« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình tại Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN MÁI NHÀ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI CÀ MAU Lê Trần Thanh Liêm * và Phạm Ngọc Nhàn.
- Cà Mau, hệ thống điện năng lượng mặt trời, hộ gia đình, khu vực thị tứ.
- Nghiên cứu được thực hiện từ 5/2018 đến tháng 8/2019 tại một số khu vực thị tứ của tỉnh Cà Mau.
- Hiện trạng tiêu dùng các loại hình năng lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) trên mái nhà của hộ gia đình có mức thu nhập trên trung bình đã được phân tích.
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức và phỏng vấn 120 hộ gia đình.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, điện lưới, xăng và gas công nghiệp là các loại hình năng lượng được tiêu dùng nhiều nhất..
- Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình hồi quy Binary Logistic đã khám phá 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái nhà của hộ gia đình.
- Các yếu tố này bao gồm: chi phí lắp đặt và sửa chữa, chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, sự thân thiện môi trường khi sử dụng sản phẩm, sự đa dạng các doanh nghiệp cung ứng tại địa phương..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình tại Cà Mau.
- Năng lượng mặt trời (NLMT), về mặt lý thuyết, sở hữu tiềm năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng của thế giới trong trường hợp công nghệ và nguồn cung ứng có sẵn (Blaschke et al., 2013).
- Trên cơ sở đó, có thể nhận thấy rằng việc triển khai mô hình điện NLMT trên mái nhà trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ mang lại hiệu quả phát điện tốt.
- Mặc khác, thông qua lượng điện dư thừa được sản xuất từ hệ thống trên mái nhà của các hộ gia đình khi hòa lưới điện quốc gia sẽ góp phần giảm tải áp lực sản xuất, truyền tải và phát điện cho khu vực.
- Chính vì vậy, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng mô hình điện NLMT trên mái nhà của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau là cần thiết nhằm góp phần xây dựng các giải pháp, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển mô hình này trong tương lai..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp tiếp cận.
- Các lớp tập huấn được áp dụng nhằm mục tiêu cung cấp các kiến thức cần thiết, đảm bảo tính khách quan về sự am hiểu khi đưa ra quyết định cho người tham gia nghiên cứu..
- Dựa vào khái niệm của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ - U.S.
- Là năng lượng có.
- Là nguồn năng lượng từ tự nhiên có khả năng cung cấp liên tục và vô tận (Nhận định 2).
- Là nguồn năng lượng được được cung cấp liên tục từ tự nhiên như: NLMT, gió, dòng chảy, địa nhiệt, sinh khối và cần phải có công nghệ để biến chúng thành năng lượng mà con người có thể sử dụng được như: điện năng, nhiệt năng, cơ năng và hóa chất (Nhận định 4).
- Người tham gia nghiên cứu sẽ chọn “Không biết”.
- Lựa chọn “Không chắc chắn” được đưa ra khi đáp viên phân vân giữa các lựa chọn trong nghiên cứu..
- 2.1.3 Hộ gia đình có thu nhập trên mức trung bình.
- Nghiên cứu được tiến hành tại một số khu vực thuộc thành phố Cà Mau và các thị trấn của các huyện khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Mục 2.2.2)..
- Vì vậy, trong nghiên cứu này, các hộ gia đình được lựa chọn đáp ứng mức thu nhập cao hơn so với chuẩn thu nhập trung bình tương ứng với khu vực mà họ sinh sống..
- 2.1.4 Một số chỉ tiêu được nghiên cứu.
- Trong nghiên cứu này, 2 phiếu phỏng vấn trước và sau khi tập huấn đã được sử dụng.
- khảo sát các loại hình năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu đang được sử dụng tại hộ gia đình.
- thu thập các thông tin cơ bản của người tham gia nghiên cứu cũng như hộ gia đình của họ.
- Phiếu phỏng vấn sau khi hoàn thành lớp tập huấn tập trung xác định quyết định có hay không việc ứng dụng mô hình điện NLMT trên mái nhà và các yếu tố/lý do tác động đến quyết định đó..
- Nghiên cứu được tiến hành tại xã Hòa Tân (thành phố Cà Mau), thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) và thị trấn U Minh (huyện U Minh Hạ) của tỉnh Cà Mau..
- Đối tượng được nghiên cứu là người dân đại diện cho các nông hộ có thu nhập trên trung bình.
- Mỗi xã/thị trấn chọn ngẫu nhiên 30 người từ những hộ gia đình đủ điều kiện tham gia nghiên cứu.
- Tổng cộng đã có 120 người thuộc 4 xã/thị trấn tham gia nghiên cứu..
- 2.3 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm đối tượng bao gồm 120 người, đại diện cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có thu nhập trên trung bình tại xã Hòa Tân (thành phố Cà Mau), thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) và thị trấn U Minh (huyện U Minh Hạ) của tỉnh Cà Mau, nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà..
- Tính năng thống kê mô tả, tần suất xuất hiện đã được sử dụng khi phân tích các thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu.
- Các nội dung nghiên cứu bao gồm: Loại hình năng lượng đang được hộ dân sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất;.
- Các mô hình sử dụng NLTT để phát điện mà học viên đã biết.
- Mô hình sử dụng NLTT mà học viên mong muốn được áp dụng tại cộng đồng được thống kê theo tỉ trọng.
- Số Kwh điện sử dụng cao nhất trong một tháng mùa nắng được phân nhóm và thống kê theo tỉ lệ.
- Bên cạnh đó, phương pháp phân tích hồi quy tương quan Binary logistic được dùng nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện NLMT trên máy nhà (biến phụ thuộc Y).
- Mô hình hồi quy được giả định như sau:.
- Bảng 1: Mô tả biến được sử dụng trong mô hình.
- X 1 Chi phí lắp đặt và sửa chữa (1 = Có, 0 = Không).
- X 5 Kỹ thuật để vận hành và tự sửa chữa hư hỏng đơn giản phát sinh khi sử dụng.
- 2.1 Đặc điểm của người tham gia và các nông hộ trong nghiên cứu.
- 2.1.1 Thông tin tổng quan về người tham gia Tỉ lệ nam giới tham gia nghiên cứu so với hơn nữ giới cao gấp 3,4 lần.
- Đây là nhóm đối tượng phù hợp với nghiên cứu.
- thành lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà cho hộ gia đình với công suất từ 2 – 5 kWp (6 – 7 m 2 /1 kWp), từ đồng đồng cho 1 kWp và bảo hành trên 25 năm.
- Chi phí lắp đặt còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ cao giàn khung giá đỡ (Vũ Phong Solar, 2020).
- Bảng 2: Các đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Nhận định về NLTT của học viên trước và sau nghiên cứu có sự cải thiện thông qua tỉ lệ “Không biết” và “Không chắc chắn” giảm từ 14,2% xuống.
- Như vậy, phương pháp tập huấn trong nghiên cứu này đã thiết thực tăng cường kiến thức cho học viên tham gia..
- Hình 1: Nhận định về NLTT của người tham gia nghiên cứu 2.1.3 Các mô hình ứng dụng NLTT.
- Các mô hình sử dụng NLTT mà học viên đã biết bao gồm: sử dụng sức nước để phát điện (thủy điện nhỏ và siêu nhỏ), sử dụng năng lượng gió để phát điện, sử dụng NLMT để phát điện và sử dụng sinh khối để sản xuất khí sinh học.
- Dựa trên, các mô hình ứng dụng NLTT được giới thiệu, phân tích chi phí – lợi ích, đặc điểm kỹ thuật và thực hành trên mô hình trực quan hoặc xem video clip, tranh ảnh, học viên mong muốn được áp dụng mô hình điện NLMT trên mái nhà, hệ thống nước nóng sử dụng NLMT chiếm tỉ lệ cao nhất..
- Hình 2: Các mô hình sử dụng NLTT mà học viên đã biết (2A.) và các mô hình học viên mong muốn áp dụng (2B.).
- 2.1.4 Hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ Tỉ lệ hộ gia đình có sinh kế chính là nuôi tôm, cua hoặc xen canh tôm cua và mô hình xen canh tôm – lúa chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu (45,8%)..
- Thu nhập của nông hộ tính theo bình quân đầu người trong một tháng đối với nhóm trên 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất so với nhóm có thu nhập cao nhất trong nghiên cứu (trên 12 triệu đồng) chiếm tỉ lệ thấp nhất (lần lượt chiếm 46,7% và 5%)..
- Hình 3: Hoạt động sinh kế (3A.) và thu nhập (3B.) của nông hộ tham gia nghiên cứu 2.1.5 Hiện trạng tiêu dùng năng lượng và tiêu.
- Xăng, gas công nghiệp và điện lưới được tất cả hộ dân sử dụng, so với các loại hình năng lượng khác chiếm tổng 67,8% tỉ trọng.
- dùng trong nhóm hộ gia đình nghiên cứu.
- Về tiêu thụ điện năng, nhóm hộ gia đình tiêu dùng 1 tháng từ 100 Kwh đến 200 Kwh chiếm tỉ lệ cao nhất..
- Hình 4: Hiện trạng sử dụng năng lượng (4A.) và tiêu thụ điện năng của nông hộ (4B.) 2.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu.
- cầu sử dụng điện NLMT trên mái nhà.
- Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến.
- nhu cầu lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái nhà được trình bày chi tiết qua Bảng 3..
- Bảng 3: Kết quả phân tích bằng mô hình.
- X 1 : Chi phí lắp đặt và sửa chữa X 2 : Chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng X 3 : Sản phẩm thân thiện với môi trường X 4 : Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm có uy.
- hỏng đơn giản phát sinh khi sử dụng .
- Ghi chú: Biến X chỉ được chấp nhận đưa vào mô hình khi có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% (0,05) tương ứng với cột Sig..
- Từ kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu xây dựng mô hình như sau:.
- Mô hình hồi quy Binary Logistic được sử dụng đã cho thấy hệ số tương quan Cox &.
- Như vậy, khoảng 59,2% giá trị của mô hình đã được giải thích từ hồi quy Logistic.
- Các kết quả kiểm định thống kê này cho thấy tính chắc chắn của mô hình hồi quy tương quan Logistic được sử dụng trong phân tích..
- Tỷ lệ dự đoán của mô hình đạt 83,3%, có thể giúp kết luận mô hình hồi quy tương quan logistic sử dụng trong nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp..
- Kết quả nghiên cứu từ Bảng 3 cũng cho thấy kỹ thuật để vận hành và tự sửa chữa hư hỏng đơn giản phát sinh khi sử dụng tác động không có ý nghĩa đến mô hình (Sig.=0,278 >.
- Chi phí lắp đặt và sửa chữa tác động ngược xu hướng (Sig.=0,020 <.
- Thứ nhất, đối với chi phí lắp đặt và sửa chữa, chi phí này càng thấp thì khả năng đầu tư mô hình điện NLMT trên mái nhà của nông hộ càng cao.
- Sau nghiên cứu, 76,7% hộ dân đồng ý lắp đặt mô hình với quy mô công suất khác nhau.
- Trong đó, 88% hộ dân mong muốn sử dụng điện mặt trời cho mục đích sản xuất (vận hành quạt nước trong ao nuôi tôm, máy bơm nước, hệ thống chiếu sáng khu vực sản xuất) và 74,1% có nhu cầu vay vốn để lắp đặt hệ thống do chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
- Thứ hai, về chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, kết quả cho thấy thời gian bảo hành càng dài, chế độ chăm sóc khách hàng càng tốt thì khả năng lắp đặt mô hình của nông hộ sẽ càng tăng.
- Người dân đồng ý cao nhất với mức thời gian bảo hành cho mô hình khoảng 50% tổng thời gian sử dụng theo cam kết của nhà cung ứng (chiếm 65,2.
- Khoảng thời gian bảo hành chiếm 40% thời gian sử dụng sản phẩm được đồng thuận bởi 30% người tham gia..
- Trong khi đó, có 13,0% người dân chấp nhận cam kết mức bảo hành tối thiểu 30% tổng thời gian sử dụng..
- Thứ ba, điện NLMT là sản phẩm thân thiện với môi trường và có thể bảo vệ môi trường (BVMT) thông qua việc giảm tiêu thụ điện năng từ điện lưới quốc gia, giảm tiêu dùng điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng hóa thạch như: nhiệt điện than, dầu, khí thiên nhiên hay thủy điện công suất lớn..
- Hiệu quả của quá trình này không chỉ giúp giảm chi phí chi trả hóa đơn tiền điện hàng tháng, mà còn có thể mang lại nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ gia đình và giảm áp lực sản xuất, tăng nguồn cung thân thiện với môi trường cho hệ thống điện lực quốc gia..
- Thứ tư, doanh nghiệp cung ứng, lắp đặt có uy tín tại địa phương càng nhiều thì khả năng ra quyết định của hộ dân sẽ càng cao.
- Nghiên cứu cho thấy cộng đồng tin tưởng vào việc phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Bên cạnh đó, nguồn lực doanh nghiệp này cũng sẽ góp phần phát triển các dịch vụ thi công, lắp đặt, triển khai và phát triển mô hình cho các vùng phụ cận và trên địa bàn tỉnh..
- Nhận thức của cộng đồng về năng lượng bền vững có thể được tăng cường thông qua các khóa tập huấn truyền thông.
- Hoạt động tập huấn tập trung vào mục tiêu cung cấp kiến thức bằng nhiều hình thức trực quan khác nhau đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và góp phần thúc đẩy khả năng ra quyết định lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái nhà.
- Hầu hết người tham gia nghiên cứu cải thiện quan điểm của họ về năng lượng tái tạo (87,5.
- Đối với nông hộ có thu nhập trên trung bình ở các khu vực thị tứ, quyết định lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái nhà phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng bao gồm: chi phí lắp đặt và sửa chữa, chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng, sự thân thiện và BVMT khi sử dụng, sự sẵn có các doanh nghiệp cung ứng, thi công có uy tín tại địa phương..
- Từ kết quả phân tích hồi quy nêu trên, để phát triển việc ứng dụng mô hình, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp cho nông hộ muốn ứng dụng mô hình để tiết giảm chi phí sản xuất thông qua kế hoạch sản xuất khả thi..
- Doanh nghiệp cung ứng, thi công thiết kế chương trình chăm sóc khách hàng tốt và ký hợp đồng bảo hành chiếm khoảng 50% tổng thời gian sử dụng của sản phẩm.
- Quyết định số.
- Tổng luận Số Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
- Triển vọng năng lượng gió, năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Cà Mau phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững