« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Dàn ý Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và dẫn vào hai khổ thơ đầu..
- Khổ thơ thứ nhất.
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
- Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử..
- Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau vượt lên trên các mái nhà và những tán cây..
- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ bao bọc, gắn với ngôi nhà xinh xinh thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ..
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
- Khổ thơ thứ hai.
- "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?": Phải ở trong.
- Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng.
- “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử..
- Văn mẫu Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt).
- Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc.
- Một trong số đó là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ đầu:.
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”.
- Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, ông là một hiện tượng Thơ rất mới lạ.
- Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, lấy cảm hứng từ một mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, bài thơ được in trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương”..
- Như chúng ta đã biết thơ là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc, mà phải được thanh lọc cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ để thành thơ.
- Thơ là hình ảnh sống tươi nguyên, được tái hiện qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ.
- Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là những lời sáo rỗng nhạt nhẽo vô vị tầm thường, chỉ là chọn làm xiếc, ngôn từ chẳng thể đánh lừa được người đọc..
- Vai trò là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử không ngừng sáng tạo cho ra đời những tác phẩm đặc sắc, khác với các nhà thơ cùng thời.
- Đọc Đây Thôn Vĩ Dạ ta càng cảm thấy rõ điều đó, mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ:.
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
- Câu hỏi đó chính là sự phân thân của nhà thơ, nhà thơ hóa thân vào cô gái Huế để hờn dỗi, trách móc nhẹ nhàng nhưng đằng sau ấy là sự mời mọc rất chân thành, nhà thơ sử dụng từ “chơi” gợi lên sự thân mật gần gũi… Mặt khác câu hỏi tu từ này là nhà thơ đang tự hỏi mình, tự trách mình sao cảnh Huế đẹp như vậy mà anh không vào chơi.
- Đó là một câu hỏi lớn, nỗi đau khắc khoải, bây giờ đây trở về xứ Huế đã trở thành một niềm khao khát của nhà thơ.
- Có lẽ khi sáng tác bài thơ này, nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của bệnh phong nên ông chỉ có thể trở về chơi thôn vĩ trong tâm tưởng, nhưng dù là trong tâm tưởng thì cảnh thiên nhiên về thôn Vĩ vẫn đẹp lung linh:.
- Bức tranh thôn Vĩ xinh xắn thơ mộng được chiêm ngưỡng từ xa đến gần.
- câu thơ với điệp từ “nắng” đã gợi lên trong mắt người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng, cau đó là một loại cây mang vẻ đẹp đặc trưng của thôn Vĩ, với thân hình thẳng tắp tán lá xanh tươi, vườn cây thôn Vĩ tươi tốt đến mức khách ở xa về phải trầm trồ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” vườn ai không xác định nhưng người đọc vẫn có thể hiểu là vườn của cô gái Huế.
- “mướt quá” là sự đặc tả sắc xanh của cây lá.
- Tại sao tác giả không dùng màu xanh da trời, xanh thẫm mà dùng màu xanh ngọc bích, có lẽ đó là màu xanh tinh khiết, tinh túy, quyến rũ và bức tranh thôn Vĩ ngày càng đẹp hơn, hiện lên đầy đủ hoàn hảo hơn, khi có sự xuất hiện của người con gái “lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
- Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trúc một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về.
- sự vuông vắn, phúc hậu… Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, nếu ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng sự lạc quan yêu đời, Thì khổ thơ thứ hai đã có sự thay đổi đó chính là sự mặc cảm về cảnh chia lìa, tan tác.
- Hai câu thơ nói lên vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, đó là dòng sông Hương chảy lững lờ hai bên bờ sông, là những vườn bắp, những bông hoa nhẹ nhàng lay động còn trên cao thì gió đi theo lối gió mây đi theo đường mây.
- Đến hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là Huế mộng mơ nhưng nó không còn nắng, không còn xanh của Vỹ Dạ mà trước mắt người đọc là không gian tràn ngập ánh trăng, con thuyền trở thành thuyền Trăng, dòng sông trở thành sông trăng và bến trở thành bến trăng.
- “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”.
- Từ xưa đến nay, ta thường bắt gặp hình ảnh thuyền trăng, bến chăng, Nhưng nay ta lại bắt gặp một hình ảnh mới đó là sông trăng, đọc câu thơ người đọc mới có cảm tưởng như đang vào cõi mộng, dường như nhà thơ đang sống trong khắc khoải, chờ mong.
- Ở thơ thứ nhất câu hỏi tu từ xuất hiện với câu thơ đầu còn đối với khổ thơ thứ hai câu hỏi tu từ lại xuất hiện ở câu cuối.
- Câu thơ như mang nhiều cảm xúc.
- “Có chở trăng về” là sự mong ngóng hi vọng “kịp tối nay” là khắc khoải, lo âu, là sự hoài nghi, là sự khẩn thiết yêu cầu.
- Nhưng dường như nhà thơ đã dự cảm được sự thất vọng, nhà thơ như ý thức được rằng nếu trăng không về kịp thì mình sẽ vĩnh viễn rơi vào thế giới đau đớn, tuyệt vọng..
- Thành công của đoạn thơ là nhờ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt đoạn thơ.
- Nhà thơ đã khắc họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và bản trong đó là nỗi lòng của chính nhà thơ..
- Đây Thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê, đất nước qua tâm hồn thơ mộng giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ đa tình, đa cảm.
- tim suốt đời thổn thức vì tình yêu, một tâm hồn đã thăng hoa từ nỗi đau bất hạnh của mình để mang đến cho đời những đóa hoa thơm và trong đó đau thương nhất, tinh khiết nhất là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ..
- Cảm nhận tiếng lòng của một con người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Bài làm 2.
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng cũng một cách rất tự nhiên, sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả.
- Một trong những bài thơ như thế chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ nhắc nhiều đến xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ.
- Không những thế bài thơ còn nói lên niềm khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết của thi sĩ..
- Trong đó, hai khổ thơ đầu đã diễn tả một khung cảnh bình yên, hình ảnh con người đẹp e ấp bên lá trúc cùng diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ..
- Không giống với các bài thơ khác, mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lại không phải là một câu miêu tả hay một câu cảm thán, mà là một câu hỏi tu từ:.
- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?.
- Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ một tấm thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả lại ùa về, gợi nhắc về một miền quê xứ Huế thơ một hữu tình..
- Câu đầu của bài thơ, mở đầu bằng một câu hỏi đã lạ mà đằng này lại còn là một câu hỏi tu từ không có người trả lời càng khiến cho mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả.
- Tuy không được ở gần, không được một lần về thăm lại Vĩ Dạ nhưng với nỗi nhớ da diết đã đưa Hàn Mặc Tử trở về với xứ Huế.
- Câu hỏi tu từ như một lời trách móc, hờn dỗi của một cô gái muốn thủ thỉ rằng: sao lâu rồi mà anh không về thăm xứ Dạ lấy một lần.
- Câu hỏi đưa ra vốn không để tìm câu trả lời nên nó gợi lên cảm giác bâng khuâng, khó tả.
- Nói giống như một lời mời gọi, vừa như một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả đã lâu không có dịp về thăm chốn xưa: “Sao anh không về thăm thôn Vĩ.
- Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa có màu sắc rực rỡ lại vừa có hình ảnh của những lá trúc đung đưa trước ngõ nhà ai.
- Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc..
- Không trực tiếp sống ở Vĩ Dạ nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết đã khiến cho tác giả có thể tự phân thân mình đang đặt bước về thăm thôn Vĩ thân thương.
- Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh vừa đẹp mà còn vừa có tính gợi.
- Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh sớm mai.
- Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ vừa dịu dàng như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời gọi.
- Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kỳ lạ hơn khi tác giả khoác cho nó một chiếc áo ngôn từ “nắng mới lên”.
- Tác giả như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ.
- Với biện pháp so sánh, những khu vườn nơi đây đã trở nên hữu tình trước mắt người đọc thông qua con mắt nghệ sĩ của Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”..
- Dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm đều tốt tươi.
- Hình ảnh trăng hiện ra không chỉ ở bài thơ này mà còn còn là thi liệu của nhiều bài thơ của nhiều thi sĩ khác.
- Đối với Hàn Mặc Tử hình ảnh trong thơ gợi cho người đọc một niềm tin yêu, một niềm hy vọng.
- Chỉ có trong thơ mới có sông trăng và hình ảnh thuyền chở trăng thi vị đến vậy.
- Lời thơ cất lên như một câu hỏi không có đáp án.
- Mặc dù bài thơ đã ra đời từ cách đây rất lâu, nhưng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã tạo nên nhiều cảm xúc của độc giả từ cổ chí kim.
- Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là những tác phẩm tiêu biểu.
- cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, một tâm hồn thơ nhạy cảm muốn giao hòa với đời và với người.