« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM GIUN SÁN TRÊN CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG Nguyễn Phi Bằng 1 , Nguyễn Thị Chúc 2 , Nguyễn Hồ Bảo Trân 3 và Nguyễn Hữu Hưng 3.
- Chó, giun sán, nguy cơ tương đối, tỉnh An Giang.
- In total, four species of Nematoda (Ancylostoma sp., Toxocara canis, Toxascaris leonine, and Trichocephaplus vulpis) and three species of Cestoda (Dipylidium caninum, Spirometra mansoni and Taenia sp) were found.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2014 đến 6/2015 nhằm xác định mức độ lưu hành bệnh giun sán trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bằng phương pháp nghiên cứu tại một thời điểm.
- Đánh giá một số yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh giun sán ký sinh trên chó bằng Relative risk (RR) để xác định mức độ ảnh hưởng giữa yếu tố nguy cơ đến bệnh giun sán ký sinh trên chó.
- Chó nhiễm giun sán với tỉ lệ nhiễm cao 73,67%, trong đó có 4 loài thuộc lớp giun tròn là Ancylostoma sp., Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichocephaplus vulpis và 3 loài thuộc lớp sán dây là Dipylidium caninum, Spirometra mansoni, Taenia sp..
- Có ba yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết đến tỷ lệ nhiễm bệnh giun sán trên chó là phương thức nuôi, vệ sinh gia súc và tẩy giun sán định kỳ.
- Cả ba yếu tố này đều làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh giun sán ký sinh trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên với phương thức nuôi thả rong là 1,71 lần, vệ sinh tắm chải dưới 1 lần/tuần là 1,40 lần, không thực hiện tẩy giun định kỳ 1,83 lần..
- Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Việc phòng bệnh cho thú cưng của mình đang rất được người nuôi quan tâm và kiểm soát chặt chẽ bằng các loại vaccine đã góp phần hạn chế rất lớn sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh ký sinh trùng đặc biệt là bệnh do giun sán gây ra vẫn tồn tại và rất ít được nhiều người quan tâm, một số bệnh giun sán ký sinh trên chó còn có khả năng lây lan sang người có thể kể đến như Dipylidium caninum, Toxocara canis, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense…(Nguyễn Quốc Doanh, 2012).
- Nghiên cứu này giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm giun sán trên chó và người nuôi chó có sự quan tâm đúng mức..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung.
- Xác định thành phần loài giun sán ký sinh trên chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang..
- Xác định các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó..
- Nghiên cứu được thực hiện từ các phường/xã của thành phố Long Xuyên bao gồm khu vực Nội ô (Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Phước) và Ngoại ô (Mỹ Hoà, Mỹ Khánh, Bình Khánh) thành phố từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015..
- Mẫu phân được lấy trực tiếp ở trực tràng hay mẫu phân mới thải, trữ lạnh đem về phòng thí nghiệm và phiếu điều tra với bộ câu hỏi đã soạn sẵn, máy móc và dụng cụ phòng thí nghiệm ký sinh trùng – Bệnh xá thú y – Đại học An Giang..
- 2.3 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu điều tra dịch tễ học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang (Michael Thrusfield, 2007)..
- Xác định tình hình nhiễm giun sán bằng phương pháp Wilis tìm trứng giun tròn và phương pháp gạn rửa sa lắng của Benedek để tìm trứng sán.
- và phương pháp Mc Master đếm số lượng trứng giun sán..
- Xác định loài giun sán theo dẫn liệu của Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977)..
- Xác định nguy cơ tương đối - Relative risk (RR) theo Michael Thrusfield (2007).
- RR = (Tỷ lệ phát sinh bệnh trong nhóm có phơi nhiễm (tiếp xúc với nguy cơ.
- 3.1 Sự phân bố thành phần loài giun sán ký sinh trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang qua phương pháp kiểm tra phân.
- Bảng 1 cho thấy chó được nuôi ở địa bàn thành phố Long Xuyên có sự xuất hiện của các loại giun tròn là Ancylostoma sp., Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichocephaplus vulpis và ba loại sán là Dipylidium caninum, Spirometra mansoni, Taenia sp.
- Các loại giun tròn này phổ biến tại địa bàn khảo sát với hiện diện cả 4 loài trong tất cả các phường, trong khi đó có 3 loài sán dây xuất hiện ở phường Mỹ Khánh và Mỹ Hòa..
- Hai phường ngoại thành Bình Khánh và Mỹ Phước có sự xuất hiện của 2 loài, trong khi hai phường trung tâm thành phố Long Xuyên là Mỹ Xuyên và Mỹ Long xuất hiện chỉ xuất hiện 1 loài là Dipylidium caninum.
- Spirometra mansoni sở dĩ có mặt tại 3 phường ngoại ô và phường Mỹ Phước là do ở các phường này dân cư chưa đông đúc vẫn còn nhiều vùng đất trống, kênh rạch tự nhiên và thảm thực vật là nơi trú ngụ của nhiều vật chủ trung gian của các loài sán dây spirometra mansoni và Taenia sp.
- Điều này cũng cho thấy, trong số 3 loài sán dây thì, loài Dipylidium caninum là loài sán dây phổ biến nhất xuất hiện ở tất cả các địa bàn khảo sát.
- Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các tác giả Hoàng Minh Đức (2008), Võ Thị Hải.
- tìm thấy các loài giun sán này lần lượt ở Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Cần Thơ..
- Bảng 1: Thành phần loài giun sán ký sinh trên chó nuôi tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Loài giun sán ký sinh Địa bàn khảo sát.
- Taenia sp.
- Trong 7 loài giun sán được tìm thấy tại địa bàn khảo sát có đến 5 loài được nhiều tài liệu đề cập có khả năng truyền lây sang người là Ancylostoma sp., Toxocara canis, Dipylidium caninum, Spirometra mansoni, Taenia sp..
- Trong đó, Ancylostoma sp., Toxocara canis lây bệnh cho người dưới dạng ấu trùng gây bệnh và Dipylidium caninum gây bệnh ở thể trưởng thành (hầu hết xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi) (Huỳnh Hồng Quang, 2010.
- Kế đến là loài sán dây Spirometra mansoni, Taenia sp tuy không xuất hiện phổ biến, nhưng chúng lại có thể gây bệnh cho người vừa ở thể ấu trùng (cysticercosis) và vừa ở thể trưởng thành.
- 3.2 Sự phân bố tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo địa bàn khảo sát.
- Kết quả Bảng 2 cho thấy tỉ lệ nhiễm chung của giun sán trên chó rất cao chiếm 73,67%, tỉ lệ nhiễm giun tròn tại địa bàn khảo sát là 60,87%, tỉ lệ nhiễm sán dây là 26,09% thấp hơn nhiều so với giun tròn, trong khi đó tỉ lệ nhiễm ghép giun tròn và sán dây là 13,29%.
- Từ kết quả của Bảng 2 thấy rằng việc quan tâm tẩy trừ và phòng bệnh giun sán của người.
- Nghiên cứu thấy được tỷ lệ nhiễm giun sán cao rơi vào địa bàn phường/xã vùng ngoại ô như Mỹ Hòa, Mỹ Khánh, Bình Khánh chó được nuôi ở đây đại đa số đều được thả rong và tự do phóng uế, phân chứa trứng giun sán được phát tán ra ngoài môi trường làm tăng khả năng lây lan, các phường/xã ven thành phố có nhiều cây cỏ hơn, nhiều bóng mát và đất nơi này giữ được ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn phân chó lâu bị khô, thích hợp cho việc duy trì và phát triển của trứng giun sán.
- Sự có mặt của các côn trùng, ký chủ trung gian của nhiều loài giun sán (chuột, ếch, nhái, bọ chét.
- ở nơi đây cũng nhiều hơn cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài giun sán truyền lây và phát triển.
- Lê Hữu Khương (2005) cho rằng đã có nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chuột có thể tích trữ ấu trùng giun trong mô và có khả năng lây nhiễm nếu chó ăn phải chuột.
- Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo các phường khảo sát.
- Ghi chú: những ký tự a,b,c trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với p<0,01) SMKT - Số mẫu kiểm tra SMN - Số mẫu nhiễm TLN - Tỷ lệ nhiễm.
- 3.3 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó.
- 3.3.1 Sự phân bố tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo phương thức nuôi.
- Phương thức chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nhiễm giun sán trên chó, điều này thể hiện rõ ở kết quả Bảng 3 chó nuôi thả rong có tỉ lệ nhiễm giun sán (88,05%) cao hơn nhiều so với chó nuôi nhốt (51,53.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhiễm giun sán theo phương thức nuôi p<0,01.
- Kết quả cũng cho thấy khi chó thả rong tỉ lệ nhiễm đa loài (nhiễm nhiều loài trên cùng cơ thể chó) là 94,21% trong khi chó nuôi nhốt tỉ lệ nhiễm đa loài là 55,95%.
- Tương tự, kết quả Bảng 3 cũng chỉ ra rằng chó được nuôi với phương thức nuôi thả có nguy cơ lây nhiễm cao hơn chó nuôi nhốt với relative risk RR = 1,71.
- Nghiên cứu cho thấy chó nuôi nhốt sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, có thể bảo đảm kiểm soát được vấn đề vệ sinh gia.
- súc và vệ sinh thú y tốt hơn cho chó, khi chó được thả rong tự do chúng có cơ hội tiếp xúc, giao tiếp, cắn nhau, gần gũi nhiều chó khác nhau nên cơ hội lây nhiễm và lây truyền chéo bệnh giun sán cho nhau rất lớn, ngoài ra chó còn có tập tính liếm và ăn các vật lạ, côn trùng, loài gặm nhấm.
- nên chúng có nguy cơ bị nhiễm giun sán qua đường tiêu hoá nếu các vật đó có nhiễm trứng hoặc ấu trùng giun sán.
- Thêm vào đó, khi chơi chung hay tiếp xúc với nhau, chó có nguy cơ lớn truyền bệnh ngoại ký sinh cho nhau, những loài ngoại ký sinh này là những ký chủ trung gian rất quan trọng trong vòng đời của 1 vài loài sán dây như: bọ chét, rận.
- Có khá nhiều yếu tố truyền lây giun sán trên chó khi nuôi thả rong đặc biệt thả rong tự do không kiểm soát (phương thức nuôi này vẫn còn phổ biến tại nhiều gia đình), có thể nói phương thức nuôi này là một trong những yếu tố dịch tễ quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh lây truyền do giun sán..
- Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo phương thức nuôi Phương thức nuôi SMKT SMN TLN.
- Nhiễm đơn loài SMN TLN% Nhiễm đa loài SMN TLN% RR.
- Ghi chú: những ký tự a,b trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (với p<0,01) SMKT - Số mẫu kiểm tra SMN - Số mẫu nhiễm TLN - Tỷ lệ nhiễm.
- 3.3.2 Sự phân bố về tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo phương thức vệ sinh gia súc.
- Vệ sinh gia súc là khâu then chốt trong phòng bệnh gia súc, ngoài việc giữ cho thú sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường còn giúp cho thú phòng ngừa được nhiều bệnh phổ biến đặc biệt là thú cưng như chó, mèo.
- Tỉ lệ nhiễm của chó được vệ sinh tắm chải nhiều hơn ba lần một tuần (>.
- 3 lần/tuần) có tỉ lệ nhiễm thấp nhất chiếm 57,73%, kế đến là 1 đến 3.
- lần một tuần (1-3 lần/tuần) chiếm 69,63%, cao nhất là ít hơn 1 lần trong một tuần (<1 lần/tuần), kết quả cũng cho chúng ta thấy tỉ lệ nhiễm đa loài (hơn 2 loài giun sán trên một cá thể chó) ở những chó có chu kỳ vệ sinh <1 lần/tuần rất cao 98,28% và yếu tố nguy cơ này có liên quan đến bệnh hay nói cách khác relative risk giữa bệnh do giun sán gây ra với chu kỳ vệ sinh tắm chải cho chó là RR=1,4.
- Sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm giữa nhóm chó có chu kỳ vệ sinh khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức.
- p<0,05, sở dĩ có sự khác biệt này do trứng giun sán, ấu trùng hay các ký chủ trung gian thường hay bám dính vào lông, da của chó và chó thường có thói quen dùng miệng cắn vào chỗ ngứa ngáy khó chịu nên rất dễ bị nuốt phải trứng và ấu trùng giun sán vào hệ tiêu hoá.
- Việc tắm chải vệ sinh gia súc định kỳ có ý nghĩa lớn trong việc loại thải và ngăn.
- chặn sự lây nhiễm, tự nhiễm, tái nhiễm bệnh giun sán, giúp loại bớt phần nào yếu tố gây bệnh (trứng, ấu trùng giun sán và ký chủ trung gian) ra khỏi bề mặt cơ thể chó.
- Với tình hình nhiễm giun sán khá cao như hiện nay thì tắm chải cũng là biện pháp hữu ích giúp người nuôi bảo vệ thú cưng một cách tích cực để hạn chế bệnh do giun sán gây ra..
- Bảng 4: Tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó theo phương thức vệ sinh gia súc Chu kỳ vệ sinh.
- 3.3.3 Sự phân bố về tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo ý thức tẩy giun định kỳ ở chó.
- Số liệu Bảng 5 chỉ ra rằng chó không thực hiện tẩy giun định kỳ có tỉ lệ nhiễm cao nhất chiếm 91,02%, kế đến là nhóm chó được tẩy giun có chu kỳ (>6-12 tháng/lần) 58,54%, thấp nhất là nhóm chó có chu kỳ (4-6 tháng/lần) là 42,11%.
- Tương tự, nhóm chó không thực hiện tẩy giun định kỳ cũng có tỷ lệ nhiễm ghép nhiều loài rất cao 91,02%, tỉ lệ nhiễm ghép thấp nhất vẫn là nhóm chó được tẩy giun định kỳ 4-6 tháng/lần.
- Qua đó ta cũng có thể thấy có mối tương quan giữa bệnh do giun sán trên chó với yếu tố phơi nhiễm E+ (không thực hiện) và không phơi nhiễm E- (thực hiện tẩy giun 4-12 tháng/lần) rất mật thiết, hệ số RR khá cao bằng 1,83.
- Đa số chó sau khi nhiễm giun sán bài thải nhiều trứng giun sán trong phân có nhiều nguy cơ bị tự nhiễm và tái nhiễm.
- Chính vì vậy, chó bị nhiễm ký sinh trùng có cường độ nhiễm cao ngoài.
- Việc tẩy giun định kỳ từ 4-12 tháng/lần là phương pháp phòng bệnh giun sán tốt trong thời điểm hiện nay.
- Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây việc tẩy giun sán định kỳ 3-4 tháng/lần là biện pháp hữu hiệu nhất giúp khống chế bệnh do giun sán gây ra trên chó từ đó có thể làm giảm tỷ lệ bệnh từ động vật lây sang người (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009).
- Tẩy giun sán định kỳ ngoài lợi ích tiêu diệt được các giun sán trưởng thành trong cơ thể vật chủ, bảo đảm sức khoẻ vật chủ, còn làm giảm số lượng trứng, ấu trùng thải ra môi trường bên ngoài đóng góp tích cực cho vệ sinh thú y và sức khoẻ cộng đồng..
- Bảng 5: Tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo chu kỳ tẩy giun định kỳ.
- Tẩy giun định kỳ SMKT SMN TLN % Nhiễm đơn loài Nhiễm đa loài RR.
- SMN TLN% SMN TLN%.
- Đề tài đã phát hiện được 7 loài giun sán trong đó có 4 loài giun tròn là Ancylostoma sp., Toxocara canis, Toxascaris leonine,.
- Trichocephaplus vulpis và 3 loài thuộc lớp sán dây Dipylidium caninum, Spirometra mansoni và Taenia sp.
- Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh giun sán trên chó là vệ sinh thú y kém (tắm chải ít hơn 1 lần/tuần), nuôi chó thả rong, không thực hiện tẩy giun định kỳ với nguy cơ tương đối lần lượt là 1,40.
- Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên đường tiêu hóa và thử hiệu quả của Albendazole trong tẩy trừ giun tròn ở chó tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó nuôi ở Hà Nội và Biện pháp phòng trị.
- Bệnh do ký sinh trùng sán dây đường ruột có liên quan đến vật chủ con người.
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn.
- dây chó, mèo Dipylidium caninum nhiễm bệnh ở người, Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn, truy cập từ.
- Giun sán ký sinh trên chó ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam..
- Nhiễm giun sán từ động vật sang người được chẩn đoán tại Bệnh viện .
- Tình hình nhiễm giun ở đàn chó nuôi tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 4, tập 19 - 2012..
- Tình hình nhiễm sán dây ký sinh ở chó và hiệu quả tẩy trừ của một số chế phẩm thuốc tại thành phố Cần Thơ.
- Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, Việt Nam..
- Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật..
- Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa, Khoa học Kỹ thuật Thú y - Tập XVIII – Số 6 – 2011..
- Tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
- Một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, một trong những giun tròn ở chó có nguy cơ lây sang người