« Home « Kết quả tìm kiếm

CẢI THIỆN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM SOÀN (CITRUS SINENSIS (L.) CV. SOAN) BẰNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÓA CHẤT TRƯỚC THU HOẠCH


Tóm tắt Xem thử

- TRÁI CAM SOÀN (CITRUS SINENSIS (L.) CV.
- SOAN) BẰNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÓA CHẤT.
- TRƯỚC THU HOẠCH.
- Với mục đích tìm ra nghiệm thức xử lý cam Soàn trước thu hoạch để nâng cao chất lượng và giảm bớt tổn thất sau thu hoạch.
- Đề tài có hai thí nghiệm được thực hiện: (1) xử lý tiền thu hoạch gồm 17 nghiệm thức (đối chứng, CaCl 2 (1% và 2.
- Kết quả như sau: (1) Xử lý CaCl 2 1% hoặc GA 3 10 ppm ở 2 tháng trước thu hoạch giúp giảm tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tăng hàm lượng vitamin C trong trái, kéo dài thời gian tồn trữ đến 4 tuần trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- (2) Xử lý ethephon nồng độ 200 ppm một tuần trước thu hoạch giúp biến đổi màu xanh vỏ trái, không ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu phẩm chất trái và thời gian tồn trữ so với đối chứng..
- Trong đó, cây cam Soàn (Citrus sinensis (L.) cv.
- Trái cam quýt trong điều kiện bình thường thì chỉ sau 5-7 ngày là vỏ trái bắt đầu mềm, nhăn da, màu sắc thay đổi, mùi vị và hàm lượng vitamin C giảm.
- pháp xử lý trước thu hoạch và tồn trữ thích hợp để kéo dài thời gian sử dụng trái tươi, có thể vận chuyển xa và hướng tới đáp ứng cho yêu cầu xuất, nhằm hấp dẫn người tiêu dùng, tăng thêm giá trị sản phẩm và nâng cao phẩm chất trái là một vấn đề cần thiết.
- Hơn nữa, giá trị trái cam Soàn hiện nay khá cao nên trong những năm qua diện tích trồng tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Do đó, đề tài: “Cải thiện màu sắc vỏ và phẩm chất trái cam Soàn (Citrus sinensis (L.) cv.
- Soan) bằng biện pháp xử lý hóa chất trước thu hoạch” được thực hiện nhằm mục đích: tìm ra loại hóa chất xử lý trái cam Soàn trước thu hoạch nhằm nâng cao giá trị thương phẩm, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch và cải thiện màu sắc vỏ trái..
- Thí nghiệm được thực hiện tại Vườn cam Soàn tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang và vườn cam Soàn tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 01 năm 2008..
- Đối tượng khảo sát: giống cam Soàn Citrus sinensis (L.) cv.
- Gồm có 02 thí nghiệm xử lý hóa chất trước thu hoạch:.
- 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và Gibberellic acid (GA 3 ) xử lý tiền thu hoạch đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái cam Soàn.
- Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 8/2007 đến tháng 01/2008 trên vườn cam Soàn bốn năm tuổi tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 17 nghiệm thức (đối chứng phun nước.
- CaCl 2 (nồng độ 1% và 2.
- mỗi nồng độ hóa chất được xử lý ở thời điểm một (1) và hai tháng (2) trước thu hoạch) và bốn lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây cam Soàn.
- Sau đó thu mỗi cây 10 trái về phòng thí nghiệm theo dõi và phân tích một số chỉ tiêu sau thu hoạch..
- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của ethephon và calcium hypochlorite (chlorine) xử lý tiền thu hoạch lên sự thay đổi màu sắc vỏ trái cam Soàn.
- Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 7/2007 đến tháng 10/2007 vườn cam Soàn bốn năm tuổi của nông dân tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang..
- mỗi nồng độ hóa chất được xử lý ở thời điểm một và hai tuần trước thu hoạch) và bốn lần lặp lại (bốn cây cam Soàn)..
- Trong mỗi thí nghiệm, dung dịch hóa chất được phun ướt đều cả hai mặt lá một lần vào thời điểm bố trí trước thu hoạch.
- Mẫu sau khi thu hoạch đem về phòng thí nghiệm và được đánh giá các chỉ tiêu như tóm tắt qua bảng 1 dưới đây:.
- 1 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái Đo Máy đo Minolta CR - 10 2 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng Cân Cân phân tích Tanita Nhật.
- 5 Hàm lượng vitamin C Chuẩn độ 2,6 dichlorophenol-indophenol.
- 3.1 Khảo sát ảnh hưởng của CaCl2, sodium tetraborate (Na2B4O7), 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và gibberellic acid (GA3) xử lý tiền thu hoạch đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái cam Soàn 3.1.1 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái cam Soàn theo thời gian tồn trữ.
- Bảng 2: Tỷ lệ hao hụt trọng lượng.
- trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức Thời gian tồn trữ (tuần).
- (1): xử lý 1 tháng và (2): xử lý 2 tháng trước thu hoạch.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái cam Soàn của các nghiệm thức đều tăng theo thời gian tồn trữ.
- Nghiệm thức xử lý CaCl 2 1% 2 tháng trước thu hoạch có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng qua phân tích thống kê ở mức 1% ở thời điểm 3 và 4 tuần sau thu hoạch.
- Ngoài ra, nghiệm thức xử lý Na 2 B 4 O và CaCl 2 2% (1) cũng có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng sau 4 tuần tồn trữ..
- Tỷ lệ hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức trên giảm hơn so với nghiệm thức đối chứng có thể lý giải do calcium giúp trái duy trì độ cứng chắc và gia tăng sự chống chịu với tác động vật lý và sự hư hỏng bên trong (Conway et al., 1994)..
- Cung cấp calcium bằng cách phun trước khi thu hoạch có thể giúp cân đối hàm lượng calcium trong trái và hạn chế quá trình hô hấp của trái sau thu hoạch.
- (2001) cho thấy phun CaCl 2 2% lên trái quýt satsuma 2-3 tuần trước thu hoạch có ảnh hưởng đến sự hao hụt trọng lượng sau thu hoạch và kéo dài thời gian tồn trữ.
- Các nghiệm thức xử lý GA 3 luôn có tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái ở mức cao có thể là do GA 3 có tác dụng trì hoãn quá trình già của vỏ trái cam quýt (Ritenour và Burton, 2005) nên quá trình hô hấp ở những trái được xử lý GA 3 vẫn diễn ra mạnh do đó có sự tiêu hao nước và tổn hao chất hữu cơ lớn làm cho trọng lượng trái bị giảm nhanh trong quá trình tồn trữ..
- 3.1.2 Sự thay đổi hàm lượng pH, độ Brix và hàm lượng vitamin C của dịch trái cam Soàn theo thời gian tồn trữ.
- Trị số pH của trái cam Soàn gia tăng theo thời gian từ khi thu hoạch đến 4 tuần sau khi tồn trữ ở các nghiệm thức xử lý 1 tháng và 2 tháng trước khi thu hoạch không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (dữ liệu không trình bày).
- Điều này cho thấy việc phun hóa chất trước thu hoạch không làm ảnh hưởng đến hàm lượng acid trong trái cam Soàn.
- Tương tự, độ Brix dịch trái ở các nghiệm thức có xu hướng tăng dần lên theo thời gian tồn trữ, tỷ lệ thuận với tỷ lệ hao hụt trọng lượng và không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức và thời điểm xử lý (dữ liệu không trình bày)..
- Theo kết quả trình bày ở bảng 3, hàm lượng vitamin C (mg/100 g trọng lượng tươi) của trái cam Soàn giảm dần theo thời gian tồn trữ, có sự khác biệt giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở từng thời điểm phân tích..
- Xử lý GA 3 20 ppm (2) trước thu hoạch làm trái có hàm lượng vitamin C thấp hơn so với nghiệm thức 2,4-D 30 ppm (1) ở thời điểm thu hoạch, nghiệm thức đối chứng ở thời điểm 4 tuần sau thu hoạch và thấp hơn nghiệm thức GA 3 10 ppm (2) ở các thời điểm phân tích sau thu hoạch qua phân tích thống kê.
- Nhìn chung, cung cấp CaCl 2 nồng độ 1% hoặc GA 3 nồng độ 10 ppm vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch nên được sử dụng cho cam Soàn vì CaCl 2 1% (2) giúp trái có tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp và hàm lượng vitamin C trong trái không khác.
- biệt so với các nghiệm thức khác qua phân tích thống kê và nghiệm thức xử lý GA 3.
- ở nồng độ 10 ppm (2) có hàm lượng vitamin C trong trái cao đồng thời không ảnh hưởng đến sự thay đổi độ brix và trị số pH dịch trái cam Soàn trong suốt quá trình tồn trữ sau thu hoạch..
- Bảng 3: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C (mg/100 g trọng lượng tươi) của trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tháng và 2 tháng trước thu hoạch theo thời gian.
- (1): xử lý 1 tháng trước thu hoạch (2): xử lý 2 tháng trước thu hoạch.
- 3.2 Khảo sát ảnh hưởng của ethephon và chlorine xử lý tiền thu hoạch đến sự thay đổi màu sắc vỏ trái và phẩm chất trái cam Soàn.
- Nhận xét tổng quan: những cây được cung cấp ethephon 200 ppm trước khi thu hoạch có xảy ra hiện tượng rụng các lá già sau khi phun.
- 3.2.1 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Tại thời điểm thu hoạch, qua quan sát cảm quan cho thấy màu sắc vỏ trái của các nghiệm thức xử lý ethephon vàng và đẹp hơn so với các nghiệm thức khác.
- Theo kết quả Bảng 4, từ khi thu hoạch đến 5 tuần sau khi thu hoạch thì nghiệm thức xử lý ethephon 200 ppm (1) có trị số E cao nhất và có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức đối chứng, nhưng không khác biệt so với các nghiệm thức phun ethephon và chlorine còn lại.
- Điều này chứng tỏ việc phun ethephon có ảnh hưởng đến sự mất màu xanh vỏ trái cam Soàn.
- Kết quả thí nghiệm đã cho thấy, trong suốt thời gian tồn trữ các nghiệm thức xử lý ethephon trước thu hoạch đều có trị số màu sắc (E) luôn ở mức cao và nghiệm thức ethephon nồng độ 200 ppm có thể được sử dụng phun lên trái cam Soàn trước thu hoạch để cải thiện màu sắc vỏ trái khi chín mà không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái cũng như thời gian tồn trữ sau thu hoạch..
- Bảng 4: Sự thay đổi màu sắc (E) vỏ trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- (1): xử lý 1 tuần .
- (2): xử lý 2 tuần trước thu hoạch.
- Hình 1: Trái cam Soàn ở nghiệm thức xử lý ethephon 200 ppm một tuần trước thu hoạch (1) và nghiệm thức đối chứng (2) tại thời điểm thu hoạch.
- 3.2.2 Sự hao hụt trọng lượng trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở hình 2 cho thấy không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch trong quá trình tồn trữ.
- Điều này cho thấy việc xử lý chlorine và ethephon ở các nồng độ và thời điểm khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái.
- Nhìn chung, trọng lượng trái giảm dần sau thu hoạch.
- Kết quả này.
- phù hợp với nhận định của Nguyễn Quốc Hội (2005) khi phun ethephon lên trái quýt Hồng vào thời điểm 1-2 tuần trước thu hoạch và Lý Hoàng Minh và Phan Thị Lệ Thi (2006) khi xử lý ethephon lên trái quýt Đường ở nồng độ 100 ppm..
- Thời gian tồn trữ (tuần).
- Tỷ lệ.
- trọng lượng trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- 3.2.3 Sự thay đổi hàm lượng vitamin C, pH và độ Brix của trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Hàm lượng vitamin C trong trái cam Soàn tương đối cao nhưng giảm nhanh theo thời gian tồn trữ.
- Kết quả ở Bảng 5 cho thấy hàm lượng vitamin C của trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch giảm dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 6 sau thu hoạch và không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê.
- Điều này cho thấy việc xử lý ethephon và chlorine không làm ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong trái cam Soàn.
- Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hội (2005) khi phun ethephon ở các nồng độ khác nhau lên trái quýt Hồng trước thu hoạch.
- Phan Thanh Sang (2008) kết luận rằng khi xử lý chlorine lên trái cam Sành cũng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong trái..
- Trị số pH dịch trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước thu hoạch trong quá trình tồn trữ không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (dữ liệu không trình bày).
- Điều này chứng tỏ việc xử lý ethephon và chlorine ở các nồng độ khác nhau gần như không làm thay đổi trị số pH dịch trái cam Soàn trong quá trình tồn trữ sau thu hoạch..
- Bảng 5: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C (mg/100 g trọng lượng tươi) của trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước khi thu hoạch theo thời gian.
- ns: không khác biệt qua phân tích thống kê.
- Đối với chỉ tiêu độ Brix của dịch trái, kết quả thí nghiệm cho thấy độ brix dịch trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước khi thu hoạch không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê từ khi thu hoạch đến 6 tuần sau khi thu hoạch.
- Kết quả này cho thấy việc xử lý chlorine và ethephon không làm ảnh hưởng đến độ brix dịch trái cam Soàn (Bảng 6).
- Tuy nhiên, nghiệm thức xử lý ethephon 200 ppm vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch luôn có độ brix cao.
- Điều này có thể là do khi phun ethephon nồng độ 200 ppm thời điểm một tuần trước thu hoạch làm cho trái chín nhanh hơn nên độ brix cũng cao hơn so với các nghiệm thức khác.
- Nguyên nhân có thể do ethylen được phóng thích từ ethephon là một chất gây lão hóa tế bào, thúc đẩy sự chín, làm mềm trái đồng thời kích hoạt nhiều enzym liên quan đến quá trình chín của trái cây (Brecht, 2002) do đó làm cho độ brix gia tăng một ít so với các nghiệm thức không xử lý ethephon hoặc xử lý ethephon ở nồng độ thấp hơn..
- Bảng 6: Sự thay đổi độ brix dịch trái cam Soàn ở các nghiệm thức xử lý 1 tuần và 2 tuần trước khi thu hoạch theo thời gian tồn trữ.
- Phun CaCl 2 nồng độ 1% lên trái cam Soàn vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch giúp hạn chế tỷ lệ hao hụt trọng lượng trái..
- Phun GA 3 nồng độ 10 ppm vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch có tác dụng gia tăng hàm lượng vitamin C trong trái cam Soàn và có tỷ lệ hao hụt trọng lượng tương đối thấp..
- Cả hai loại hóa chất CaCl 2 1% (2) và GA 3 ở nồng độ 10 ppm (2) đều không ảnh hưởng đến sự thay đổi màu sắc vỏ trái, độ brix và trị số pH dịch trái cam Soàn trong quá trình tồn trữ..
- Xử lý ethephon nồng độ 200 ppm lên trái cam Soàn vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch có tác dụng làm biến đổi màu xanh vỏ trái khi chín mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về phẩm chất trái như độ Brix, pH và hàm lượng vitamin C..
- Phun CaCl 2 1% hoặc GA 3 10 ppm lên trái cam Soàn vào thời điểm 2 tháng trước thu hoạch để giảm sự hao hụt trọng lượng và tăng hàm lượng vitamin C trong trái..
- Xử lý ethephon nồng độ 200 ppm vào thời điểm 1 tuần trước thu hoạch có tác dụng làm biến đổi màu xanh vỏ trái khi chín..
- Lý Hoàng Minh, Phan Thị Lệ Thi, Nguyễn Quốc Hội và Lê Văn Hòa (2008), Ảnh hưởng của chitosan, bao polyethylene kết hợp với bảo quản lạnh đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt đường (Citrus nobilis var.
- Nguyễn Quốc Hội (2005), Ảnh hưởng của một số hóa chất xử lý trước thu hoạch và điều kiện bảo quản đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt Hồng, Luận văn Thạc sĩ ngành Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ..
- Nguyễn Văn Phong (2000), Kỹ thuật làm mất màu xanh trái cam Sành, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả Viện NC Cây Ăn Quả Miền Nam, trang 253 – 258..
- Phan Thanh Sang (2008), Đánh giá tác động của việc xử lý Chlorine đến phẩm chất trái quýt Đường, cam Sành và bưởi Năm Roi sau thu hoạch.
- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả