« Home « Kết quả tìm kiếm

Cách viết đoạn văn nghị luận văn học Phương pháp viết đoạn văn nghị luận văn học - Ôn thi vào lớp 10


Tóm tắt Xem thử

- Cách viết đoạn văn nghị luận văn học.
- Trên cơ sở kiến thức về đọc hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói viết của bạn đọc học sinh về những kiến thức đọc hiểu cụ thể, cần có những bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn..
- Các loại đoạn văn Nghị luận văn học cần phải viết:.
- Đoạn văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm..
- Đoạn văn tóm tắt tác phẩm..
- Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm..
- Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm..
- Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật..
- Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ..
- Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ..
- Dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận văn học.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...).
- Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của bài thơ..
- Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận.
- Phân tích bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu của đề (có thể theo trình tự câu thơ hoặc theo trình tự ý)..
- Hoặc phân tích bài thơ, đoạn thơ để làm rõ một định hướng nào đó (chia luận điểm theo nội dung của định hướng).
- Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ..
- Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận..
- ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
- “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
- Em hãy viết một đoạn văn diễn tả suy nghĩ của em về tình đồng đội của những người chiến sĩ lái xe được miêu tả trong hai khổ thơ trên?.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thể hiện tình đồng đội, đồng chí thắm thiết của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- Những chiếc xe từ trong bom rơi.
- Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.
- Hành trình ra trận của những người lính cũng là hành trình gắn kết tình bạn bè.
- Ở câu thơ đầu tiên hình ảnh “Những chiếc xe từ trong bom rơi” cho thấy từ trong mưa bom lửa đạn, từ trong gian khó, những chiến sĩ lái xe vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ và gặp lại đồng đội của mình..
- Những chiếc xe không kính chắn gió là một bất lợi giờ đây là một điều kiện thuận lợi để người lính trao nhau cái bắt tay vội vàng mà chan chứa niềm vui, ấp áp tình đồng đội.
- Trên bước đường ra trận, người lính còn có phút giây nghỉ ngơi, xum họp như một gia đình:.
- Thực sự những người lính không chỉ chung bát, chung đũa, chung nắm cơm, bếp lửa mà còn cả con đường con đường khó khăn, gian khổ để tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất..
- Câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thật hay và thú vị.
- Nó diễn tả chính xác trạng thái của người lính lái xe.
- Hơn nữa từ láy đó còn gợi lên con đường Trường Sơn gập nghềnh, trắc trở, cuộc đời người lính thật gian lao.
- Câu thơ tiếp theo giản dị mà giàu tinh thần lạc quan “Lại đi,lại đi trời xanh thêm”.
- Điệp từ “lại đi, lại đi” kết hợp với nhịp thơ 2/2/3 phản ánh nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, ngày đêm đoàn xe vẫn nối tiếp nhau ra trận hơn nữa nó còn phản ánh không khí khẩn trương, gấp gáp của cuộc chiến.
- Mặc dù con đường phía trước là gập ghềnh gian khó song bánh xe của tiểu đội xe không kính vẫn không ngừng quay..
- Còn hình ảnh “Trời xanh thêm” là để ẩn dụ để chỉ niềm tin chiến thắng, sự lạc quan của người lính lái xe.
- Chốt: Như vậy những năm tháng chiến tranh gian lao của đất nước đã gắn kết những người lính lại với nhau.
- Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
- Trình bày cảm nhận về khổ thơ em trên ĐÁP ÁN.
- Câu mở: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đã được Phạm Tiến Duật khắc họa chân thực qua khổ thơ sau:.
- Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi.
- Câu thơ đầu tiên không cầu kì gọt rũa, đậm chất văn xuôi hơn là thơ.
- Tác giả đã lí giải vì sao những chiếc xe không có kính.
- Đến câu thơ thứ 2, điệp từ “bom” được nhắc lại hai lần kết hợp với hai động từ mạnh “giật” “rung” khiến cho câu thơ bị giật lên, sốc nảy như những trận mưa bom, đạn nổ của chiến tranh..
- Hai câu thơ sau, tác giả tập trung khắc họa tư thế của người lính lái xe.
- “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng của người lính lái xe.
- Các anh không hề run sợ né tránh sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh mà vẫn giữ tâm thế vững vàng..
- ở câu thơ cuối cùng, điệp từ nhìn được lặp lại 3 lần đã mở ra không gian đa chiều: đất, trời và con đường phía trước.
- Người lính ở đây không chỉ nhìn đất, nhìn trời mà còn nhìn thẳng vào con đường phía trước, nhìn thẳng vào những khó khăn thử thách không hề né tránh..
- ĐỀ 3: Viết đoạn văn Tổng – phân - hợp khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về tư thế của người lính lái xe ở 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ..
- Câu mở đoạn: Tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượngqua hai khổ thơ đầu bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Ý 1: Câu thơ đầu tiên không cầu kì gọt rũa, đậm chất văn xuôi hơn là thơ.
- Ý 2: Đến câu thơ thứ 2, điệp từ “bom” được nhắc lại hai lần kết hợp với hai động từ mạnh “giật” “rung” khiến cho câu thơ bị giật lên, sốc nảy như những trận mưa bom, đạn nổ của chiến tranh..
- Ý 3: Hai câu thơ sau, tác giả tập trung khắc họa tư thế của người lính lái xe.
- Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh tư thế hiên ngang, ung dung, đường hoàng của người lính lái xe.
- Ý4: ở câu thơ cuối cùng, điệp từ nhìn được lặp lại 3 lần đã mở ra không gian đa chiều: đất, trời và con đường phía trước.
- Ý 5: Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ để diễn tả những gì người lính nhìn thấy:.
- Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột như cánh chim.
- Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết.
- Không có kính chắn gió, xe lại chạy nhanh các anh phải đối mặt với bao khó khăn, nguy hiểm, nào “gió vào xoa mắt đắng” rồi “sao trên trời”, “chim dưới đất”, đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đạp, quăng ném… vào buồng lái, vào mặt mũi, cơ thể..
- Lái những chiếc xe không kính, người lính như được trực tiếp hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ .Cả thiên nhiên vũ trụ như ùa vào buồng lái .
- “sa”, “ùa” cho thấy giữa người lính và thiên nhiên không hề có sự ngăn cách..
- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã cho thấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh được tác giả cảm nhận bằng tâm hồn lãng mạn.
- Những gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh nhưng giờ đây là cơ hội để người lính giao hòa gần gũi với thiên nhiên trên những con đường bom rơi đạn nổ..
- -Ý 6: Đặc biệt hình ảnh “Con đường chạy thẳng vào tim” vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh mang tính ẩn dụ.
- Con đường ấy không chỉ con Trường Sơn, con đường giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mà nó còn là con đường của con tim, của ý chí.
- Những câu thơ trên hé lộ diện mạo tinh thần thầm kín của người chiến sĩ lái xe..
- Như vậy, với giọng điệu thơ ngang tàn khỏe khoắn, nhà thơ đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
- ĐỀ 4: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu quy nạp, trình bày cảm nhận của em về tinh thần dung cảm, thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ của người lính ở khổ thơ thứ 3,4 của bài thơ.
- Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán..
- Câu mở: Khổ 3,4 trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật thái độ bất chấp gian khổ, khó khăn và tinh thần lạc quan, dũng cảm của những người lính lái xe..
- Ý 1: Như chúng ta đã biết, những người lính phải lái những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn, ngày nắng thì bụi mù trời, ngày mưa thì mưa tuôn xối xả.
- “Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già”.
- Dường như mọi gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh chưa mảy may làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ.
- Qua hình ảnh so sánh hóm hỉnh “bụi phun tóc trắng như người già” ta có thể thấy mái tóc xanh của người lính qua mấy dặm đường đã chuyển thành tóc trắng..
- Những chi tiết hiện thực đã đày ắp cả câu thơ nhưng lại được hài hước hóa..
- Điều đó cho thấy người lính đã vượt lên khó khăn, gian khổ.
- Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với người đọc là nụ cười đầy sảng khoái của những người lính được cất lên từ một gương "mặt lấm "khi đồng đội gặp nhau:.
- Khép lại bài thơ là câu thơ 7 tiếng có đến 6 tiếng gieo bằng thanh bằng “ Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi” đã gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan thanh thản..
- Gió, bụi, mưa có thể gấy bao khó khan nhưng người lính lái xe đã bình thường hóa cái bình thường.
- Đề 5: Hãy viết thành một đoạn văn diễn dịch 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:.
- “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:.
- Nội dung khái quát: Khổ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- của Phạm Tiến Duật đã thể hiện ý chí sắt thép và quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính lái xe Trường Sơn anh dũng..
- Ý 1: Khổ thơ cuối mở ra một kết cấu đối lập bất ngờ mà sâu sắc.
- Đối lập giữa 3 cái “không” và một cái “có”.
- giữa bên ngoài và bên trong chiếc xe.
- đối lập giữa sự thiếu thốn vật chất và sự giàu có về tinh thần của những người lính lái xe..
- Trước hết , trải qua bom đạn những chiếc xe không kính biến đổi đến trần trụi.
- “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui thùng xe có xước”.
- Phép điệp ngữ “không kính”, “không đèn” “không mui” “thùng xe có xước” và điệp từ “không” láy đi láy lại để nhấn mạnh sự tàn khốc và sự hủy diệt của chiến tranh.
- Những chiếc xe biến dạng, tàn tạ tưởng chừng như không đi được nữa..
- -Ý 2: Cụm từ “có một trái tim” ở câu thơ cuối cùng để khẳng định sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ lái xe.
- Hình ảnh “trái tim” vừa là hình ảnh ẩn dụ đồng thời cũng là hình ảnh hoán dụ độc đáo.
- Hình ảnh hoán dụ chỉ người lính lái xe còn hình ảnh ẩn dụ chỉ lòng yêu nước nhiệt thành, chỉ ý chí giải phóng miền Nam rực cháy..
- Từ “trái tim” đã trở thành nhãn tự, của cả bài thơ.
- Chiếc xe biến dạng đầy thương tích vẫn băng băng hướng ra tiền tuyến bởi nó mang mình một nguồn nhiên liệu vĩnh hằng đó là tình yêu tổ quốc thiêng liêng của những người lính lái xe..
- Hai chữ “trái tim” khép lại bài thơ cũng là mở ra cho người đọc toàn bộ chân dung người lính.
- Chốt: Chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kỹ thuật vật chất, nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh của tinh thần dân tộc.