« Home « Kết quả tìm kiếm

Cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch giàu carbohydrate trước phẫu thuật cho bệnh nhân thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương


Tóm tắt Xem thử

- CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN THÔNG QUA BỔ SUNG DUNG DỊCH GIÀU CARBOHYDRATE TRƯỚC.
- PHẪU THUẬT CHO BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN THẤT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG.
- Đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate cải thiện tình trạng kháng insulin cho bệnh nhân trước phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 36 bệnh nhân có độ tuổi từ 2 - 12 tháng tuổi có chỉ định phẫu thuật vá thông liên thất đơn thuần.
- Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm can thiệp được sử dụng dung dịch carbohydrate 12,5% trước phẫu thuật 2 giờ và nhóm đối chứng nhịn ăn trước phẫu thuật 4 - 6 giờ.
- Đánh giá dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng tại 2 thời điểm trước và sau phẫu thuật.
- Kết quả cho thấy, chỉ số HOMA-IR và QUICKI sau phẫu thuật của nhóm can thiệp cải thiện hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,007).
- Không ghi nhận trường hợp xảy ra biến chứng trào ngược dịch dạ dày-phổi trong nhóm can thiệp.
- Kết luận: Bổ sung dung dịch carbohydrate cho bệnh nhân trước phẫu thuật 2 giờ an toàn và giúp cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật..
- Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tránh nguy cơ tử vong do trào ngược dịch dạ dày vào phổi khi gây mê.
- Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật là nguyên nhân chính không chỉ gây khó chịu trước phẫu thuật mà còn dẫn đến tình trạng kháng insulin hậu phẫu và có khả năng tăng cường đáp ứng viêm sau phẫu thuật.
- 1,2 Trong đó, kháng insulin do thay đổi chuyển hóa trung tâm trong quá trình phẫu thuật là vấn đề đáng được quan tâm.
- Hậu quả là gây tăng glucose máu ở bệnh nhân, dẫn đến tình trạng dị hóa sau phẫu thuật trầm trọng hơn, gây mất rõ rệt lượng chất béo dự trữ và protein.
- Thực tế cho thấy, kiểm soát tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật góp phần làm giảm rối loạn chức năng các cơ quan và tỷ lệ tử vong..
- Hướng dẫn hiện hành đối với thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật trong nhi khoa là 6 giờ đối với thức ăn đặc và sữa công thức, 4 giờ với sữa mẹ và 2 giờ với dịch trong suốt.
- 3,4 Do vậy, thời gian nhịn ăn trước phẫu thuật đã được giới hạn và rõ ràng hơn, hạn chế hậu quả của nhịn ăn kéo dài.
- Trong thời gian gần đây, chương trình chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật (Enhanced Recovery After Surgery - ERAS) đã đưa ra một số khuyến cáo nhằm nâng cao sức khỏe bệnh nhân trước và sau phẫu thuật.
- Trong đó, bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ là khuyến cáo được chú trọng.
- 5 Việc bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ không những không gây trào ngược dịch dạ dày-phổi mà còn giảm cảm giác khó.
- chịu, nôn, buồn nôn và các hậu quả khác đặc biệt là kháng insulin sau phẫu thuật.
- Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate cho bệnh nhân trước phẫu thuật đã được thực hiện nhiều trên thế giới.
- 1,2,6 Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá trên đối tượng phẫu thuật tim mạch còn hạn chế.
- Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả can thiệp sau các phẫu thuật nói chung, đặc biệt chưa có nghiên cứu thực hiện trên đối tượng trẻ em.
- Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch carbohydrate cho bệnh nhân thông liên thất trước phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương..
- Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 02/2021 đến tháng 09/2021..
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Trẻ trong độ tuổi từ 02 tháng đến 12 tháng tuổi, được chẩn đoán thông liên thất và có chỉ định phẫu thuật vá lỗ thông tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Gia đình đồng ý cho trẻ tham gia các hoạt động của nghiên cứu..
- Bệnh nhân nhóm can thiệp sử dụng ít hơn 50% lượng carbohydrate yêu cầu..
- Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu:.
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng..
- Tiến hành nghiên cứu: 36 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm..
- -Nhóm can thiệp là nhóm sử dụng dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ.
- dịch carbohydrate sử dụng trong nghiên cứu có thành phần từ maltodextrin với nồng độ 12,5%..
- -Nhóm chứng là nhóm nhịn ăn trước phẫu thuật 4 - 6 giờ và được truyền dịch trong thời gian chờ phẫu thuật theo phác đồ thường quy..
- -Đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá tình trạng sức khỏe và các chỉ số xét nghiệm tại hai thời điểm trước phẫu thuật (T 1 ) và sau phẫu thuật 24 giờ (T 2.
- 2,7 gợi ý tình trạng kháng insulin.
- 0,328 gợi ý tình trạng kháng insulin.
- Đạo đức nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức của Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm đảm bảo tính khoa học và khả thi của đề tài..
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
- Đặc điểm Nhóm can thiệp.
- Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu (tháng).
- Nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự tương đồng về đặc điểm giới, tuổi, thời điểm chẩn đoán bệnh.
- Tuổi trung bình của nhóm can thiệp lớn hơn khoảng 1 tháng tuổi so với nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
- Thông tin bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật.
- Thời điểm/số lượng/cách thức bổ sung dung dịch carbohydrate.
- bổ sung trước phẫu thuật Nhóm can thiệp.
- (n = 18) Thời điểm bổ sung carbohydrate trung bình trước phẫu thuật.
- Lượng carbohydrate trung bình trẻ được bổ sung trước phẫu thuật.
- Lượng carbohydrate trung bình được bổ sung trước phẫu thuật là ml/kg.
- Tất cả trẻ thuộc nhóm nghiên cứu đều chấp nhận hương vị của dung dịch carbohydrate 12,5%.
- Hầu hết lượng carbohydrate được sử dụng 1 lần trước phẫu thuật.
- Không ghi nhận trường hợp nào xảy ra biến chứng trào ngược dịch dạ dày-phổi trong gây mê và phẫu thuật..
- Hiệu quả cải thiện nồng độ glucose và insulin máu sau can thiệp Nhóm can thiệp.
- Hiệu quả cải thiện chỉ số HOMA, QUICKI sau can thiệp Nhóm can thiệp.
- T T Chỉ số HOMA-IR tại thời điểm sau phẫu thuật (T 2 ) của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007.
- Chỉ số QUICKI tại thời điểm sau phẫu thuật (T 2 ) của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007..
- Tỉ lệ kháng insulin trước và sau phẫu thuật của nhóm nghiên cứu Nhóm can thiệp.
- Tỉ lệ kháng insulin tính thông qua chỉ số HOMA-IR và QUICKI tại thời điểm sau phẫu thuật của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với có độ tin cậy 95%..
- Nghiên cứu được thực hiện trên 36 bệnh nhân phẫu thuật vá thông liên thất trong khoảng thời gian từ tháng 02/2021 đến tháng 09/2021, nhằm đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate.
- cho bệnh nhân trước phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Kết quả cho thấy, tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật đã được cải thiện đáng kể.
- Ngoài ra, không ghi nhận trường hợp nào xảy ra biến chứng trào ngược dịch dạ dày-phổi ở nhóm được can thiệp..
- Thông thường, trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân thường trải qua thủ tục nhịn ăn kéo dài nhằm giảm nguy cơ trào ngược dịch dạ dày vào phổi trong gây mê và phẫu thuật.
- Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật có thể để lại nhiều hậu quả xấu cho bệnh nhân..
- Thủ tục này là nguyên nhân chính gây khó chịu trước phẫu thuật, dẫn đến tình trạng kháng insulin hậu phẫu và có khả năng tăng cường đáp ứng viêm sau phẫu thuật.
- 1,2 Ngoài ra, nhịn ăn kéo dài còn tăng nguy cơ mất nước và phản ứng nôn cả trước và sau phẫu thuật.
- Hiện nay, các hiệp hội gây mê trên thế giới như Mỹ và Canada đã đưa ra khuyến cáo về thời gian nhịn ăn đối với từng loại thức ăn trước gây mê và phẫu thuật nhằm thống nhất quy trình và giảm thời gian nhịn ăn kéo dài không cần thiết.
- 3,4 Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả nhóm can thiệp và nhóm chứng đều tuân thủ theo các khuyến cáo đưa ra.
- Cụ thể, nhóm can thiệp sẽ được sử dụng dung dịch carbohydrate 12,5% trước phẫu thuật 2 giờ và nhóm chứng sẽ nhịn ăn 4 - 6 giờ tùy loại thức ăn được sử dụng.
- Kết quả cho thấy, thời gian nhịn ăn trung bình của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng.
- Thực tế, dung dịch carbohydrate được sử dụng trên thế giới tương đối đa dạng.
- 9 Dung dịch carbohydrate chúng tôi sử dụng tương tự các nghiên cứu khác, có thành phần từ maltodextrin với nồng độ 12,5%.
- Ngoài ra, dung dịch chứa 12,5% carbohydrate cũng cung cấp 50 kCal/100ml, giúp giảm dị hóa xảy ra trong phẫu thuật..
- Việc cân nhắc liều lượng sử dụng ở trẻ em rất khó khăn, các nghiên cứu sử dùng liều lượng không giống nhau, liều được sử dụng phổ biến nhất khoảng từ 5 - 15 ml/kg.
- Tác giả Weiwei Jiang và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đa trung tâm năm trên 1200 trẻ em dưới 1 tuổi, chia thành 4 nhóm nghiên cứu bao gồm:.
- nhóm nhịn ăn và nhóm bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ với liều lượng lần lượt ml/kg.
- Kết quả cho thấy, bổ sung dung dịch carbohydrate cho bệnh nhân với liều 5 - 10 ml/kg hoàn toàn an toàn, không còn dịch tồn dư dạ dày.
- 10 Điều này cũng được chứng minh tương tự ở nghiên cứu của chúng tôi.
- Liều lượng dung dịch carbohydrate sử dụng cho nhóm can thiệp trung bình là ml/kg và không ghi nhận bất kì trường hợp nào có biến chứng trào ngược dịch dạ dày-phổi trong quá trình gây mê..
- Kháng insulin sau phẫu thuật là một trong những hậu quả của nhịn ăn kéo dài đặc biệt cần chú trọng.
- Nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật gây nên tình trạng dị hóa chất béo và protein trong cơ thể khi nguồn dự trữ glycogen cạn.
- Ngoài ra, căng thẳng trong phẫu thuật kích thích hệ trục hạ đồi - tuyến yên, sản sinh các hormon đối kháng insulin, góp phần làm nặng thêm tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật.
- 11 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng kháng insulin được đánh giá thông qua nồng độ glucose, insulin lúc đói và chỉ số HOMA-IR, QUICKI.
- Nồng độ glucose và insulin sau phẫu thuật của nhóm uống carbohydrate thấp hơn so với nhóm nhịn ăn, truyền dịch.
- Trước phẫu thuật, chỉ số HOMA-IR và QUICKI giữa 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt.
- Tuy nhiên, tại thời điểm sau phẫu thuật, nhóm can thiệp có chỉ số HOMA-IR thấp hơn và chỉ số QUICKI cao hơn so với nhóm chứng.
- Ngoài ra, tỉ lệ kháng insulin sau phẫu thuật của nhóm can thiệp cũng thấp hơn so với nhóm chứng..
- Hiện tại, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả bổ sung carbohydrate cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật ở trẻ em còn ít, đặc biệt trên đối tượng phẫu thuật tim mạch.
- Tác giả Bilku và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tổng quan hệ thống trên 17 nghiên cứu thử nghiệm lâm làng có đối chứng với 1445 bệnh nhân năm 2011.
- 2 Trong đó, nghiên cứu tổng hợp bao gồm:.
- 1 nghiên cứu sử dụng chỉ số HOMA-IR và 4 nghiên cứu sử dụng kĩ thuật kẹp tăng insulin (đánh giá trực tiếp kháng insulin).
- Các nghiên cứu đều chứng minh, độ nhạy cảm insulin giảm ở nhóm nhịn ăn và cải thiện hơn ở nhóm được sử dụng carbohydate trước phẫu thuật.
- Các kết quả nghiên cứu trên tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi..
- Ngoài ra, tác giả Rizvanovic và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 50 bệnh nhân sau phẫu thuật đại trực tràng năm 2019.
- Kết quả cho thấy nhóm nhịn ăn có giá trị HOMA-IR trung bình tăng 76% sau phẫu thuật 1 ngày.
- Chỉ số.
- HOMA-IR của nhóm nhịn ăn cao hơn so với nhóm sử dụng carbohydrate trước phẫu thuật (p = 0,001).
- 1 Tuy khác nhóm đối tượng nghiên cứu, nhưng kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi..
- Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước gây mê và phẫu thuật.
- Bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ là việc làm cần thiết, đã được kiểm chứng về mức độ an toàn, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật.