« Home « Kết quả tìm kiếm

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ


Tóm tắt Xem thử

- Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn .
- 2 Trong lĩnh vực cải cách quản lý đô thị, Chương trình tổng thể không đưa ra những định hướng chi tiết.
- Bài viết này đặt vấn đề: Việt Nam đã phân biệt quản lý nông thôn và quản lý thành thị như thế nào? Để phân tích việc CCHC trong lĩnh vực quản lý đô thị, chúng tôi tập trung vào những khía cạnh cải cách trong trong bối cảnh cả nước thực hiện Chương trình tổng thể.
- Một là: khái niệm đô thị và quản lý đô thị.
- việc cải cách tổ chức, tập trung chính vào việc đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị cũng như việc phân cấp quản lý giữa các cấp hành chính khác nhau.
- Ba là: việc cải cách phương thức cung cấp dịch vụ hành chính cũng như các dịch vụ công ích ở đô thị.
- việc mở rộng cơ chế tham gia của cư dân đô thị.
- Phần 1 tập trung vào cách tiếp cận quản lý đô thị thể hiện trong khung pháp lý hiện hành.
- Phần 2 trình bày một số kinh nghiệm quản lý đô thị tại các cấp hành chính khác nhau và phân tích những khó khăn, thách thức.
- Phần 3 đưa ra một số suy nghĩ về những hướng đi của CCHC trong quản lý đô thị cho giai đoạn sau 2010..
- Cách tiếp cận cải cách quản lý đô thị trong bối cảnh cải cách hành chính nhà nước.
- Từ góc độ thể chế, có thể nói Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật riêng biệt dành cho việc quản lý đô thị.
- Theo Nghị định số 42/2009/NĐ- CP, Việt Nam có sáu loại đô thị được phân loại theo vị trí, cơ sở hạ tầng và đặc điểm dân cư.
- Điều 6 định nghĩa các nét cơ bản của đô thị: vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành.
- quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu là 4 nghìn người trở lên.
- mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong.
- hệ thống công trình hạ tầng đô thị bao gồm cả hạ tầng xã hội và kỹ thuật.
- việc phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc được duyệt..
- Ngoài ra, trong năm 2009 và 2010, cả Quốc hội và Chính phủ đã ban hành thêm một số văn bản quan trọng về quản lý đô thị.
- Tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị và trong năm 2010 có kế hoạch xem xét và thông qua dự thảo Luật Thủ đô.
- Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh và Nghị định ngày 7/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Có thể nói, những văn bản này chính là cơ sở để xác định những đơn vị đô thị và một số hướng quản lý đô thị..
- Trong các lĩnh vực khác, đơn vị đô thị không có văn bản riêng.
- Về cơ bản, cải cách việc quản lý đô thị được tiến hành trong bối cảnh chung của những nỗ lực cải cách hành chính của các đơn vị.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy, các đơn vị đô thị áp dụng Luật Tổ chức Uỷ ban Nhân dân (UBND) và Hội đồng Nhân dân (HĐND) (2003) với quy định chung cho chính quyền cả ba cấp cũng như cả nông thôn và thành thị.
- Từ năm 2004 đến 2008, nhiều nghị định được ban hành nhằm tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp tỉnh và cấp huyện.
- Song song với việc tái tổ chức các bộ ngành Trung ương và các cơ quan chuyên môn ở địa phương là một bước phân cấp trong bộ máy quản lý nhà nước.
- Trong khuôn khổ phân cấp quản lý, thập niên 2000, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh việc phân cấp cung cấp dịch vụ hành chính và dịch vụ công.
- 5 Trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, vấn đề cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá, sinh hoạt hàng ngày cũng đã trở thành vấn đề.
- Chủ trương cải cách chính tập trung vào việc cụ thể hoá khái niệm xã hội hoá những dịch vụ công.
- thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà nước.
- Về mặt quản lý nhà nước, văn bản pháp luật chính định hướng bộ máy quản lý dịch vụ công là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Về việc cung cấp dịch vụ, không có sự phân biệt về cách tổ chức cung cấp dịch vụ công cho địa bàn nông thôn hay thành thị.
- Trong lĩnh vực dân tham gia, Việt Nam có cơ chế dân tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình quản lý nhà nước ở địa phương.
- 7 Nhiều văn bản pháp lý quy định sự tham gia trực tiếp của người dân trong việc giám sát quản lý nhà nước ở địa phương.
- Pháp lệnh dân chủ cấp xã vạch ra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp xã trong việc thông tin cho người dân về các chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như các kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tóm lại, trong thập niên 2000, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã dành mối quan tâm đáng kể cho việc quản lý đô thị.
- Việc này được thể hiện khá rõ trong việc ban hành những khung pháp lý định nghĩa khái niệm đô thị và hướng dẫn việc quản lý đô thị từ các khía cạnh khác nhau.
- Tuy nhiên, Chương trình tổng thể cải cách hành chính và kế hoạch triển khai không có nội dung riêng biệt cho việc cải cách quản lý đô thị.
- Những văn bản liên quan đến khía cạnh quản lý nhà nước không tách biệt rõ ràng quản lý nông thôn và quản lý thành thị.
- Mặc dù khung pháp lý hiện hành không tách biệt rõ nội dung quản lý nông thôn và thành thị, nhưng trong thực tế quản lý, có thể nhìn thấy sự khác nhau trong việc vận dụng khung pháp lý hiện hành và những vấn đề xuất hiện trong việc quản lý đô thị.
- Phần 2 của bài viết tập trung vào một số kinh nghiệm thực tế điển hình về những thách thức trong việc quản lý đô thị..
- Một số kinh nghiệm thực tế trong quản lý đô thị.
- Trong thực tế, vận dụng khung pháp lý hiện hành đã xuất hiện một số trường hợp và tình huống thể hiện những hạn chế và thách thức trong việc quản lý đô thị tại Việt Nam..
- Phần 2 phân tích một số kinh nghiệm tiêu biểu liên quan đến khung pháp lý về thẩm quyền quản lý đô thị, những thách thức trong việc cung ứng dịch vụ và mô hình dân tham gia..
- Bộ máy quản lý đô thị.
- Trong lĩnh vực bộ máy quản lý, nhìn chung, không có sự khác biệt lớn trong quản lý chính quyền ở thành thị và nông thôn Việt Nam.
- Ở cấp tỉnh/thành, không có khác biệt lớn giữa các tỉnh đô thị hoá cao và các tỉnh nông thôn.
- Trong quản lý cấp huyện, có sự phân biệt rõ ràng hơn giữa chính quyền đô thị và nông thôn.
- Tất cả các đơn vị cấp quận/huyện đều có mười cơ quan bắt buộc đối với cả khu vực đô thị và nông thôn.
- Ngoài ra, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh sẽ lập ra Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị.
- Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho UBND trong các lĩnh vực kiến trúc đô thị, lập quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển đô thị, nhà ở, vật liệu xây dựng, giao thông, dịch vụ hạ tầng công cộng (cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên giải trí, trồng cây xanh, chiếu sáng, xử lý rác và bãi đậu xe).
- Quản lý cấp xã được bổ sung những trách nhiệm điều hành mới, nhất là đối với các phường ở thành phố.
- Theo quy định chung, quản lý cấp xã có 19 vị trí, 5 vị trí lãnh đạo và 7 người phụ trách về: các vấn đề nhà ở và tư pháp hộ tịch.
- hành chính.
- Quản lý cấp xã thông qua hệ thống các trưởng thôn để tiếp cận với quần chúng.
- Việc cung cấp dịch vụ thủ tục hành chính và dịch vụ công.
- Sự phát triển kinh tế xã hội của các đô thị đòi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và dân, đặc biệt là trong việc cải cách thủ tục để người dân dễ sinh sống và làm ăn hơn.
- Mô hình một cửa đã là một triển vọng cho việc thực hiện cải cách thủ tục tại đô thị.
- Tuy nhiên, cơ chế dịch vụ một cửa vẫn còn chưa phục vụ đầy đủ với tư cách là động lực cho cải cách hệ thống hành chính công..
- Có một số hạn chế nói chung của cơ chế dịch vụ một cửa.
- Tại Việt Nam, các lĩnh vực then chốt cần giải quyết là các thủ tục giữa các tiểu đơn vị khác nhau bên trong cơ quan quản lý nhà nước cũng như những đơn vị thuộc các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau.
- Trong một số trường hợp, các thủ tục cồng kềnh lại được tạo ra bởi việc các cơ quan quản lý nhà nước chỉ xem xét tới sự thuận tiện, các nguồn lực và hạ tầng cơ sở riêng..
- Vấn đề thứ hai là hiện nay, tất cả dịch vụ một cửa tại đô thị và nông thôn được tổ chức ở các cấp hành chính như nhau.
- Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thủ tục cho các đô thị, có hai vấn đề chính cần được quan tâm.
- Một là các đơn vị đô thị sẽ có những giải pháp gì để giảm thiểu những tác động không mong muốn trong việc phối hợp thủ tục hành chính của các bộ ngành.
- Tuy nhiên, các nguồn lực của chính quyền các đô thị lại hạn hẹp về tài chính và nhân lực.
- Trong quá trình này, nhiều đô thị có cách giải quyết có hiệu quả thông qua việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và quần chúng..
- Tuy nhiên, việc quản lý dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công hiện đang còn nhiều vấn đề cần giải quyết cả trong lĩnh vực quản lý dịch vụ công trong khuôn khổ Nghị định 43 và việc tham gia của dân trong việc xác định nhu cầu dịch vụ và kiểm tra chất lượng..
- Cơ chế dân tham gia ở đô thị có khác ở nông thôn hay không?.
- Nếu mô hình thí điểm được thể chế hoá, sẽ thay đổi bộ mặt của chính quyền đô thị..
- Thực tế, trong khung pháp lý hiện hành, có thể nói HĐND tại khu vực đô thị mạnh hơn.
- phân cấp quản lý nhà nước cho HĐND và UBND thành phố Hà Nội cũng như các bộ, ngành Trung ương đã bị vô hiệu hoá bởi các quy định trong các đạo luật được ban hành sau đó, như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Cư trú.
- Việc này làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý..
- Để Thủ đô phát triển, cần xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù riêng, trong đó có phần phân công, phân cấp mạnh, cho phép Thủ đô được chủ động thực hiện một số chức năng, quyền hạn riêng về thu hút đầu tư, sử dụng vốn, và về quản lý dân cư, nhà đất.
- Tuy nhiên, dự thảo Luật đã có nội dung thể hiện một cách tiếp cận xây dựng chính quyền đô thị với quyền quyết định tập trung trong tay chính quyền đô thị hơn, và vì thế.
- Về vấn đề quản lý dân cư trên địa bàn Thủ đô, dự thảo Luật giao Chính phủ ban hành quy định về điều kiện cư trú ở nội đô phù hợp với nguyên tắc chung là dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu hợp lý theo quy hoạch chung của Thủ đô.
- Về nội dung liên quan đến quản lý cư trú, nhiều ý kiến đã nêu vấn đề: việc đặt thêm các điều kiện hạn chế cư trú ở khu vực nội đô có phù hợp quy định tại Điều 68 Hiến pháp - công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước hay không..
- Một trong những thách thức về việc xây dựng thể chế là việc xác định lại vị trí của các đơn vị đô thị và những mối quan hệ giữa Trung ương và các đơn vị cũng như giữa các đơn vị với nhau.
- Bản thân nó thể hiện một mô hình tiếp cận tổ chức quản lý đô thị.
- Những cuộc tranh luận về nội dung, hướng đi của Luật Thủ đô và tính phù hợp pháp lý của dự thảo luật thể hiện thách thức liên quan đến việc xem xét lại cách tiếp cận quản lý đô thị tại Việt Nam..
- Việc này là cần thiết vì cải cách hành chính đô thị ở Việt Nam là yêu cầu và sự đòi hỏi bức xúc của thực tế.
- Có thể nói, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có khung thể chế đủ tính hệ thống và chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách hành chính trong việc quản lý đô thị.
- Mặc dù tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, bộ máy chính quyền địa phương vẫn mang dáng dấp của một chính quyền nông thôn, phường chỉ khác xã, quận hoặc thị xã chỉ khác huyện và thành phố chỉ khác tỉnh ở tên gọi.
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị trên cả nước đang phải đối mặt với những bất cập, thách thức về mặt quản lý.
- Các đơn vị này cũng đang ở trong quá trình xác định lại những chức năng nhiệm vụ của đơn vị trong việc giải quyết các vấn đề từ trước đến giờ không được coi là thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước như vấn đề ô nhiễm môi trường, nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vấn đề xây dựng tuỳ tiện, đào bới đường, nạn ùn tắc giao thông, ngập nước, vấn đề kiến trúc chắp vá, các công trình, dự án ì ạch, và vấn đề không sử dụng đất đúng mục đích hoặc lãng phí, bỏ hoang..
- Dựa trên phần trình bày về hướng cải cách đô thị trong khuôn khổ cải cách hành chính và phần kinh nghiệm quản lý đô thị các cấp khác nhau, bài viết kết luận bằng việc nêu một số cách tiếp cận việc quản lý đô thị trong thời gian sắp tới, tập trung vào bốn khía cạnh sau:.
- Một là tập trung nghiên cứu về quá trình đô thị hoá và thách thức trong việc quản lý đô thị tại các cấp hành chính trên những địa bàn khác nhau.
- Hai là tập trung phân tích những phương án cải cách hành chính trong việc quản lý đô thị một cách có hệ thống..
- Những công trình nghiên cứu làm đầu vào cho việc hoạch định chính sách này nên tập trung vào những vấn đề thể chế, tổ chức bộ máy, trách nhiệm cung cấp dịch vụ và phương thức dân tham gia.
- Ba là tập trung vào việc hoàn thiện thể chế khung pháp lý về quản lý đô thị, trong đó nhấn mạnh việc xem xét lại việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa tỉnh và các đô thị trực thuộc.
- Không kém quan trọng là việc nhận diện chức năng cung cấp dịch vụ của các cấp đô thị khác nhau và những phương án xác định nội dung dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Cuối cùng là phân tích vai trò tham gia của dân trong việc hoàn thiện bộ máy quản lý trong bối cảnh đô thị và khuyến khích mô hình tham gia thích hợp..
- 1 Xem Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước”.
- 2 Xem Bộ Nội vụ, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn và các văn bản triển khai, Hà Nội, 2003..
- 4 Nghị quyết 08 quy định vắn tắt việc phân công trách nhiệm, trong khi đó công việc của các bộ có liên quan là tiến hành việc soạn thảo chi tiết sáu lĩnh vực công việc chính là: (1) Quy hoạch đất đai, quy hoạch kinh tế xã hội và quản lý đầu tư.
- (2) Quản lý ngân sách.
- (3) Quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tài sản nhà nước.
- (4) Quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- và (6) Quản lý nhân sự.