« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nghĩ về truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nghĩ khi đọc truyện ông già và biển cả của Hê-minh-uê mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được ý chí chinh phục thiên nhiên của con người thông qua cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-go với con cá kiếm.
- Tác phẩm Ông già và biển cả là một bản anh hùng ca, viết về nhân vật lão chài Xan-ti-a-go là đại diện cho con người và sức lao động của con người..
- Hê-minh-uê đã triệt để dung một nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả ba phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già.
- Tác phẩm ca ngợi con người, sức lao động và khát vọng của con người..
- Ông lão San-ti-a-go, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó, ông không từ bỏ, lo sợ, mà ông đã chiến đấu với nó suốt ba ngày ba đêm, bàn tay của lão bị dây câu cứa rách nát đến nỗi ứa cả máu, không một mẩu bánh mì bỏ bụng, không có chút thức ăn để tiếp thêm sức lực, chân tay tê dại, tuy nhiên, ông lão nhất định không bỏ cuộc.
- Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng cuộc đời đâu phải ai cũng được may mắn, khi kéo con cá kiếm về thì lại bị đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh.
- Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một còn bộ xương, bao nhiêu công sức thế vậy mà lại bị những con cá mập ăn hết, ông đã cạn kiệt sức không biết nói gì hơn nữa, cuối cùng chỉ là công cốc, và rồi lão nằm vật ra lều và ngủ thiếp..
- Hình ảnh con cá kiếm.
- Ông phải giết con cá nhưng lại ta thiết cầu khẩn.
- “Đến đây! Đến đây để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa” cứ như kiểu ông đang bị vẻ đẹp của con cá làm cho say mê vậy nhưng ông vẫn muốn giết nó, ông cho rằng nó chính là công sức lao động của ông bao nhiêu ngày nay không thể nào dễ dàng bỏ qua được..
- Nhưng khi lão chiến đấu với con cá kiếm, lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Xan-ti-a-go lại thấy nuối tiếc.
- Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên, lại khiến trong lòng ông lão dâng lên một sự nuối tiếc, lại muốn con cá sống tiếp để thấy vẻ đẹp mà mình chinh phục..
- Hình ảnh ông lão đánh cá Xan-ti-a-go, chính là biểu tượng của những người lao động - những con người luôn luôn hăng hái đi tìm kiếm và chinh phục ước mơ của bản thân mình, họ đi tìm kiếm những thứ thuộc về mình bù đắp cho công sức mình mà khi lao động mới tìm thấy chúng.
- Trong cuộc chiến đấu giữa ông lão và con cá kiếm thì ông lão rất khâm phục hành động đó của con cá kiếm, ông đã phải thốt lên “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!” Đây chính là một trận chiến không.
- cân sức, bởi con cá kiếm vừa to lớn, khổng lồ, vừa có một sức mạnh ghê gớm còn ông lão chỉ có một mình, giữa đại dương mênh mông và sức khỏe thì không thể như lúc đầu mới ra khơi, nhưng với bàn tay điêu luyện, đầy kinh nghiệm và niềm tin, ý chí, nghị lực phi thường của con người lao động, ông đã chiến thắng cả sức mạnh của tự nhiên.
- Dù trong hoàn cảnh lúc ấy rất căng thẳng, đối đầu với bao khó khăn thử thách, ông lão vẫn vững tin vào chính mình.
- Xan-chi-a-go hiện lên như một dũng sĩ ngoan cường, người quyết tâm theo đuổi khát vọng lớn lao là bắt được con cá lớn xứng đáng với tài nghệ của mình.
- Ông lão đã thể hiện được điều mà ông lão tôn thờ “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại” nhất định phải dành được chiến thắng, dành bằng được những gì mình cần phải đạt được.
- Lão đã khẳng định được niềm tin và sức mạnh, khả năng sinh tồn của con người trước sức mạnh của tự nhiên, dù tự nhiên có thêm nhiều bão táp thì con người vẫn kiên cường chống chọi, sống tiếp.
- Lão tin chắc rằng mình sẽ giết được con cá kiếm khổng lồ và ông nói với con cá.
- Như vậy, niềm tin đã giúp ông lão nuôi vững quyết tâm chinh phục con cá khổng lồ.
- Cuộc chiến đấu và chinh phục được cá kiếm thể hiện tài nghệ, ý chí và nghị lực của ông lão Xan-chi-a-go, đồng thời thể hiện những nghị lực của nhân dân lao động, họ sống vì ngày mai, vì tương lai tươi đẹp..
- Đồng thời đoạn trích còn thể hiện tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê: Niềm tin bất diệt vào con người: con người luôn dũng cảm đấu tranh, luôn theo đuổi khát vọng nhưng cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình, sống là phải có ước mơ, để đạt được chúng có một cuộc sống hạnh phúc với chính sức lao động của mình..
- Tác phẩm thể hiện tinh thần bất diệt và ý chí niềm tin, nghị lực của con người, chuyển tải thông điệp nổi tiếng của Hê-minh-uê: con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại, con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại..
- Tác phẩm kể về ông lão Xan-chi-a-go đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào.
- Trong một lần ra biển khi ông thả mồi, một con cá lớn tinh khí kì quặc mắc mồi.
- Đây là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mong ước.
- Sau cuộc vật lộn cực kì căng thẳng ông đã giết được con cá.
- Nhưng lúc ông quay và bờ thì từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm và ông đã phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức.
- Khi ông già mệt mỏi quay và bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương..
- Trong tác phẩm nổi lên hình ảnh ông già Xan-chi-a-go và hình ảnh con cá kiếm.
- Khi ông lão thả câu và nói chuyện với chim trời và biển thì một con cá kiếm mắc câu và bắt đầu với những vòng lượn “vòng tròn lớn” “con cá đã bắt đầu quay tròn” nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng.
- Những vòng tròn được nhắc đến ngay từ khi con cá mắc câu cho ta thấy con cá rất ngoan cường chống trọi một cách hung dữ dù sự sống có thể không còn bao lâu khi nó đã mắc câu.
- Đó là những cố gắng cuối cùng của con cá để thoát kéo sự bủa vây níu kéo của người đánh cá.
- Ta thấy được vẻ đẹp hùng dũng mạnh mẽ và ngoan cường của con cá trong cuộc chiến một đấu một này.
- Lúc đầu thu dây để con cá không quay vòng, ông còn sức để “lách vai và đầu ra khỏi sợi dây, liên tục kéo nhẹ nhàng”.
- Ông lão trong hoàn cảnh đơn độc đó “hoa mắt”, “mệt đến thấu xương” nhưng vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm cho con cá vừa vì cuộc sống mưu sinh nên phải khuất phục nó.
- Nhưng rồi ông cứ phải ra sức để kéo sợi dây để buộc cho con cá khỏi quay vòng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng.
- Cảm thấy hoa mắt choáng váng nhưng ông lão vẫn hết sức kiên cường “ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nói.
- Ông lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú này mạnh ở sợi dây mà lão đang kéo bằng cả hai tay.
- Lão biết con cá cũng đang ngoan cường chống trả và lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong con cá sẽ không nhảy lên lão nói “đừng nhảy, cá”, lão nói đừng nháy nhưng lão cũng biết con cá sẽ nhảy lên bởi một cú nhảy sẽ giúp nó thở không khí.
- Ông mong con cá không nhảy và cầu chúa bằng cách hứa “ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ.
- Ông lão nương vào giỏ chờ “lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”.
- Đến vòng thứ ba ông lão lần đầu tiên thấy con cá, lão không thể tin vào độ dài của con cá “không” ông lão nói “nó không thể lớn như thế được”.
- Những vòng lượn của con cá đã yếu dần, nó đã yếu đi nhưng cũng không hề khuất phục, lão nghĩ “tao chưa thấy bất kì ai bình tĩnh duyên dáng cao thượng hơn mày, cá ạ”.
- Ông lão cũng đã rất mệt mỏi và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng ông vẫn luôn nhủ “mình có thể cố thêm lần nữa”.
- Dồn hết sức lực cuối cùng và lòng kiêu hãnh để lão mang ra đối trọi với cơn hấp hối của con cá.
- Ông lão nhấc ngọn lao phóng xuống sườn con cá và “cảm thấy mũi sắt đâm phập vào lão tì người lên ấn sâu và dồn hết trọng lực lên cán dao”.
- Đây là đòn đánh cuối cùng để tiêu diệt con cá.
- Lão rất tiếc khi phải giết nó nhưng vẫn phải giết nó “khi ấy con cá mang cái chết trong người sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ vẻ đẹp và sức lực của nó.
- Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng và hiếm thấy, cả con cá và ông lão đều là kì phùng địch thủ.
- Theo mạch trần thuật người đọc thấy được trận chiến mỗi lúc một cam go và ta có lúc tưởng chừng như ông lão mất cá khi mà sức lực của ông mỗi lúc một cạn dần.
- Và cuối cùng ông lão đã chiến thắng một chiến thắng vinh danh ý chí và sức mạnh của con người.
- Cuộc đối đầu giữa ông lão và con cá kiếm cho ta thấy sự cảm nhận của ông lão đối với con cá kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ của một người đi săn đối với một con mồi mà cao hơn nữa là sự cảm thông bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão đối với con cá.
- Những lời lẽ và ý nghĩ này đã biến con cá trở thành một nhân vật có linh hồn.
- Những đối thoại mối quan hệ giữa con cá và ông lão là mối quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được.
- quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ cân sức ngang tài, cân sức cân tài, cả hai đều phải nỗ lực hết mình và còn là quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
- Con cá kiếm mang vẻ đẹp biểu tượng của thiên nhiên kiêu hùng kì vĩ đồng thời mang biểu tượng của ước mơ khát vọng kì vọng, mục đích cao đẹp mà con người theo đuổi để đạt được.
- Đó là nhân vật đặc biệt hiện lên với vẻ đẹp cao thượng và oai hùng khiến ông lão thán phục và ngưỡng mộ.
- Sự chiến thắng của ông lão không phải là do sức mạnh từ cơ bắp mà là sức mạnh từ ý chí nghị lực bản lĩnh kiên cường để chiến đấu “con người có thể bị hủy diệt nhưng không bao giờ bị đánh bại” đó là câu nói mà ông lão tự động viên mình trong cuộc chiến đang diễn ra gay cấn.
- Câu nói ấy thể hiện một ý chí ngoan cường một tinh thần kiêu hãnh của con người trước mọi khó khăn thử thách..
- Hình ảnh con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện đặc biệt là qua những lời trò chuyện của ông lão với con cá, ta thấy ông lão coi nó như một con người..
- Chính thái độ đặc biệt khác thường này đã biến con cá trở thành nhân vật chính thứ hai ngang hàng ông lão.
- Bên cạnh đó thái độ của ông lão đối với con cá kiếm cũng khiến chúng ta ngỡ ngàng khi ông gọi nó là người anh em cho thấy ông không hề coi nó là kẻ thù của mình.
- Con cá vừa là đối tượng chinh phục lại vừa là người anh em của lão..
- Hình ảnh con cuối cùng của con cá kiếm khi chưa bị chiếm lĩnh là một hình ảnh thăng hoa và tỏa sáng trước khi chết “khi ấy con cá mang cái chết trong người sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ vẻ đẹp và sức lực của nó” một vẻ đẹp thật hùng vĩ ngoạn mục giữa trời biển mênh mông.
- Nó chính là biểu tượng ước mơ mà ông lão muốn chinh phục.
- Hình ảnh con cá kiếm đã bị chiếm lĩnh là một hình ảnh khác hẳn “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc và những cái sọc lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng” một con cá của hiện thực khi ông lão đã chinh phục được.
- Đoạn văn là tiêu biểu cho cách viết truyện của Hê-minh uê: luôn đặt con người trước khó khăn thử thách.
- Con người phải vượt qua thử thách giới hạn của bản thân mình để vươn tới đạt được ước mơ hoài bão của mình.
- Hai hình tượng ông lão và con