« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu nhà nước ở Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/jvn.2017.635 CÁC YẾU TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG:.
- Rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP sở hữu nhà nước, logit đa thức, Hậu Giang Keywords:.
- Bài viết này phân tích các yếu tố kinh tế vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang dựa trên số liệu được thu thập từ 316 quan sát của 5 ngân hàng.
- Cả hai mô hình logit nhị thức và logit đa thức được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
- Ở mức độ rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTMCPNN bao gồm: tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn của khách hàng, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, và kiểm tra giám sát vốn vay.
- Ở mức độ rủi ro 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm năm yếu tố ở mức độ rủi ro 1 cộng với khả năng tài chính của khách hàng và kinh nghiệm cán bộ tín dụng..
- Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng:.
- Tăng trưởng tín dụng kéo theo khả năng rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu gây ra những hệ lụy xấu đến hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như là các ngân hàng phải gia tăng.
- Việc nhận thức được rủi ro và quản lý rủi ro đang là vấn.
- Bài viết này nhằm phân tích các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) có sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Mô hình logit nhị phân và logit đa thức được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
- Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp góc nhìn mới trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm giúp các NHTMCP có sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng..
- Rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên nhận dạng rủi ro tín dụng luôn là một thách thức đối với vấn đề quản lý ngân hàng.
- Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng được thực hiện khá toàn diện ở cấp độ vĩ mô và vi mô ở các quốc gia.
- Để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cấp độ vi mô, Altman et al.
- tập hợp các biến chỉ rủi ro hệ thống, bao gồm các yếu tố tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, lòng tin, tăng trưởng tín dụng và lãi suất trái phiếu..
- Theo đó, rủi ro tín dụng có thể được nhận biết thông qua đặc điểm vĩ mô và vi mô của khách hàng..
- Ở Việt Nam, những nghiên cứu về rủi ro tín dụng khá hạn chế do hạn chế về số liệu và phương pháp..
- Ở cấp độ vi mô, các nghiên cứu trong nước đánh giá rủi ro tín dụng thường chia rủi ro thành hai mức độ dựa vào cách xếp loại nợ của ngân hàng.
- Cụ thể, Trương Đông Lộc (2010), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), và Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với biến phụ thuộc rủi ro được xác định dựa theo đặc điểm hồ sơ khách hàng:.
- có rủi ro và không có rủi ro.
- Các tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố vi mô giải thích cho rủi ro tín dụng.
- Nghiên cứu về rủi ro tín dụng dựa vào cách phân loại rủi ro theo hai mức độ được tìm thấy khá phổ biến ở Việt Nam.
- Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là khái niệm tổng hợp.
- Để đo lường rủi ro tín dụng, các ngân hàng dựa vào các nhóm nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5) theo quy định để phân loại mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
- Miyamoto (2014) đề xuất sử dụng phương pháp đo lường rủi ro dạng đa thức (theo nhiều hơn hai mức độ) để có thể giải thích tốt hơn cho vấn đề quản lý rủi ro tại ngân hàng..
- Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng, mô hình logit đa thức tổng quát (Multinomial Generalized Logit) được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
- Gọi Y ij là mức độ rủi ro tín dụng được quan sát từ các hồ sơ vay vốn, phương trình hồi quy logit đa thức có dạng tổng quát như sau:.
- Trong đó, i là số quan sát, x i là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, j=0,...J là tập hợp các mức độ rủi ro được giả định xảy ra độc lập, và.
- 1  J là tập hợp các hệ số ước lượng tương ứng với từng mức độ rủi ro.
- Trường hợp J  1 , phương trình (1) trở thành mô hình logit nhị phân với biến phụ thuộc nhận hai mức độ rủi ro tương ứng là: Y i  1 có rủi ro hoặc Y i  0 không có rủi ro.
- mô hình logit đa thức với 3 mức độ rủi ro tương ứng là: Y i  2 có rủi ro ở mức 2, hoặc Y i  1 rủi ro ở mức 1, hoặc Y i  0 không có rủi ro.
- Trong điều kiện mức độ rủi ro xảy ra không theo trật tự, các hệ số  ở phương trình (2) và (3) được ước lượng bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) theo Greene (2012).
- Tác động biên trung bình (marginal effect at the mean) được tính dựa theo Cameron và Trivedi (2010) và được sử dụng để giải thích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến rủi ro tín dụng..
- Biến phụ thuộc trong mô hình là rủi ro tín dụng và được quan sát dựa vào hồ sơ vay của khách hàng..
- Rủi ro tín dụng của một hồ sơ vay được phân loại theo chất lượng khoản vay dựa vào 5 mức độ (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN).
- những hồ sơ vay bị xếp loại từ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn) trở lên được cho là những hồ sơ tín dụng có rủi ro.
- Khi đó, mô hình logit nhị phân được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng giữa hai nhóm khách hàng: nhóm nợ đủ chuẩn (nhóm 1 và 2) và nhóm nợ dưới chuẩn (các nhóm còn lại)..
- Tuy nhiên, cách phân loại rủi ro tín dụng theo nhóm nợ như trên có thể không phản ánh đúng mức độ rủi ro tín dụng.
- Vì vậy, biến phụ thuộc phản ánh rủi ro tín dụng trong nghiên cứu này còn được chia làm 3 mức độ dựa vào khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng..
- Theo đó, các hồ sơ trong nhóm 1 và nhóm 2 được xếp vào nhóm không rủi ro (mức độ 0), các hồ sơ trong nhóm 3 và nhóm 4 được xếp vào nhóm nợ có rủi ro nhưng có thể kiểm soát được (rủi ro mức 1) và hồ sơ thuộc nhóm 5 được xếp vào nhóm rủi ro không thể kiểm soát được (rủi ro mức 2).
- Mô hình logit đa thức được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến các mức độ rủi ro tín dụng trong trường hợp này (Bảng 1)..
- Mức độ rủi ro trong mô hình logit nhị thức 0: không rủi ro (nợ đủ chuẩn) 1: có rủi ro (nợ dưới chuẩn) Mức độ kiểm soát rủi ro trong mô hình.
- 0: không rủi ro (nợ nhóm 1 và nhóm 2) 1: rủi ro có thể kiểm soát (nợ nhóm 3 và 4) 2: rủi ro không thể kiểm soát (nhóm 5) Các biến độc lập và dấu kỳ vọng được xác định.
- Vì vậy, thực trạng cho vay với tỉ lệ tài sản đảm bảo hiện tại cho thấy mức độ rủi ro tín dụng tiềm tàng trong các hợp đồng cho vay trên địa bàn..
- Đặc điểm của khách hàng cho thấy khả năng tiềm tàng của rủi ro tín dụng trên địa bàn và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cần được các ngân hàng đặc biệt quan tâm..
- Kiểm định Wald ở hai mô hình cho kết luận hai mô hình rủi ro tín dụng với các biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1%.
- Như vậy, các hệ số ước lượng của cả hai mô hình đều có ý nghĩa và cho phép giải thích rủi ro tín dụng..
- Nghĩa là số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo càng cao thì khoản vay đó có rủi ro càng cao.
- thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ tăng lên 17 điểm phần trăm.
- Nếu vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.
- Hệ số tác động biên cho thấy, khi tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn dự án vay vốn tăng lên 1% thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này sẽ giảm được 23,3 điểm phần trăm.
- Hệ số tác động biên cho thấy nếu khách hàng từng bị nợ quá hạn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng sẽ cao hơn 17,8 điểm phần trăm, so với trường hợp khách hàng chưa từng có nợ quá hạn..
- Hệ số ước lượng của sử dụng vốn vay âm và có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này giảm được 27,8 điểm phần trăm.
- Nếu khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng 1,2 điểm phần trăm so với nhóm có nguồn thu nhập khác..
- Hai yếu tố liên quan đến ngân hàng bao gồm kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và số lần kiểm tra giám sát có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng và có ý nghĩa ở mức 5% và 1% tương ứng.
- Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tăng lên 1 năm làm giảm xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của hồ sơ vay 1,2 điểm phần trăm.
- Trong khi đó, thêm một lần kiểm tra giám sát hồ sơ khách hàng làm giảm 15,5% khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
- Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010) theo đó khả năng tài chính của người vay, tài sản đảm bảo nợ vay, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kiểm tra giám sát khoản vay, và biến kinh nghiệm cán bộ tín dụng đều có ý nghĩa giải thích rủi ro tín dụng..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở mức 1 (các khoản vay có rủi ro trong khả năng kiểm soát bao gồm nợ nhóm 2 và 3) bao gồm: tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn, biến lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kiểm tra và giám sát khoản vay (Bảng 6)..
- Rủi ro ở mức độ 1 Rủi ro ở mức độ 2 Hệ số ước.
- tín dụng.
- Biến tài sản đảm bảo có tương quan thuận với rủi ro mức 1 và có ý nghĩa ở mức 1%.
- Hệ số tác động biên cho thấy nếu tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng lên 1% thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng lên 2,87 điểm phần trăm.
- Yếu tố sử dụng vốn vay có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng theo dấu kỳ vọng và có ý nghĩa ở mức 1%..
- Điều này có nghĩa là khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này giảm được 4,8 điểm phần trăm.
- Hệ số tác động biên cho thấy các khách hàng từng bị nợ quá hạn thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng 2 điểm phần trăm..
- Lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ có tương quan thuận với rủi ro mức 1 và có ý nghĩa ở mức 10%.
- Hệ số tác động biên cho thấy nếu khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ từ nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng 1,8 điểm phần trăm..
- Yếu tố liên quan đến ngân hàng là kiểm tra và giám sát khoản vay có tương quan nghịch với rủi ro mức 1 và có ý nghĩa ở mức 5%.
- Khi số lần kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn trong quá trình cho vay tăng lên 1 lần thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này giảm 8,2 điểm phần trăm..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng mức độ 2 (rủi ro không kiểm soát bao gồm nợ nhóm 4 và 5) bao gồm: kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, khả năng tài chính của khách hàng, sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, lịch sử vay vốn, kiểm tra và giám sát khoản vay, và lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ.
- So với kết quả ước lượng của rủi ro mức 1, kết quả ước lượng của rủi ro ở mức 2 còn có thêm hai yếu tố có ý nghĩa trong mô hình là kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng (Bảng 6)..
- Biến tài sản đảm bảo có tương quan thuận với rủi ro mức 2 và có ý nghĩa ở mức 1%.
- Hệ số tác động biên cho thấy nếu tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo tăng lên 1% thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng 13,5 điểm phần trăm.
- Tương tự kết quả ước lượng ở mức rủi ro 1, biến sử dụng vốn vay có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng và có ý nghĩa ở mức 10%.
- Cụ thể, nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này giảm 14,5 điểm phần trăm.
- và có tác động cao hơn so với kết quả của mức rủi ro 1.
- thì khả năng xảy ra rủi ro mức 2 là 10 điểm phần trăm cao hơn so với khách hàng chưa từng có nợ quá hạn.
- Kết quả này cũng là mối tương quan dương giữa khách hàng xảy ra nợ quá hạn và rủi ro tín dụng trong nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012).
- Bên cạnh đó, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ có tương quan thuận với rủi ro mức 1 và có ý nghĩa ở mức 5%.
- Hệ số tác động biên cho thấy nếu khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ từ nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này tăng 8,6 điểm phần trăm so với nhóm còn lại.
- Kết quả này tương đồng với kết quả của Trương Đông Lộc (2010) rằng nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp thường có rủi ro hơn nhóm còn lại..
- Yếu tố liên quan đến ngân hàng là kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kiểm tra và giám sát khoản vay có tương quan nghịch với rủi ro mức 2 và có ý nghĩa ở mức 5%.
- Cụ thể, kinh nghiệm cán bộ tín dụng tăng lên 1 năm thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở mức 2 giảm 1 điểm phần trăm.
- Trong khi đó, số lần kiểm tra và giám sát khách hàng vay vốn trong quá trình cho vay tăng lên 1 lần thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng ở nhóm này giảm 6 điểm phần trăm..
- Kết quả nhất quán này tương đồng với Trương Đông Lộc (2010) và có hàm ý rằng chúng ta chưa có cơ sở để kết luận quan hệ giữa rủi ro tín dụng và đa dạng nguồn thu nhập của khách hàng.
- Vì vậy, các ngân hàng không nên xem trọng quá mức yếu tố đa dạng hóa nguồn thu nhập của khách hàng trong quá trình cho vay và giám sát rủi ro ở các hợp đồng tín dụng..
- Kết quả phân tích rủi ro tín dụng bằng mô hình logit nhị thức cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: tài sản đảm bảo, khả năng tài chính của người vay, biến lịch sử vay vốn, sử dụng vốn vay, lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, kiểm tra và giám sát khoản vay..
- Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bằng mô hình hồi qui logit đa thức cho thấy mô hình logit đa thức cho phép giải thích tốt hơn mô hình logit nhị thức.
- Ở mức rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm: tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn của khách hàng, ngành nghề chính tạo ra thu nhập và kiểm tra giám sát vốn vay.
- Ở mức rủi ro 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: tài sản đảm bảo, khả năng tài chính của khách hàng, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn, ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ,.
- Trong khi đó, kết quả của hai mô hình đều chỉ ra rằng biến đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cả hai mức độ..
- Dựa vào kết quả phân tích, một số khuyến nghị giúp ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng theo hai mức độ và ba mức độ bao gồm: (i) Sử dụng hiệu quả tài sản đảm bảo như là ràng buộc trả nợ trong các hợp đồng cho vay, (ii) Thực hiện hiệu quả công tác đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trước khi cho vay, (iii) Thực hiện thẩm định chặt chẽ mục đích vay và thực hiện đúng theo quy trình giám sát sử dụng vốn vay, (iv) Sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin đánh giá khách hàng để phục vụ công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay và thu hồi nợ, và trong hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ của từng ngân hàng, (v) Xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu dựa vào đặc điểm riêng của từng địa bàn, và (vi) Tăng cường giám sát chặt chẽ nguồn thu nhập chính để trả nợ từ phía khách hàng.
- Bên cạnh đó, ngân hàng cần đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho những cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm để nâng cao năng lực cho vay và quản lý rủi ro..
- Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ