện tích trung bình là 7,17 nghìn m 2 chỉ có 2,7 triệu đồng/vụ.
- Vì vậy, người nông dân trồng lúa phải lấy sức lao động làm lãi.
- Nếu ước tính một năm sản xuất được 3 vụ thì tổng thu nhập bình quân cả năm của người trồng lúa cũng không tới 10 triệu đồng, còn quá thấp so với thu nhập bình quân của thành phố Cần Thơ là 1,819 USD 9 .
- Nông dân trồng lúa ở Cần Thơ cũng như những nông dân trồng lúa khác ở Đồng bằng sông Cửu Long có thu nhập còn thấp so với thu nhập bình quân đầu người ở địa phương..
- Nghiên cứu còn xem xét thực trạng thu nhập của bà con nông dân trồng lúa ở Cần Thơ theo các nhóm đặc trưng nhân khẩu.
- Đối với giới tính, kết quả khảo sát tại Bảng 1 cho thấy, cả hai giới đều có thu nhập từ 2 triệu cho đến dưới 10 triệu chiếm đa số.
- Mặc dù vậy, tỷ lệ nữ có thu nhập từ 10 triệu trở xuống chiếm cao hơn so với nam giới, trong khi đó, tỷ lệ nam giới có thu nhập từ 10 triệu trở lên chiếm tỷ lệ cao một cách đáng kể so với phụ nữ (14,9% của nam giới so với 0% của phụ nữ).
- Bảng 1: Thu nhập bình quân của người trồng lúa theo giới tính (triệu đồng).
- Thu nhập bình quân.
- Xét theo nhóm nghề nghiệp, số liệu tại Bảng 2 cho thấy có hơn ½ nhóm nghề nghiệp có thu nhập từ 5 triệu đồng trở xuống, trong khi đó, nhóm nghề nghiệp khác có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ khá cao.
- Tuy nhiên, kết quả ở Bảng 2 còn cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm nghề nghiệp có thu nhập từ 10 triệu trở lên.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa một số yếu tố đầu vào và đầu ra cho cây lúa với thu nhập bình quân của người nông dân.
- Xét theo diện tích canh tác, kết quả khảo sát tại Bảng 3 cho thấy, hộ gia đình có diện tích đất canh tác dưới 2.000 m 2 với thu nhập từ 5 triệu trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao (75,7.
- chỉ có 14,3% hộ gia đình có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng.
- Trong khi đó, hộ gia đình có diện tích canh tác từ 10.000 m 2 trở lên có thu nhập bình quân khá cao.
- Các nhóm hộ gia đình có diện tích canh tác từ 2.000 m 2 đến dưới 10.000 m 2 có thu nhập tập trung vào khoảng từ 2-10 triệu.
- Như vậy, thu nhập bình.
- Xét về chi tiêu sản xuất, tại Bảng 4 cho thấy, mối quan hệ giữa chi tiêu trong sản xuất và thu nhập bình quân cùng chiều với nhau.
- Các hộ gia đình có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng thường chỉ đầu tư sản xuất ở mức từ 5 triệu đồng trở xuống.
- Ngược lại, hộ gia đình có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên thường có mức đầu tư trồng lúa cao hơn.
- Điều này cho thấy rằng, muốn có thu nhập cao thì người trồng lúa phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư.
- Hơn nữa, trong bối cảnh vật giá leo thang, việc đầu tư cho trồng lúa đối với những hộ gia đình nông dân.
- Bảng 2: Thu nhập bình quân của người trồng lúa ở Cần Thơ theo nghề nghiệp (triệu đồng).
- Bảng 3: Thu nhập bình quân của người trồng lúa theo diện tích canh tác (triệu đồng).
- Bảng 4: Thu nhập bình quân của người trồng lúa theo chi tiêu sản xuất (triệu đồng).
- Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả và nhóm nghiên cứu, 2012 Giá lúa được xem như một yếu tố đầu ra của sản phẩm, góp phần mang lại thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
- rằng, giá lúa càng cao thì thu nhập của bà con nông dân trồng lúa càng cao.
- Do đó, giá lúa là một trong những yếu tố góp phần mang lại thu nhập cho người trồng lúa..
- Bảng 5: Thu nhập bình quân của bà con trồng lúa theo giá lúa (triệu đồng).
- hệ giữa thu nhập bình quân của người trồng lúa với sản lượng làm ra.
- Kết quả tại Bảng 6 cho thấy, nhóm bà con nông dân trồng lúa có sản lượng càng cao thì thu nhập dường như khá hơn.
- Tuy nhiên, có 38% nhóm bà con có sản lượng lúa từ 4.000 kg trở lên cho thấy rằng thu nhập của họ chỉ từ 5 triệu trở.
- Bởi vì, sản lượng lúa cao nhưng giá cả bán ra không cao và chi phí đầu tư lại cao, cho nên thu nhập của họ chỉ ở mức đó.
- Chính vì thế, người nông dân trồng lúa gặp nhiều rủi ro trong sản xuất lúa..
- Bảng 6: Thu nhập bình quân của người trồng lúa theo sản lượng lúa.
- Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả và nhóm nghiên cứu, 2012 Các bằng chứng thực tế cho thấy, thu nhập bình quân của người trồng lúa còn thấp so với thu nhập bình quân của toàn thành phố Cần Thơ.
- Người nông dân trồng lúa vẫn còn gặp nhiều rủi ro trong giai đoạn biến động giá lúa.
- Nhìn chung, người dân trồng lúa khó có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ nếu không có sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như nguồn vốn đầu tư sản xuất.
- Để giúp cho người nông dân trồng lúa tăng thu nhập, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng là điều rất cần thiết hiện nay nhằm có giải pháp hiệu quả hơn..
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa.
- quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ (hiệu quả kinh tế), từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa hiện nay như trình độ học vấn, giới tính, chi phí sản xuất, diện tích đất canh tác.
- Vì thế, trong nghiên cứu về thu nhập của người trồng lúa ở thành phố Cần Thơ, nghiên cứu cũng sẽ chú ý đến các yếu tố này..
- Như đã phân tích ở trên, thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ còn khá thấp và tùy thuộc vào đặc trưng của từng nhóm xã hội.
- Kết quả cho thấy, có sự khác biệt giữa hai nhóm nghề nghiệp về thu nhập.
- Những người làm nghề nông thường có thu nhập thấp hơn so với các nghề khác.
- nghề nông, đặc biệt là người trồng lúa rất khó làm giàu trên mảnh ruộng của họ trong điều kiện hiện nay.
- Tuy nhiên, sự khác biệt này vẫn chưa đủ kết luận rằng yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ bởi vì mối tương quan này ở mức ý nghĩa thống kê là Sig = 0,157>.
- Kết quả hồi quy tại Bảng 7 cho thấy, mô hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị Sig = 0,004 <.
- Như vậy, thu nhập bình quân của người trồng lúa ở Cần Thơ chịu tác động bởi các yếu tố như: diện tích đất canh tác, chi tiêu cho sản xuất, giá lúa, giới tính, và sản lượng lúa..
- Bảng 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa ở Cần Thơ.
- Trước hết, mô hình hồi quy cho thấy, các hộ gia đình có diện tích đất canh tác càng lớn thì đạt được mức thu nhập càng cao, nguyên nhân phần lớn là do hiệu quả kinh tế tăng theo quy mô.
- Riêng đối với các nông hộ có diện tích thấp, ngoài công việc trồng lúa họ còn làm các công việc khác để tăng thêm thu nhập cho gia đình, vì thế không có nhiều thời gian trong việc sản xuất lúa.
- Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, mặc dù quy mô diện tích đất khác nhau, thu nhập của các nông hộ có diện tích đất trồng lúa lớn thì có thu nhập cao hơn những nông hộ có diện tích trồng lúa thấp hơn, nhưng nhìn chung thì lợi nhuận trên mỗi hecta đất mà người dân thu được không có sự chênh lệch nhiều là do hầu hết các nông hộ ở địa phương áp dụng kỹ thuật sản xuất tương đối giống nhau, làm cho chi phí sản xuất và năng suất cũng tương đương nhau, vì thế để tăng thêm thu nhập từ việc trồng lúa nông dân cần thay đổi kỹ thuật sản xuất, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới để đạt.
- Đồng thời, kết quả ở Bảng 7 cho thấy, chi tiêu sản xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập bình quân của người trồng lúa.
- Kết quả này có thể lý giải rằng, muốn cho thu nhập cao thì đòi hỏi người trồng lúa phải có đầu tư như: phân bón có chất lượng, giống cao sản, thậm chí mua các công nghệ tiến bộ để phục vụ cho sản xuất.
- Đối với các hộ gia đình không có khả năng chi phí cho sản xuất lúa, ít có đầu tư vào chăm sóc cũng như các biện pháp kỹ thuật hiện đại thì khả năng cho hiệu suất kinh tế của cây lúa sẽ thấp và thu nhập sẽ giảm xuống.
- Vì vậy, nông dân cần đầu tư cho cây lúa để nâng cao hiệu quả tính kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập.
- Do đó, việc tăng thu nhập của người trồng lúa cũng cần phải tính đến chi phí đầu vào cho cây lúa hợp lý, để vừa nâng cao năng suất của cây lúa vừa có được lợi nhuận cao trong việc trồng lúa..
- Ngoài ra, kết quả Bảng 7 còn cho thấy, giá lúa càng cao thì người nông dân có xác suất thu nhập càng cao.
- Cho nên, giá lúa có ý nghĩa khá quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập của bà còn nông dân lúa.
- Hơn nữa, theo kết quả phân tích, sản lượng lúa càng cao thì bà con nông dân trồng lúa có khả năng tăng thêm thu nhập.
- Có thể thấy rằng, việc tăng năng suất lúa của bà con nông dân là một trong những yếu tố nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, góp phần cải thiện chất lượng sống của người nông dân.
- các mùa vụ là giải pháp cần thiết để giúp bà con nông dân an tâm trồng lúa..
- đó là, các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới dường như có thu nhập cao hơn các hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ.
- Nhìn chung, thu nhập của bà con nông dân trồng lúa ở Cần Thơ vẫn còn thấp so với thu nhập bình quân của Thành phố.
- Nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa như diện tích đất canh tác, chi tiêu cho sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính chủ hộ.
- Phát hiện này không chỉ có sự thống nhất với các nghiên cứu trước đó mà còn bổ sung thêm các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân trồng lúa.
- Điều này cho thấy, những phát hiện của nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ hiện nay..
- Đồng thời, qua phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu đã cho thấy rằng, người nông dân trồng lúa vẫn chưa thật sự an tâm để làm giàu cho bản thân trên mảnh ruộng quê hương bởi vì giá lúa luôn bấp bênh và năng suất lúa thường không ổn định..
- Kết quả là thu nhập của người trồng lúa giảm..
- Do đó, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng lúa ở Cần Thơ, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau đây:.
- “nhà nước, nhà kinh doanh, nhà khoa học và nhà nông” nhằm giúp giảm chi phí đầu vào cho cây lúa và tăng giá lúa, góp phần ổn định giá lúa để cho bà con nông dân trồng lúa được an tâm sản xuất và làm giàu trên mảnh ruộng của họ..
- Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL Việt Nam giai đoạn Kỷ yếu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.