« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG Hà Vũ Sơn 1 và Dương Ngọc Thành 2.
- Tiến bộ kỹ thuật, sản xuất lúa, nông hộ.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang.
- Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế 376 hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp phân tích hồi qui logistic và phân tích nhân tố được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TBKT và mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến trình độ học vấn, tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan thuận với quyết định ứng dụng TBKT của nông hộ.
- Mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang còn phụ thuộc vào “nguồn lực sản xuất của nông hộ”, “lợi ích kinh tế” và “lợi ích xã hội”..
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình.
- vào việc canh tác lúa không những giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới thâm canh sản xuất theo.
- “thực hành nông nghiệp tốt-GAP” đồng thời thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu và xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, cây lúa được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất ngành trồng trọt và thu nhập của nông hộ.
- Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cây lúa được chú trọng triển khai rộng rãi, đặc biệt mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ, mô hình sản xuất giống lúa tại nông hộ, mô hình công nghệ sinh thái (ứng dụng 3 giảm 3 tăng kết hợp trồng hoa sinh thái.
- Hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém, chưa đồng bộ, nhất là hệ thống thủy lợi, điện phục vụ sản xuất.
- hệ thống chế biến, bảo quản lúa gạo chưa đáp ứng yêu cầu cả về quy mô và thiết bị công nghệ, tổ chức sản xuất lúa chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, không thuận lợi cho đầu tư phát triển và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên sản phẩm làm ra chưa đồng nhất, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chế biến và chất lượng sản phẩm.
- Từ sản xuất đến thu mua, chế biến, tiêu thụ còn chia khúc, cắt đoạn, chưa có được các mô hình sản xuất gắn với thu mua chế biến, tiêu thụ mang lại hiệu quả cao, bền vững.
- Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng, mức độ tiếp cận và ứng dụng TBKT còn tùy thuộc nhiều vào yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất của nông hộ (Trần Thanh Sơn, 2011).
- Vì vậy, đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích hiện trạng việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật về sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh Hậu Giang, những trở ngại và đề xuất giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả trong thời gian tới.
- bài: (1) Phân tích thực trạng ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa của nông hộ, (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa, (3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ..
- các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa.
- Theo ý kiến tư vấn, 4 huyện này tập trung nhiều diện tích sản xuất lúa của tỉnh cũng như nông hộ có tham gia ứng dụng TBKT đa dạng và điển hình.
- Nguồn lực của nông hộ, khả năng tiếp cận thông tin TBKT, mức độ ứng dụng TBKT, hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ và đề xuất của nông hộ.
- Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu tần suất, tỷ lệ, số trung bình được sử dụng để đánh giá thực trạng ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.
- Sử dụng mô hình binary logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TBKT và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang..
- 3.1 Đặc điểm chung của nông hộ sản xuất lúa Qua thông tin điều tra và số liệu thứ cấp cho thấy nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang canh tác lúa 3 vụ/năm, nhưng theo điều tra gần đây của ngành nông nghiệp tỉnh thì hầu như tỷ lệ gần 99%.
- nông hộ sản xuất 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) vì 2 vụ lúa này thường mang lại hiệu quả cao, một vụ còn lại họ có thể xen canh màu hay bỏ trống nhằm tránh tình trạng bạc màu của đất..
- Kinh nghiệm sản xuất: Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết những nông hộ sản xuất.
- Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của nông hộ.
- Với kinh nghiệm hiện có nông hộ sản xuất lúa có thể nhận biết được sâu bệnh, chế độ nước tưới, sử dụng phân thuốc.
- Điều này sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lúa.
- Phần lớn các nông dân được phỏng vấn đều có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất lúa, người có kinh nghiệm cao nhất là 60 năm, thấp nhất là 2 năm, trung bình nông hộ có 26,5 năm kinh nghiệm, đây là một yếu tố thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa..
- Theo Trần Thanh Bé (1994) thì trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, ngoài yếu tố kỹ thuật, thời tiết thuận lợi thì kinh nghiệm sản xuất (thể hiện qua số năm canh tác) cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất.
- Tuy vậy, đây cũng là một khó khăn cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến nông dân vì những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm và thành quả trong sản xuất nông nghiệp thường khó chấp nhận kỹ thuật mới (Trần Thanh Bé, 1994)..
- Bảng 2: Trung bình nguồn lực của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- 4 Lao động trực tiếp sản xuất lúa Người/hộ .
- Nguồn lao động: Nguồn lao động sản xuất lúa của các nông hộ hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình, trung bình một hộ có tổng số nhân khẩu là 4,96 người thì đã có 3,31 người tham gia sản xuất lúa, các thành viên còn lại là những người sống phụ thuộc như người cao tuổi, trẻ nhỏ còn đi học..
- Chủ hộ thường là người quyết định đến việc sản xuất lúa của nông hộ.
- Với trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu tập trung ở cấp I, cấp II và kinh nghiệm hiện có của chủ hộ đã cho thấy trong lĩnh vực sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu, hầu hết lao động sản xuất lúa đều có trình độ thấp và sản xuất thường dựa trên kinh nghiệm tích lũy..
- Diện tích canh tác: Với nguồn thu nhập chính chỉ từ sản xuất lúa nên hầu hết nông hộ ở Hậu Giang sử dụng toàn bộ diện tích đất sản xuất hiện có của gia đình để trồng lúa.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân mỗi hộ có 13.149 m 2 đất sản xuất thì họ đã sử dụng để trồng lúa tới 10.920 m 2 .
- Nhóm nông hộ có diện tích sản xuất từ 9.000 m 2 đến 30.000 m 2 khá nhiều, chiếm tỷ lệ 51,13%..
- Nguồn vốn sản xuất: Thực tế cho thấy, có 23,4% nông hộ sử dụng vốn tự có trong gia đình để sản xuất lúa, 70,6% nông hộ còn lại là thiếu vốn..
- Đối với những hộ vay từ nguồn vay chính thức, họ phải thế chấp quyền sử dụng đất vì địa phương chưa có chính sách cụ thể nào về tín dụng cho những đối tượng sản xuất nông nghiệp..
- 3.2 Thực trạng ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ.
- của nông dân về những TBKT mới trong sản xuất..
- Bảng 3: Nguồn tiếp cận thông tin TBKT của nông hộ.
- nguồn kế tiếp cũng không kém phần quan trọng đó là nhân viên thuốc bảo vệ thực vật để có thể bán được sản phẩm của công ty cử cán bộ xuống giúp bà con nông dân về các kỹ thuật sản xuất.
- Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất của họ, giúp họ đưa ra những quyết định để xử lý đúng đắn trước những tình huống liên tiếp nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không cần qua các lớp đào tạo tập trung ở trường học.
- Đây là hoạt động có lợi cho cả hai bên, công ty thuốc bảo vệ thực vật thì giới thiệu, quảng cáo được các loại thuốc họ sản xuất còn nông dân tham.
- 3.2.3 Thực trạng ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa.
- Đây là các giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận rất có triển vọng được đưa vào sản xuất thử.
- Vì vậy, trong thời gian tới, cán bộ khuyến nông cần tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức và lợi ích kinh tế của các giống mới cho nông hộ áp dụng nhiều hơn nữa nhằm giúp nông hộ sản xuất với hiệu quả cao nhất..
- Nhận thức được lợi ích của mô hình 3 giảm 3 tăng một cách rõ rệt nên phần lớn các nông hộ ở Hậu Giang đã và đang hưởng ứng rất tích cực các biện pháp của mô hình này vào sản xuất lúa với tỷ lệ 44,68%..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, số nông hộ đang ứng dụng mô hình IPM vào sản xuất chiếm 42,55%.
- Hiện tại, số nông hộ đang ứng dụng phương pháp sạ hàng chiếm tỷ lệ 35,10% tổng số nông hộ điều tra..
- Thực tế còn cho thấy, các nông hộ có thể ứng dụng kết hợp cùng lúc nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật.
- Trong tổng số nông hộ ứng dụng mô hình TBKT, có 229 trường hợp là ứng dụng 1 mô hình (60,90.
- Việc kết hợp mô hình TBKT của nông hộ cũng rất phong phú tùy vào điều kiện mà ứng dụng sao cho phù hợp.
- Khi nông hộ ứng dụng kết hợp 4 mô hình thì các mô hình kết hợp phổ biến như: ba giảm ba tăng - IPM - giống mới - sạ hàng và một số kết hợp khác..
- 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa.
- Mô hình binary logistic được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang..
- Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện ứng dụng TBKT của nông hộ vào sản xuất lúa và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là nông hộ có ứng dụng ít nhất một mô hình TBKT, 0 là nông hộ không ứng dụng TBKT hay gọi là nông hộ sản xuất lúa theo truyền thống).
- Số lao động trong nông hộ.
- (X 1 ) Tổng số người trong tuổi lao động trong gia đình của nông hộ sản xuất lúa..
- Kinh nghiệm của chủ hộ (X 3 ) Số năm chủ hộ tham gia sản xuất lúa tính đến thời điểm nghiên cứu..
- Diện tích đất sản xuất (X 5 ) Tổng diện tích đất sản xuất (1.000 m 2 ) mà hộ đang sử dụng..
- Vay vốn sản xuất (X 6 ) Biến giả, nhận giá trị 1 tức là nông hộ có vay vốn và giá trị 0 tức là nông hộ không vay vốn..
- (X 7 ) Đánh giá của nông hộ đối với cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (1=.
- Các biến trình độ học vấn, tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan thuận với quyết định ứng dụng TBKT của nông hộ, hay nói cách khác là khi trình độ học vấn chủ hộ càng cao, diện tích đất sản xuất của nông hộ càng lớn, nông hộ có tham gia các tổ chức xã hội, có vay vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp địa phương tốt sẽ làm tăng khả năng ứng dụng TBKT của nông hộ.
- Hai biến định lượng trình độ học vấn (X 2 ) và diện tích đất sản xuất (X 4 ) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến quyết định ứng dụng TBKT của nông hộ.
- trong khi đó, diện tích đất sản xuất càng lớn thì càng tạo động lực cho nông hộ tìm hiểu cách áp dụng mô hình TBKT nhằm làm giảm chi phí, sức lao động, thời gian chăm sóc đến mức tối thiểu..
- Biến tham gia tổ chức xã hội (X 5 ) có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định ứng dụng TBKT vào trong sản xuất lúa của nông hộ.
- Nói cách khác, khả năng ứng dụng TBKT vào sản xuất đối với nông hộ có tham gia tổ chức và đoàn thể xã hội là rất cao.
- Như vậy, khả năng ứng dụng TBKT của nông hộ sẽ rất cao nếu hộ có vay vốn để hỗ trợ sản xuất.
- Thường thì nông hộ phải bỏ ra số vốn cơ bản trong vài năm đầu hoặc cập nhật thông tin kỹ thuật mới cho sản xuất đồng ruộng.
- Nông hộ nơi đây cho rằng lý do họ không ứng dụng TBKT nhiều là do: cán bộ khuyến nông từng lúc từng nơi chưa tiếp xúc nhiều với dân, ít xuống tập huấn và chỉ sản xuất mô hình thí nghiệm ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn.
- 3.4 Các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa.
- Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang.
- V1: Diện tích đất sản xuất .
- Nhân tố F1 là sự tổng hợp của các nhân tố liên quan đến lợi ích xã hội khi áp dụng TBKT vào trong sản xuất lúa, vì thế nhân tố F1 được đặt tên là nhân tố: “Lợi ích xã hội”.
- Diện tích đất sản xuất (V1), Khả năng tài chính (V3), Trình độ học vấn (V4).
- Nhân tố F3 là sự tổng hợp của các nhân tố liên quan đến nguồn lực sản xuất của nông hộ nên nhân tố F3 được đặt tên là:.
- “Nguồn lực sản xuất của nông hộ”..
- Tương tự, “Khả năng tài chính” của hộ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến nhân tố “Nguồn lực sản xuất của hộ”..
- của hộ sản xuất được xem là có mức ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức độ ứng dụng TBKT của nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang..
- Qua nghiên cứu thực trạng ứng dụng TBKT và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tác giả rút ra một số kết luận như sau: (1) Nông hộ tiếp cận TBKT chủ yếu thông qua cán bộ khuyến nông và người quen..
- Phần lớn nông hộ hài lòng về các khóa tập huấn TBKT và đánh giá cao khả năng triển khai ứng dụng.
- Khá nhiều nông hộ sản xuất lúa ở Hậu Giang đã và đang ứng dụng các mô hình TBKT vào sản xuất lúa (chiếm tỷ lệ 60,63.
- Các mô hình TBKT mà nông hộ ứng dụng chủ yếu gồm: Giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng.
- Trong đó, mô hình giống mới được nông hộ chọn ứng dụng nhiều nhất.
- nông hộ cũng có thể ứng dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các mô hình TBKT với nhau.
- (2) Quyết định ứng dụng TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: diện tích đất sản xuất, trình độ học vấn, tham gia tổ chức xã hội, có vay vốn để hỗ trợ sản xuất và điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp tốt.
- (3) Mức độ độ ứng dụng TBKT của nông hộ bị ảnh hưởng bởi 3 nhóm nhân tố: “Nguồn lực sản xuất của nông hộ”, “lợi ích kinh tế” và “Lợi ích xã hội”.
- Bên cạnh đó, kết quả phân tích nhân tố còn chỉ ra rằng, “khả năng tài chính” của hộ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức độ ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang..
- Kết quả của nghiên cứu đã xác định được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TBKT và mức độ ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Hạn chế của nghiên cứu là chưa thực hiện việc so sánh sự khác biệt về hiệu quả sản xuất lúa giữa các nhóm hộ có mức độ ứng dụng TBKT khác nhau.
- “Vai trò của tiến bộ kỹ thuật trong nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tại xã Viên An, Mỹ Xuyên,.
- Huỳnh Trường Huy (2007) “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ..
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp (năm 2009-2010.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh An Giang.
- Báo cáo Việc giải quyết khó khăn về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo để đảm bảo người trồng lúa có lãi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang