« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- TRƯỜNG HỢP MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.
- Kiên Giang, nông hộ, tín dụng thương mại Keywords:.
- Tín dụng thương mại là loại hình tín dụng phổ biến đối với hộ nuôi tôm trong thời gian qua.
- Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng thương mại của nông hộ còn bị giới hạn.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận và lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của các hộ nuôi tôm ở tỉnh Kiên Giang.
- Kết quả mô hình Probit cho thấy việc tiếp cận tín dụng dưới hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: giá trị đất nông nghiệp;.
- khoảng cách từ nông hộ nuôi tôm đến đại lý vật tư.
- thời gian quen biết với đại lý vật tư.
- số lượng đại lý vật tư nông nghiệp ở địa phương.
- khoảng cách từ nông hộ đến đại lý vật tư.
- số lượng đại lý vật tư nông nghiệp trong địa bàn.
- Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Trong điều kiện đó, mua chịu vật tư nông nghiệp (VTNN) đã mở ra một cơ hội quý báu cho các nông hộ, giúp họ nhanh chóng có ngay vật tư để phục vụ cho hoạt động sản xuất mà không cần phải vay ở bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khác.
- Hình thức mua chịu ra đời như một nhu cầu tất yếu, đây là hình thức thanh toán trả chậm dựa trên lòng tin giữa người mua và người bán.
- Mua chịu VTNN ngoài việc giúp nông hộ không phải trả lãi cao khi vay tín dụng đen, nó còn khuyến khích họ chăm lo vào hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
- Mua bán chịu trong các giao dịch thương mại được xem là một trong những hình thức tín dụng phi chính thức, nhưng nếu xét về hiệu quả mang lại thì ta thấy hoạt động mua chịu góp phần bổ sung cho thị trường tín dụng chính thức.
- Qua kết quả khảo sát thực tế của tác giả trong năm 2015 cho thấy không phải ai có nhu cầu mua chịu cũng được chấp thuận, mặc dù người mua chịu phải trả giá cao hơn so với mua bằng tiền mặt.
- Nếu như nông hộ không tiếp cận được các tổ chức tín dụng chính thức và cũng không được chấp nhận cho mua chịu vật tư thì nông hộ sẽ rơi vào tình trạng không có vốn để sản xuất do đó không thể khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác để làm tăng thu nhập, dẫn đến tình trạng một số nông hộ phải chuyển nghề hoặc bỏ đất hoang từ đó sinh ra lãng phí và đói nghèo.
- Ở Việt Nam, hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp là hình thức tín dụng thương mại khá phổ biến ở các vùng nông thôn và đã được tìm thấy qua thực nghiệm nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2013), Trần Ái Kết (2014) ở các địa phương ĐBSCL.
- Từ thực tiễn trên cho thấy việc thực hiện nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại trường hợp mua chịu VTNN của hộ nuôi tôm.
- trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là cần thiết nhằm: (1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại dưới hình thức mua chịu VTNN của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- (3) Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao khả năng được chấp nhận cho mua chịu và các giải pháp làm tăng lượng tiền mua chịu VTNN đối với những hộ có nhu cầu..
- 2.2 Lý luận các yếu tố tác động đến tín dụng thương mại.
- Giá trị đất nông nghiệp: Giá trị đất nông nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định khả năng mua chịu của nông hộ.
- Thu nhập bình quân: Các hộ có thu nhập cao dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu hơn (khi có nhu cầu) bởi thường được xem là có khả năng trả nợ tốt hơn và có nhiều uy tín hơn (Burkart and Ellingsen, 2004.
- Trần Ái Kết và Nguyễn Thành Tích (2014) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa khả năng chấp nhận mua chịu với độ dài thời gian quen biết giữa người mua và người bán.
- Nếu thời gian quen biết càng dài thì hai bên càng hiểu rõ về nhau, vì vậy hiện tượng thông tin bất đối xứng được giảm thiểu và người mua sẽ dễ được chấp thuận cho mua chịu hơn..
- Fabbri and Menichini (2010) cho thấy có mối quan hệ nhất định giữa vay tín dụng chính thức với hoạt động mua chịu.
- Theo đó, các đối tượng tham gia vay tín dụng chính thức sẽ dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu bởi thường được xem là có uy tín tín dụng.
- Hơn nữa, lượng vay tín dụng chính thức và hàng hóa mua chịu sẽ bổ sung cho nhau để.
- Thời gian sống tại địa phương: Những người có thời gian sống lâu năm ở địa phương cũng dễ được chấp nhận cho mua chịu vì người bán có nhiều thông tin hơn về họ để thẩm định năng lực và ý định trả nợ cũng như có nhiều thời gian hơn để xây dựng mối quan hệ thân tình mang tính chất ràng buộc, các hộ sống càng lâu ở địa phương thì khả năng di cư cũng thấp hơn, điều này góp phần bảo đảm hơn cho quyết định bán chịu.
- (2012) cho rằng số thành viên trong gia đình càng đông thì chủ hộ có nhiều khả năng mua chịu hơn những hộ có ít thành viên hơn.
- Đặc biệt, đối với các gia đình có tỷ lệ phụ thuộc cao, chi tiêu tăng dẫn đến vốn đầu tư giảm, khi đó nhu cầu nhận tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng lên, điều này làm tăng khả năng mua chịu của hộ..
- cầu mua chịu thì sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn so với các hộ mới tham gia..
- (2013) cho rằng có sự khác biệt về khả năng mua chịu giữa chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ, đối với chủ hộ là nam thì khả năng tiếp cận hình thức mua chịu dễ dàng hơn so với chủ hộ là nữ.
- Do chủ hộ là nam có khả năng giao tiếp cũng như thương lượng với người bán tốt hơn nữ, vì vậy khả năng chấp nhận cho mua chịu của người bán sẽ cao.
- Do vậy, giới tính cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua chịu của nông hộ..
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Fatoki and Odeyemi (2010) cho rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến khả năng mua chịu của khách hàng, người mua có trình độ học vấn cao khi đó khả năng thương lượng cũng như giao tiếp với người bán cũng sẽ cao.
- bên cạnh những chủ hộ có học vấn cao thường tiếp cận với nhiều nguồn thông tin phục vụ cho quá trình canh tác tốt hơn, vì thế hiệu quả sản xuất cũng được cải thiện hơn và họ sẽ dễ dàng mua chịu hơn..
- Đối tượng khảo sát và phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Là các hộ nuôi tôm có tham gia mua chịu vật tư nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Kiên Giang thời gian tháng 12/2015..
- Để xác định các yếu tố tác động đến xác suất nông hộ được chấp nhận cho mua chịu VTNN của hộ nuôi tôm, nghiên cứu sử dụng mô hình Probit và tiếp theo sử dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền được các cửa hàng VTNN chấp nhận bán chịu cho hộ nuôi tôm trong địa bàn..
- Trong đó: biến phụ thuộc Yi nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có mua chịu, và nhận giá trị 0 nếu hộ không mua chịu.
- SODAILY Số lượng đại lý vật tư nông nghiệp trong địa bàn (số đại lý).
- LUONGCT Lượng tiền vay tín dụng chính thức của hộ (triệu đồng).
- Trong đó: Y là biến độc lập thể hiện lượng tiền mua chịu trong năm 2015 của hộ nuôi tôm, biến X là biến độc lập có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, u là sai số mô hình hồi quy..
- LUONGCT Lượng tiền vay tín dụng tín dụng chính thức của hộ (triệu đồng).
- nông hộ cũng tương đối gần khoảng 3,62 km, khoảng cách này cũng là câu trả lời cho việc trong địa bàn có đến 241 hộ tham gia mua chịu VTNN..
- Số tiền vay tín dụng chính thức (triệu đồng/năm .
- Số tiền mua chịu VTNN (triệu đồng/năm .
- Khi thiếu vốn, các hộ nuôi tôm ở 3 huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận có nhu cầu cao trong việc mua chịu VTNN để đảm bảo thời vụ sản xuất và phòng trừ dịch bệnh.
- chấp nhận cho mua chịu chiếm 23% số quan sát..
- Khác với việc hạn chế lượng vốn cho vay tại các tổ chức tín dụng, số tiền mua chịu VTNN bình quân một năm của nông hộ trong mẫu khảo sát tương đối cao vào khoảng 32,48 triệu đồng/người.
- Có những hộ được chấp nhận cho mua chịu vật tư với số tiền lên đến 91,30 triệu đồng..
- 0,01 cho biết mô hình là phù hợp với mức ý nghĩa 1% và ta bác bỏ giả thuyết Ho: tất cả các biến độc lập đưa vào mô hình không có biến nào tác động đến xác suất được mua chịu của nông hộ nuôi tôm) với phần trăm dự báo đúng về xác suất nông hộ được mua chịu trong mô hình Probit là 89,78%..
- Kết quả phân tích trong mô hình cho biết có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lượng tiền mua chịu VTNN của hộ nuôi tôm Kiên Giang.
- Các biến trên tác động lên xác suất mua chịu của nông hộ với mức ý nghĩa 1% -10%..
- Thời gian quen biết giữa chủ đại lý VTNN với nông hộ nuôi tôm: Hệ số β của biến TGQUENBIET là 0,217, biến này có tương quan thuận với xác suất được chấp nhận cho mua chịu của nông hộ ở mức ý nghĩa 1%.
- Nghĩa là những hộ có thời gian quen biết với chủ đại lý càng cao thì càng dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu VTNN của chủ đại lý đó.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thời gian quen biết với đại lý vật tư tăng thêm 1 năm thì khả năng được chấp nhận cho mua chịu kỳ vọng tăng lên 2,7%..
- Số lượng các đại lý vật tư trong địa bàn của hộ nuôi tôm: Hệ số β của biến SODAILY là 0,439 biến này có tương quan thuận với xác suất được chấp nhận cho mua chịu của nông hộ ở mức ý nghĩa 1%..
- đại lý VTNN càng nhiều thì nông hộ càng có nhiều cơ hội lựa chọn nơi mua chịu và hầu như lãi suất cũng sẽ thấp hơn so với những khu vực có ít hơn những đại lý VTNN do tính cạnh tranh của việc thương mại của các đại lý vật tư.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác cố định, khi số lượng đại lý trong địa bàn tăng lên 1 đại lý thì xác suất được mua chịu kỳ vọng tăng lên 5,5%..
- Giá trị đất nông nghiệp: Hệ số β của biến GIATRIDATNN là 0,005 nghĩa là biến này có tương quan thuận với xác suất được chấp nhận cho mua chịu của nông hộ ở mức ý nghĩa 1%.
- Kết quả mô hình ước lượng phù hợp với nghiên cứu của Burkart and Ellingsen (2004), Fatoki and Odeyemi (2010) cho rằng những hộ có giá trị tài sản hay quy mô hoạt động càng lớn khả năng tiếp cận mua chịu càng cao.
- Điều này cho thấy việc nông hộ có giá trị đất canh tác càng nhiều thì khả năng được chấp nhận cho mua chịu từ các chủ đại lý vật tư trong địa bàn càng cao.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi giá trị đất nông nghiệp tăng lên 1 triệu đồng thì xác suất hộ được chấp nhận cho mua chịu kỳ vọng tăng lên 0,1%..
- Theo Burkart and Ellingsen (2004), khách hàng có năng lực tài chính càng lớn thì khả năng tiếp cận mua chịu từ nhà cung ứng càng tăng.
- Hộ có thu nhập bình quân đầu người càng cao thì càng dễ dàng được tiếp cận với việc mua chịu của đại lý VTNN.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập bình quân tăng lên 1 triệu đồng thì xác suất được mua chịu kỳ vọng tăng lên 0,1%..
- Khoảng cách từ nhà nông hộ nuôi tôm đến cửa hàng vật tư: khoảng cách chính là một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn mua chịu của hộ nuôi tôm (Fatoki and Odeyemi, 2010).
- Hệ số β của biến KHOANGCACH là - 0,283 ở mức ý nghĩa 1%, điều này nghĩa là nông hộ sống càng xa địa điểm kinh doanh của các đại lý vật tư thì càng ít được chấp nhận cho mua chịu.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi khoảng cách từ nông hộ đến đại lý vật tư tăng 1 km thì xác suất được chấp nhận cho mua chịu kỳ vọng giảm 3,5%..
- Lượng tiền vay chính thức: hệ số β biến LUONGCT là 0,007 biến này tương quan thuận với khả năng mua chịu VTNN với mức ý nghĩa 10%..
- nông hộ vay chính thức với lượng tiền càng nhiều sẽ càng dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu từ nhà cung ứng.
- Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lượng vốn vay chính thức tăng 1 triệu đồng thì xác suất được mua chịu kỳ vọng tăng lên 0,1%..
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố khác như giới tính của chủ hộ, số lượng nhân khẩu trong gia đình, số năm kinh nghiệm canh tác, trình độ học vấn, số năm sinh sống ở địa phương của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận mua chịu của nông hộ, tuy nhiên ảnh hưởng ở mức chưa có ý nghĩa thống kê..
- 3.3 Các yếu tố tác động đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự thay đổi của từng yếu tố sẽ tác động đến số tiền mua chịu VTNN mà hộ nuôi tôm nhận được trong mỗi năm..
- Số lượng các đại lý vật tư trong địa bàn của hộ nuôi tôm: Với tác động biên 3,647 biến này có tương quan thuận với lượng tiền mua chịu của nông hộ ở mức ý nghĩa 1%.
- Lý thuyết marketing cho rằng trong môi trường cạnh tranh, khách hàng có thể dễ dàng thay đổi nơi mua chịu nếu bên cung ứng không có biện pháp tốt để giữ chân khách hàng, Fisman and Raturi (2004).
- Lập luận trên đúng với thị trường mua chịu VTNN tỉnh Kiên Giang.
- Một thực tế khác, số tiền mua chịu vật tư nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào giá trị đất nông nghiệp của chủ hộ vì giá trị đất nhiều thì quy mô canh tác cũng nhiều do vậy lượng vật tư sử dụng cũng sẽ nhiều.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi giá trị đất nông nghiệp của nông hộ tăng lên 1 triệu đồng thì lượng vốn bán mua chịu kỳ vọng sẽ tăng lên 40 ngàn đồng..
- Vì vậy, thông thường các hộ lâu năm sẽ dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu với lượng tiền cao.
- Khoảng cách từ nhà nông hộ đến cửa hàng VTNN: Vị trí địa lý cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ.
- Đúng với kì vọng ban đầu hệ số β có giá trị âm với tác động biên -3,527 ở mức ý nghĩa 1%, nông hộ sống càng xa trung tâm, càng xa đại lý vật tư thì lượng tiền mua chịu càng giảm và ngược lại.
- Nhìn vào kết quả mô hình Tobit cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi khoảng cách từ nông hộ đến đại lý giảm 1 km thì lượng tiền mua chịu kỳ vọng tăng lên 3,527 triệu đồng..
- Lượng tiền vay tín dụng chính thức: Tác động biên là 0,131 như vậy biến LUONGCT có tương quan dương với lượng tiền mua chịu VTNN với mức ý nghĩa 5%.
- Điều này có nghĩa các hộ được vay chính thức với lượng vốn càng nhiều là những hộ có uy tín và đã được thẩm định từ các tổ chức tín dụng, cho nên các hộ này cũng dễ dàng được chấp nhận cho mua chịu với lượng tiền nhiều hơn so với các hộ không có vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lượng vốn vay của hộ tăng lên 1 triệu đồng thì kỳ vọng sẽ tham gia mua chịu với lượng tiền mua chịu tăng thêm 131 nghìn đồng..
- thời gian nông hộ tham gia nuôi tôm.
- Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác là không đổi khi số năm nuôi tôm của chủ hộ tăng 1 năm thì lượng tiền mua chịu vật tư kỳ vọng tăng thêm 1,689 triệu đồng..
- Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng nhân khẩu, thu nhập bình quân/người của nông hộ, thời gian sống ở địa phương có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ, tuy nhiên ảnh hưởng ở mức chưa có ý nghĩa thống kê..
- Việc sử dụng mô hình Probit trong phân tích các yếu tố tác động đến xác suất nông hộ được chấp nhận cho mua chịu từ các đại lý vật tư nông nghiệp là giá trị đất nông nghiệp, số lượng đại lý trong địa bàn, khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý vật tư, lượng tiền vay chính thức, thu nhập bình quân/người và biến thời gian quen biết với đại lý vật tư nông nghiệp.
- Bên cạnh đó, mô hình hồi quy Tobit tìm ra các yếu tố tác động đến lượng tiền mua chịu bao gồm: giá trị đất nông nghiệp, thời gian quen biết với đại lý, số lượng đại lý vật tư trong địa bàn, lượng tiền vay chính thức, khoảng cách từ nhà nông hộ đến cửa hàng vật tư và số năm kinh nghiệm trong hoạt động nuôi tôm của chủ hộ.
- Trong đó, yếu tố số lượng đại lý vật tư trong địa bàn tác động mạnh nhất đến xác suất tiếp cận và lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm tỉnh Kiên Giang.
- Từ kết quả thống kê mô tả cũng như ước lượng hai mô hình, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm trên địa bàn như sau:.
- Tín dụng thương mại, trường hợp mua chịu vật tư của nông hộ ở An Giang.
- Các nhân tố tác động đến tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức của nông hộ ở ĐBSCL