« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nhận bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Cảm nhận bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 12 Bài làm.
- Nhắc tới Nguyễn Đình Thi chúng ta nhớ ngay đến một nghệ sĩ đa tài, có đóng góp lớn cho văn học nghệ thuật nước nhà trên nhiều lĩnh vực.
- Nhìn lại sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của ông có thể khái quát rằng, ngợi ca đất nước đẹp giàu, bất khuất, nhân dân cần cù, anh dùng chính là cảm hứng nồng đậm nhất..
- Hiện lên từ những trang văn, bài thơ, bài hát của Nguyễn Đình Thi là hình tượng một đất nước từ trong gông xiềng áp bức vùng dậy tự giải phóng và rực rỡ trong ánh sáng thời đại mới.
- Đất nước là một trường hợp tiêu biểu như thế, một trong những đỉnh cao của thơ trữ tình cách mạng Việt Nam..
- Đất nước có ý nghĩa khá đặc biệt.
- Đây là một dấu hiệu lạ chứng tỏ điểm độc đáo của Đất nước và là căn cứ quan trọng để hiểu đúng bài thơ.
- Vậy tại sao Đất nước được hình thành, được khởi bút từ thời kì đầu dân tộc bước vào cuộc trường chinh chống thực dân Pháp mà đến tận ngày kháng chiến trường kỳ thắng lợi, hoà bình lập lại mới hoàn thành?.
- Điều đó phản ánh ý đồ của Nguyễn Đình Thi như ông đã có dịp tâm sự.
- Viết Đất nước, nhà thơ muốn tạo dựng một tượng đài Tổ quốc Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám, trong chín năm kháng chiến anh hùng phần nào tương xứng với tầm vóc cao đẹp của đất nước ta trong lịch sử.
- Đất nước trở thành một sáng tác mang tính chất tổng hợp, hài hoà giữa cảm hứng sử thi hùng tráng với rung cảm trữ tình thiết tha khi ca ngợi một đất nước từ trong gông xiềng áp bức, từ trong lam lũ đói nghèo vùng dậy tự giải phóng, anh dũng chiến đấu bảo vệ quyền độc lập tự do thiêng liêng và rực rỡ trong ánh sáng thời đại mới..
- Đất nước trở thành hình tượng trung tâm trong bài thơ.
- Một đất nước trường chinh trên dặm dài lịch sử, một đất nước có truyền thống bất khuất, bền bỉ đang ngời lên trong hiện tại đau thương, khói lửa và đang vững bước đi tới tương lai tươi sáng - đó là cảm nhận rõ rệt nhất khi đọc bài thơ này.
- Đây là đất nước có lịch sử dài lâu, đất nước của những người chưa bao giờ khuất:.
- Đất nước của bao thế hộ chưa bao giờ khuất ấy đang vươn mình lớn dậy trong hiện tại gian khổ, đau thương:.
- Chính từ trong hiện tại chiến đấu anh dũng, lao động cần cù ấy gương mặt đất nước ngày một ngời sáng.
- Trong cuộc trường chinh vạn dặm, đất nước mình ngày càng vững bước tới tương lai, trong "vất vả đau thương".
- đất nước mình càng "tươi thắm vô ngần".
- đó là cảm nhận sâu sắc của Nguyễn Đình Thi về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam..
- Một đặc điểm nữa là hình tượng đất nước trong bài thơ này mang vẻ đẹp bình dị mà cao cả trong ánh sáng thời đại mới.
- Hãy chú ý hệ thống hình ảnh về đất nước trong bài thơ.
- Hình tượng đất nước được Nguyễn Đình Thi xây dựng bằng những vẻ đẹp của thiên nhiên xanh tươi, dạt dào sức sống, bằng những hành động chiến đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân.
- Nhà thơ đã ngắm nhìn, cảm nhận đất nước từ chỗ đứng, bằng tấm lòng của "chúng ta".
- những con người vừa được cách mạng giải phóng khỏi thân phận nô lệ khổ nhục đang đứng lên làm chủ non sông đất nước minh.
- Bởi thế, đất nước này rất đỗi bình dị, thân thương mà cao cả, kỳ vĩ trong ánh sáng thời đại mới.
- Bình dị, thân thương là thế nhưng đất nước ấy mang tầm vóc mới bởi đang do những con người lão động làm chủ - đất nước của thời đại dân chủ nhân dân:.
- Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng..
- Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi gắn liền với niềm tự hào mang tính dân chủ của thời đại mới.
- Có thể tìm thấy nhiều đoạn, nhiều khổ thơ đặc sắc trong Đất nước để chứng minh cho các đặc điểm trên của hình tượng trung tâm trong bài thơ..
- Lịch sử dài lâu của đất nước, sức sống bền bỉ của bao thế hệ ông cha được Nguyễn Đình Thi cảm nhận sâu sắc:.
- Về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, đoạn thơ này chứng tỏ cảm xúc thiết tha, lắng đọng của Nguyễn Đình Thi.
- Đất nước là bài thơ được viết theo thể tự do, câu dài, câu ngắn xen kẽ.
- Nó toát lên niềm tự hào về đất nước, về quyền làm chủ đất nước ấy..
- Nguyễn Đình Thi không phải là người đầu tiên, người duy nhất khẳng định sức sống bền bỉ của truyền thống dân tộc nhưng ông đã có cảm nhận, cách thể hiện của riêng mình.
- Nhiều người thường nói truyền thống đất nước, sức sống cha ông qua những tấm gương, câu chuyện lịch sử, qua những danh lam thắng cảnh, sự tích núi sông, nghĩa là qua những hình ảnh mang tính thị giác.
- Ở đây, Nguyễn Đình Thi lại nói qua hình tượng âm thanh.
- Nhằm ca ngợi tinh thần bất khuất của nhân dân ta, sự vùng dậy quật cường của đất nước, nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù, Nguyễn Đình Thi đã dựng tả gương mặt quê hương, đất nước đau thương trong lửa khói chiến tranh.
- Nguyễn Đình Thi từng tâm sự rằng đây là những câu thơ được viết từ kỷ niệm trong cuộc đời kháng chiến, từ những buổi chiều cùng bộ đội hành quân qua các vùng quê hoang vu.
- Hình ảnh thơ lạnh, vắng mà thấm đẫm cảm xúc thương đau, uất hận.
- Chính từ màu đỏ của hoàng hôn, từ máu của bao con người đã đổ trên quê hương mà Nguyễn Đình Thi liên tưởng đến cánh đồng đang chảy máu.
- Cũng bởi lòng xót xa đau đớn mà nhà thơ tưởng như dây thép gai đâm nát cả bầu trời đất nước.
- Như thế, từ một hình ảnh, một ấn tượng thực, với hai câu thơ này Nguyễn Đình Thi đã vẽ nên một bức tranh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc cho đất nước đau thương trong chiến tranh, bị kẻ thù giày xéo.
- Chính từ trong đau thương chiến đấu, gương mặt đất nước ngày càng ngời sáng..
- Đứng ở hiện tại chiến thắng vinh quang nhìn lại con đường lịch sử vừa qua của dân tộc, Nguyễn Đình Thi tỉnh táo và tự hào khẳng định:.
- Bởi ý đồ tổng kết lịch sử, hệ thống hình ảnh trong khổ thơ trên kết hợp hài hoà mặt cụ thể, gợi cảm với tính khái quát, biểu tượng (ngày nắng đốt, đêm mưa giội, trán, lòng, trời đất mới, ánh bình minh).
- Con đường vừa qua của đất nước đâu bằng phẳng thênh thang.
- Khổ thơ chứng tỏ sự tổng kết lịch sử sâu sắc của Nguyễn Đình Thi theo cách một nhà thơ trữ tình..
- Mọi vẻ đẹp của hình tượng đất nước, những cảm hứng chính của Nguyễn Đình Thi được kết tinh khá trọn vẹn ở khổ cuối bài thơ.
- Khổ thơ xây dựng hình ảnh theo tầng lớp.
- Từ hình ảnh những lớp người cụ thể, Nguyễn Đình Thi liên tưởng, khái quát thành hình ảnh đất nước trong thời đại mới, nghĩa là khổ thơ kết hợp hài hòa tính tả thực, gợi cảm với tính biểu tượng..
- Trong một bài viết kể về việc sáng tác Đất nước, Nguyễn Đình Thi có giải thích rằng khổ thơ kết này được hình thành từ một hình ảnh thực chính mắt nhà thơ được chứng kiến.
- Hình ảnh này gợi ta liên tưởng đến câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ”..
- Từ hình ảnh cụ thể trên, Nguyễn Đình Thi đã khái quát, đúc kết nên hình tượng đất nước.
- Đó là một đất nước từ trong máu lửa đau thương của chiến tranh, từ trong bùn lầy của lam lũ, đói nghèo mà vươn mình đứng dậy.
- Hình tượng đất nước này khiến ta nhớ lại cái vươn vai kỳ diệu của chú bé làng Gióng thuở nào..
- Tầm vóc đất nước vụt trở nên kì vĩ lạ thường.
- Đúng là trong vất vả đau thương đất nước càng "tươi thắm vô ngần".
- như Nguyễn Đình Thi từng viết:.
- Anh yêu em như yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần..
- Khổ thơ của Nguyễn Đình Thi còn hay ở thể sáu chữ, ở nhịp điệu vừa nhịp nhàng vừa ngày một đẩy tới, dâng cao (nhất là ở dòng thứ hai và dòng cuối)..
- Nhịp điệu ấy cũng tương ứng với sự vươn lên mạnh mẽ, với tầm vóc kì vĩ của hình tượng đất nước.
- Từ đây, hiện lên hình tượng đất nước Việt Nam rực rỡ, chói ngời trong ánh hào quang chiến thắng..
- Vào một buổi sáng mát trong giữa núi đồi Việt Bắc thời kì đầu chống Pháp, Nguyễn Đình Thi nhớ những ngày thu Hà Nội đã xa..
- Phải chăng,nhớ thu Hà Nội,Nguyễn Đình Thi nhớ lại một Hà Nội ấm áp,ngọt ngào,thuần khiết và thanh lịch.
- Thu Hà Nội trong Nguyễn Đình Thi chính là cái xao xác của lá khô trên những phố dài và cái ngát dịu của hương cốm mới.
- Người Hà Nội yêu mùa thu Hà Nội.
- Đây là một đoạn thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi về thu Hà Nội và người Hà Nội gắn bó với mùa thu đất nước.
- Và ở đây cũng thể hiện tài hoa của Nguyễn Đình Thi trên lĩnh vực thơ trữ tình: thi trung hữu họa,thi trung hữu nhạc,với những nét rất đặc trưng cho Hà Nội ngọt ngào,thanh lịch..
- Từ cảm xúc xưa đến cảm xúc thu nay giữa núi đồi Việt Bắc,tiếng thơ sôi nổi,rộn ràng,không gian mở rộng từ Hà Nội ra bao la đất nước.
- Nhà thơ dõng dã: Mùa thu nay khác rồi.
- Tư thế của con người cảm nhận mùa thu là tư thế của người làm chủ non sông đất nước mình,đàng hoàng,phóng khoáng giữa một không gian cao rộng khoáng đạt bao la.
- Có người thẩm định rằng,cái tài hoa Nguyễn Đình Thi khi diễn đạt thu xưa hay hơn cái thu này.
- Một Việt Nam trường tồn ẩn chứa trong hình ảnh đó.
- Chính sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó mà cảm xúc về mùa thu nay có chiều sâu,chắc nịch của nhận thức,đồng thời có cái dào dạt theo chiều mở ra với không gian đất nước và cuồn cuộn theo nhịp lòng tuôn trào của nhà thơ.
- Nguyễn Đình Thi thiên về cách diễn đạt bằng những hình ảnh tượng trưng hàm chứa ý nghĩa khái quát..
- Đất nước mang đầy thương tích chiến tranh,tội ác kẻ thù in dấu trên đất nước,những tổn thất hi sinh thật lớn lao,đã không bút nào tả xiết.
- Đó là một hình ảnh khái quát,tượng trưng nhưng bắt nguồn từ thực tiễn khốc liệt của sự tàn phá,giết chóc mà kẻ thù gieo rắc trên đất nước ta.
- Cuối cùng đất nước ta,dân tộc chiến thắng,thành quả Cách mạng tháng Tám được bảo vệ,nhà nước công nông đầu tiên ” Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa” ở Đông Nam A vẫn tồn tại và lớn mạnh.
- Cùng với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ,một hình ảnh nước Việt Nam với nước Việt Nam nông nghiệp-nền văn minh lúa,đã vụt dậy sáng lòa..
- Đoạn kết của bài thơ là một tượng đài đất nước nói với các thế hệ mai sau: đất nước ta,dân tộc ta đã phải xây dựng một Việt Nam khai sinh nó ra từ máu lửa cùng với khai tử chủ nghĩa thực dân trên hành tinh này,nêu một tấm gương cho toàn thể các dân tộc bị bức toàn thế giới..
- Nguyễn Đình Thi là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và cũng là một trong những cây bút tiên phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ sau này.
- Bài thơ Đất nước là sáng tác nổi bậc nhất của Nguyễn Đình thi trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp..
- Những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội.
- Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ..
- Tự hào về quê hương đất nước giàu đẹp..
- Niềm tự hào về về quê hương, đất nước và truyền thống anh hùng của dân tộc, truyền thống đó chảy dài suốt chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và mai sau luôn tồn tại trở thành truyền thống thiêng liêng.
- Cảnh thu được cảm nhận qua tâm trạng, cảm hứng về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng.
- Đi vào cuộc sống mới, tìm thấy được niềm vui mới, niềm vui của con người làm chủ đất nước mình..
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát.
- Từ một hình ảnh thực do quan sát được trong một chiều hành quân, nhà thơ đã nâng lên thành một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng khái quát về sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
- Đây còn là một hình ảnh ẩn dụ (cánh đồng trời chiều).
- Đất nước đau thương bị tàn phá dưới tội ác của kẻ thù.
- Đất nước anh hùng:.
- Hình ảnh có tính biểu tượng của một đất nước quật khởi, con ng-ười vùng lên chống xâm lược..
- Những hình ảnh đối lập, cấu trúc nhấn mạnh khắc sâu tinh thần quật khởi, quyết chiến của dân tộc: Đó là hình ảnh sinh động về con người anh hùng cách mạng Việt Nam, những người anh hùng áo vải, những nông dân áo lính đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước.
- Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng.
- Hình ảnh thơ chân thực mà phi thường..
- Nhịp thơ chắt khoẻ, hình ảnh ấn tượng, đoạn thơ diễn tả sức mạnh như vũ bão của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ.
- Từ hình ảnh thực tác giả khái quát hành hình ảnh cả dân tộc anh hùng đã rũ bỏ “vết nhơ nô lệ đứng lên giành độc lập tự do về tổ quốc” đất nước sáng loà..
- Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.