« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà – Bài văn chọn lọc lớp 8


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà.
- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là nhà thơ lớn nhất của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Thơ Tản Đà là tiếng lòng của một cái tôi bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, tù túng, muốn tìm cách thoát ii bằng mộng tưởng.
- Với một hòn thơ vừa phóng túng, vừa sầu mộng vừa rất ngông, Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn vào trong thi ca, "dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa" (Hoài Thanh)..
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong cuốn Khối tình con I, xuất bản năm 1917.
- Bài thơ là lời nhà thơ nói với chị Hằng trong một đêm thu và xin chị cho lên cung trăng cùng chị, để tránh xa cái trần thế đáng chán này..
- Bài thơ vẫn được viết theo thể thơ truyền thống của thi ca lúc bấy giờ: thể Đường luật bát cú.
- Bài thơ mở đầu bằng một lời than thở, một tâm trạng, một nỗi lỏng:.
- Trong câu thơ của Tản Đà, ta đọc được một nỗi sầu da diết khôn nguôi.
- Vì sao Tản Đà, một thanh niên đang phơi phới tuổi xuân, tài danh cũng đã nỗi, lại trở nên sầu muộn như thế? Trong bài Giải sầu (1918), Tản Đà cũng đã từng viết: Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu.
- Phải chăng cái sầu trong thơ Tản Đà là cái sầu vẩn vơ, vô cớ? Không! Đó là nỗi buồn thời thế, buồn nhân sinh! Nỗi buồn ấy chỉ có thể có được ở những linh hồn cao khiết, còn giữ được của một thời cái cót cách vững vàng, cái phong thái thung dung (Hoài Thanh) như Tản Đà..
- Cùng với nỗi buồn, Tản Đà chán ngán cuộc đời:.
- Thái độ chán nửa đời của Tản Đà là thái độ bất hòa sâu sắc với cuộc đời, với cái xã hội phong kiến thực dân ngột ngạt tầm thường.
- Tâm trạng của Tản Đà, suy cho cùng, là nỗi đau đớn rất đáng quý, là nỗi buồn đẹp để người đời phải ngẫm suy..
- Bất hòa sâu sắc với thực tại, Tản Đà tìm cách thoát li thực tại.
- Khát vọng thoát li thực tại không chỉ có ở Tản Đà, mà nó là khát vọng của cả một lớp thanh niên trí thức đang sống trong không khí tù túng, u uất.
- Với Tản Đà, cá tính ngông khiến thi nhân tìm cho mình một cách thoát li cũng rất đặc biệt, rất ngông:.
- Thật là một địa chỉ thoát li lí tường, vừa xa lánh hăn cái trân thê đáng chán kia, vừa được sống trong một thế giới bồng lai tiên cảnh thanh khiết, bên một thiếu nữ đẹp và bao dung như chị Hằng.
- Điều đáng chú ý ở đây ỉà việc bày tỏ khát vọng thoát li.
- Đầu tiên là một lời ướm hỏi: Cung quế đã ai ngồi đó chửa?, tiếp đến là một gợi ý: Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
- Vì sao Tản Đà cảm thấy sung sướng và hạnh phúc đến thế? Bởi lẽ ông đã tìm được tri kỉ: có bầu, có bạn, được hòa đồng với cuộc sống: cùng gió, cùng mây, không còn phải cô đơn, buồn tủi nữa..
- Nếu như nữ sĩ xưa chỉ biết ôm mối sầu tủi, buồn thương trong lòng, thì Tản Đà không cam chịu, ông tìm đến với chị Hằng, cùng chị làm bầu bạn tâm tình để cho tâm hồn mình thư thái lại, để cho lòng mình rộng mở mà đón nhận thiên nhiên, đón nhận vẻ đẹp thanh tao của cuộc sống không vấy bẩn bụi trần.
- Mối u uất trong tâm hồn thi nhân dường như đã được giải tỏa..
- Giấc mộng lên cung trăng của thi nhân thật lãng mạn, đầy chất đa tình và ngông! Giấc mộng thoát li này hẳn phải khiến nhiều người ngỡ ngàng? Trong thơ văn xưa, đã có không ít người mơ lên cung trăng, thả hồn vào cõi tiên, nhưng liệu đã có ai như Tản Đà, đem theo nguyên vẹn cái: thói phong tình bất kính như thế?.
- Trong con mắt của Tản Đà, cõi trần bụi bặm kia giờ đây chỉ còn bé tí.
- Mỉa mai, bao dung vì cõi trân giờ đây chỉ còn bé tí, đâu có thể giam hãm được một tâm hồn đang bay bông lên trên nó.
- Hai câu kết là đỉnh cao của một tâm hồn lãng mạn và ngông của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tiên sinh..
- Bài thơ khép lại trong niềm sung sướng đến mãn nguyện của thi nhân vì đã thực hiện được giấc mộng thoát li.
- Trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, có lẽ người đầu tiên đã diễn đạt thành lời cái ước vọng "thoát trần" lên trăng, lên trên ấy là thi sĩ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu.
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội - được in lần đầu trong cuốn Khối tình con năm 1916 - chỉ là một trong rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này của ông.
- Tính đến năm 1939, khi Tản Đà mất (năm đó ông vừa 50 tuổi), ông đã in tới hơn ba chục tác phẩm, mà vẫn còn nhiều bài thơ văn của ông chưa in thành sách và nhiều sách ông đang soạn chưa kịp hoàn thành.
- Bên cạnh những bài thơ như Hầu trời, Hỏi gió.
- và nhiều bài thơ khác, bên cạnh những chương dài về cuộc du lịch của Tản Đà lên thiên giới trong Giấc mộng con, bài Muốn làm thằng Cuội chỉ mới là những nốt nhạc đầu tiên của một khát vọng lãng mạn trong một hồn thơ phóng túng, dồi dào và tha thiết, hôn thơ đã khơi nguồn cho những sáng tạo của phong trào Thơ mới (Như Hoài Thanh đã nhận định) sau này..
- Sự nghiệp vàn học của Tản Đà phong phú và khá phức tạp.
- Trong hoàn cảnh đây biên động của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, giữa buổi giao thời của xã hội phong kiến Việt Nam đang tan rã và xã hội nửa thuộc địa dưới ách thống trị của thực dân Pháp đang hình thành, giữa những ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa tư tưởng khác nhau, Tản Đà và những hoạt động văn học của ông lúc bây giờ có một vai trò quan trọng trong văn đàn công khai.
- Thơ văn Tản Đà có nhiều tác phẩm thấm đượm của tinh thần yêu nước, những ưu thời mẫn thế, những lo âu trăn trở về non sông, vũ trụ, nhân sinh.
- có tác động tích cực tới tinh thần xã hội lúc bấy giờ.
- Nhưng cái lớn nhất mà Tản Đà để lại trong thơ văn chính là cái bản sắc thi sĩ không giống ai, cái “tôi" của con người thi sĩ không ai có.
- Tản Đà đã khắng định vai trò của cá nhân, của chủ thể con người trong sáng tạo văn học nghệ thuật bằng cả tác phầm và lối sống của mình.
- Điều đó, trước Tản Đà, trong văn học Việt Nam chưa hề có, và điều đó cũng chính là cái người đời gọi, cũng như Tản Đà tự nhận là “ngông"..
- Tìm hiểu về cái “ngông" của Tản Đà, có thể thấy trước hết, đó là cái tài và ý thức về tài năng của mình.
- Trong bài Tự trào (1912), Tản Đà tự viết về mình:.
- Trong nhiều tác phẩm khác, Tản Đà thẳng thắn bày tỏ niềm tự hào về văn tài của mình - mà thực sự tài nàng ấy của ông đã được đương thời và hậu thế xác nhận.
- Cái “ngông" của Tản Đà còn là ý thức về nhân cách của mình, một nhân cách vượt ra ngoài mọi ràng buộc danh lợi, trong cảnh nghèo vẫn giữ cốt cách thanh cao: “Người ta hơn tớ cái phong lưu - Tới cũng hơn ai cái sự nghèo.
- Cái “ngông" của Tản Đà là những khao khát vô hạn được giải bày, được trao gửi tâm tình với người tri âm tri kỉ, là nỗi khát khao luôn luôn vươn tới những gì đẹp đẽ, phóng khoáng và mơ mộng, dù vẫn biết những gì mình mong ước mãi mãi chỉ là mơ mộng khát khao....
- Hiểu được một vài nét về hồn thơ Tản Đà như thê mới có thê đi sâu vào từng bài thơ cụ thể của ông.
- Theo lời tự thuật của chính Tản Đà trong cuốn Giấc mộng lớn thì hai câu mở đầu bài thơ Muốn làm thăng Cuội in ở đâu Khối tình con là mãi đến sau này mới làm ra, mà cái cảm tưởng thực đã phát từ đấy.
- Nhưng mãi gần chục năm sau, qua nhiều từng trải hiểu biết về cuộc đời, cái ước vọng “Muốn làm thằng Cuội" mới hình thành rõ nét trong ông.
- Tản Đà đã thấm thìa cái thân phận của một “Nam thiên cùng sĩ" “hai mươi năm lẻ hoài cơm áo" của mình.
- Những năm viết bài thơ này, Tản Đà vẫn còn nhiều hy vọng, vẫn đang dấn thân trên con đường sự nghiệp “Hai vai gánh nặng con đường thời xa”, nhưng cái tâm sự buồn bã dở dang “chán nửa rồi" của ông đã bật lên thành những lời thở than nhắn gửi trước hết lên vầng trăng, người bạn muôn đời của những kẻ cô đơn giữa “đêm thu"..
- Nhưng sẽ không thể thấy hết cái đặc sắc, cái chất “ngông" của Tản Đà nếu không nói đến ngôn ngữ thơ của ông, một thứ Tiếng Việt trong trẻo, tự nhiên, bình dị mà hình như trước ông chưa bao giờ được dùng một cách chính thức trong văn viết bằng chữ quốc ngữ trên văn đàn.
- Tản Đà có rất nhiều bài thơ lục bát ngắn mà ông đặt chung là “phong dao", trong đó nhiều câu đã lẫn vào với ca dao, ít ai biết đó là thơ Tản Đà.
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, niêm luật đầy đủ, đối ý đổi thanh chặt chẽ và cân xứng.
- Trong lời than thở “buồn lắm chị Hằng ơi”, trong cách xưng “em" ngọt ngào và hóm hỉnh với “chị.
- Giả thử chị Hằng là một mĩ nhân thực, cũng khó có thể làm ngơ trước lời tâm sự chân thành và trân trọng của chàng thi sĩ vốn tự coi mình là một “trích tiên" này.
- Cách lên trăng cũng rất lạ, được “nhắc" đến như một đứa trẻ - thằng Cuội mà! Và lên trăng rồi cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ, làm bầu làm bạn, vui cùng mây gió với chị Hằng.
- Đó chính là cái thế giới mà Tản Đà mơ ước, là cõi đời trong sáng thanh khiết “Bồng lai ngày tháng thanh nhàn", nơi con người không phải vướng bận những lo lắng bon chen nơi trần thế, nơi ông vẫn đi về trong những giấc mộng, trong tâm tưởng, dù trong cuộc đời thực, ông vẫn là một người luôn luôn sống và làm việc hết mình..
- Tản Đà muốn làm thằng Cuội vì chán đời, nhưng bài thơ không có giọng điệu buôn chán nặng nề cay độc về cuộc đời nơi trần thế, tức là hoàn toàn không phải là tâm sự bế tắc, chán nản về cuộc đời không lối thoát.
- Mà ước vọng ấy còn là ở cái tình của ông đối với trăng, ở cái lãng mạn của tâm hồn thi nhân khao khát vượt ra khỏi cuộc đời thường hữu hạn và chật hẹp.
- Đó là những niềm vui, là hạnh phúc tinh thần riêng mà Tản Đà tự tạo cho mình trong cõi mộng, cũng như trong cuộc đời thực, ông thường tìm cho mình những vui thú thanh cao khi dạo chơi các miền đất nước, trong những mối tình tri kỉ với bạn bè khắp non sông.
- Trong nhiều trang viết của ông, Tản Đà thường kể lại những thú vui tinh thần như vậy và thường kết luận bằng một câu: “Tự lấy làm khoái ý".
- Như vậy trong bài thơ Muốn là thằng Cuội của Tản Đà có tâm trạng buồn chán và thất vọng với cuộc đời, đó cũng là một thái độ không dung hòa, một sự phản kháng gián tiếp vào cuộc đời, với xã hội quanh ông lúc đó.
- Nhưng bài thơ không để lại một cảm giác nặng nề, bi quan, yếu thế mà lại gợi cho ta những nỗi niêm suỵ nghĩ man mác, một nỗi buồn trong sáng và có ích.
- Trong bao nhiêu tác phẩm thi ca về trăng, Muốn làm thằng Cuội Tản Đà vẫn còn tồn tại, vì dù chỉ trong một thời gian ngắn, Tản Đà cũng đã để lại khá rõ dấu ấn riêng biệt của mình, một tâm hồn thi sĩ, một tâm hồn Việt Nam.