« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT.
- Giới thiệu những nét cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật và tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính.".
- Cảm nhận về chân dung người chiến sĩ lái xe - những con người sôi nổi, trẻ trung, anh dũng, họ kiêu hãnh, tự hào về sứ mệnh của mình.
- Những con người của cả một thời đại:.
- “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
- Tư thế chủ động, tự tin luôn làm chủ hoàn cảnh của người chiến sỹ lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi".
- "Không có kính ừ thì có bụi....
- Không có kính ừ thì ướt áo”.
- Nhiệt tình cách mạng của người lính được tính bằng cung đường cụ thể “Lái trăm cây số nữa”.
- Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng vì miền Nam, khát vọng tự do hoà bình cháy bỏng của người chiến sĩ lái xe (khổ thơ cuối).
- Đánh giá về vị trí của bài thơ trên thi đàn văn học kháng chiến..
- Cảm nghĩ khâm phục biết ơn và tự hào về thế hệ đi trước, những con người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập và hoà bình của dân tộc..
- Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận văn học nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật..
- Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hình ảnh những chiến sĩ lái xe vận tải đã “để thương để nhớ” cho tâm tưởng nhà thơ tài hoa Phạm Tiến Duật..
- Bởi vậy nên dẫu chẳng một ngày làm lính lái xe nhưng những trang thơ Phạm Tiến Duật luôn ầm ì tiếng động cơ chạy máy và giòn tan tiếng cười nói của những chàng lính lái xe “trẻ măng tơ”! Người đọc khó có thể quên những chàng trai ngang tàng, tinh nghịch nhưng đầy lí tưởng ấy trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính..
- Bài thơ ra đời năm 1969, năm mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang bước vào những năm tháng khốc liệt nhất.
- Con đường Trường Sơn đã được khai phá để từng dòng người, dòng xe ngày đêm chi viện cho miền Nam ruột thịt.
- Trên những.
- dù ở đâu trên con đường huyền thoại ấy cũng hiện lên hình ảnh những ảnh lính lái xe vững vàng tay lái.
- Trở thành những anh lính lái xe, họ đã làm vui, làm đẹp, làm vững chắc hơn cho con đường huyết mạch của cuộc kháng chiến..
- Các anh tự giới thiệu về những người bạn đường thủy chung gắn bó của mình:.
- “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.
- Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: Những chiếc xe không kính.
- Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi "bom giật, bom rung".
- những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ.
- Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi đầu đầy ấn tượng cho bài thơ.
- Càng lạ lùng hơn nữa là hình ảnh chủ nhân những chiếc xe kì lạ ấy:.
- “Bom giật, bom rung” để lại thương tích loang lổ trên xe nhưng lại chẳng mảy may nhìn thấy dấu hiệu của tàn phá trên dáng hình người chiến sĩ.
- Sự khốc liệt của chiến tranh không khiến con người bị thui chột về tâm hồn và ý chí.
- Các anh là những con người như lời đề trên bức tường kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô: “Nơi đây mọi sắt thép đều tan chảy chỉ con người là vững vàng đi qua”.
- Câu thơ ngắn, nhanh, điệp từ "nhìn”.
- Rồi trên con đường thần thánh ấy, các anh còn “nhìn thấy” bao điều khác nữa:.
- Bởi xe “không có kính” nên có quá nhiều bất tiện: “gió xoa vào mắt đắng” nhưng cũng bởi không có kính nên nhiều khi ngồi trong ca bin người lính được đón nhận những cảm giác thật lạ lùng:.
- Hình ảnh thơ rất táo bạo và khỏe khoắn thể hiện tâm hồn trẻ trung, mạnh mẽ nhưng không kém phần mơ mộng của những chàng lính lái xe..
- Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biết bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì "không có kính".
- “Không có kính, ừ thì có bụi.
- “Không có kính, ừ thì ướt áo.
- Thế nhưng, "không có kính".
- Câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, các anh cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, cười để động viên mình, và động viên đồng đội.
- Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh.
- còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít:.
- “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Bạn bè gặp nhau suốt đường đi tới.
- Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết! Vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, chào nhau như những người bạn đã quen.
- Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:.
- hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống..
- Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước..
- Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng "chỉ cần trong xe có một trái tim".
- Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn.
- Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất, vừa kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền.
- Bài thơ có giọng điệu phóng khoáng, ngang tàng như tâm hồn chàng trai tuổi đôi mươi.
- Nguyễn Tiến Duật đã không phải dụng công gọt giũa ngôn từ, nhiều câu thơ như lời nói hàng ngày nhưng chính sự giản dị, chân thành của cảm xúc đã làm nên những câu thơ lôi cuốn người đọc.
- Ngoài ra còn phải kể đến nhiều hình ảnh thơ táo bạo, giàu sức gợi tả cùng các điệp từ, điệp ngữ..
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hình ảnh ấy tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Chiến trường ác liệt, hiểm nguy mà tâm hồn các anh các chị vẫn ngời ngời sự lạc quan, trẻ trung yêu đời và yêu sống..
- Khi xưa các anh các chị “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ” thì hôm nay thế hệ trẻ sẽ “chuẩn bị hành trang” đầy đủ để đưa đất nước tiến “vào thế kỉ mới” sôi động và đầy thách thức..
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt.
- Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt..
- “Bài thơ về tiểu đôi xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó..
- Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh trung tâm: những chiếc xe và những người chiến sĩ lái xe.
- Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên, mộc mạc như một lời phân bua mà có lẽ trước tác giả chưa ai khám phá ra chất thơ bộc lộ ngay trong vẻ tự nhiên của ngôn từ.
- “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.”.
- Cảm hứng thơ bắt đầu từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom rung ” giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội.
- Trên những chiếc xe không kính, dưới làn bom đạn của kẻ thù, an toàn của các anh khó mà bảo đảm.
- Vậy mà thái độ của các anh bình thản tự tin đến không ngờ.
- Nhịp thơ cân xứng, ý thơ trôi chảy, lời thơ nhẹ nhàng như diễn tả hình ảnh những đoàn xe lăn bánh trên những nẻo đường ra trận.
- Cái vất vả, gian khổ hiểm nguy được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị trung thực đến từng chi tiết:.
- Xe không kính, gió lùa mạnh vào cabin, người lái xe không chỉ cảm thấy mà còn nhìn thấy “gió vào xoa mắt đắng”.
- Và hơn thế nữa, nắng mưa gió bụi của Trường Sơn đã trở thành những bạn đồng hành:.
- “Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già..
- …Không có kính ừ thì ướt áo Mưa phun mưa xối như ngoài trời.”.
- Điệp từ “ừ thì”, “chưa cần”, hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc”, giọng “cười haha”.
- Qua đó làm sáng lên tinh thần cứng cỏi đầy nghị lực và bất chấp gian khó của những người biết vượt lên hoàn cảnh để làm chủ hoàn cảnh.
- Có lẽ ai đã từng đến Trường sơn mới thấu hết cái gian nan của người cầm lái.
- Đường Trường Sơn gập ghềnh, mưa Trường Sơn như trút nước, mùa khô xe chạy bụi mù trời.
- Trên những chiếc xe.
- không kính ,tâm trạng người chiến sĩ lái xe vẫn phơi phới thênh thang:.
- Lạ lùng thay ,như một khám phá bất chợt của nhà thơ, sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau, bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái.
- Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị:.
- Những người lính không chỉ là đồng chí, đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình.
- Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng:.
- “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước.”.
- Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra: “không đèn”,“không mui”, chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”.
- “không có” và “có ”đều là tổn thất, đều là hư hại.
- Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh, hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải.
- Vượt dãy Trường Sơn, đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù, mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường.
- “Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung, sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
- Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra.
- Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu, là con mắt, là bộ não, là linh hồn của xe.
- xe thành một cơ thể sống, thành một khối thống nhất với người chiến sĩ.
- Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.
- Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái..
- Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ, rất lính.
- Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ trẻ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm.
- Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi, hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ,đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả..
- Kết hợp giữa hiện thực hào hùng cùng cảm hứng lãng mạn cách mạng, hai bài thơ.
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ.
- Xưa kia, những người lính chống Pháp ra đi với “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ - Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế”, rồi những người lính trong kháng chiến chống Mĩ lên đường trong sự phấn khởi, với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
- Còn hôm nay, khi những người lính của thời hòa bình đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo Trường Sa, bảo vệ bình yên cho đất nước, ta mới thấy vẻ đẹp cao vời vợi của những người lính.
- Trước đây, bây giờ và sau này, những người lính sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc…