« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối Ngữ văn 11.
- Ai cũng mong muốn mình có một mái ấm gia đình, đó không có gì là xa lạ, khó hiểu nhưng với Bác Hồ khiến tôi khá bất ngờ, suốt đời vì nước, vì dân, không một chút riêng tư, bài thơ "Chiều tối".
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
- Đây là những chi tiết quen thuộc trong thơ ca tạo ra cho bài thơ mang một màu sắc cổ điển.
- Nêu cảm nhận chung của em về tâm hồn của Bác.
- Với dàn ý trên, các em học sinh nên tham khảo thêm các bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối - HCM và bài văn hay về Vẻ đẹp tâm hồn Bác qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó, để vừa nắm chắc tác phẩm, vừa định hướng được nét đặc trưng trong tâm hồn thi sĩ, tâm hồn cách mạng của Bác..
- Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Chiều tối” đã thể hiện được nổi bật và sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.
- Đây là bài thơ số 31 trên tổng số 134 bài của “Nhật kí trong tù”, là một trong năm bài thơ được Người sáng tác trên đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo.
- Qua bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã được khắc họa rõ nét qua cách cảm nhận về thiên nhiên, cũng như ý nghĩa của toàn bộ bài thơ..
- Hồ Chí Minh là một con người yêu đời, yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước những biến thái tinh vi của tạo vật:.
- Buổi chiều là quãng thời gian gợi cảm xúc của con người nhất trong một ngày, nó gợi sâu sắc nỗi nhớ về sự đoàn tụ.
- Độc giả đã bắt gặp rất nhiều những bài thơ viết về cánh chim, nhưng hình ảnh cánh chim trong bài thơ này lại là cánh chim mệt mỏi.
- Bên cạnh đó, hình ảnh chòm.
- mây như chính là hình ảnh của tác giả và niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cộng sản.
- Hai câu thơ trên gợi ra cho người đọc hình ảnh một người chiến sĩ, với tư thế ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện niềm khao khát tự do của con người.
- Nếu như trong các bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của thơ Đường, có xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ, nhưng họ thường xuất hiện ở trong sự khuê các.
- Bên cạnh đó, độc giả còn thấy được vẻ đẹp của niềm lạc quan bất diệt xuyên suốt cả bài thơ.
- Từ hình ảnh cánh chim và chòm mây vận động, chiếc cối xay ngô của cô gái vùng sơn cước cũng vận động.
- Bình luận về chữ “hồng”, đây được coi là nhãn tự của bài thơ, nó nằm ở cuối bài nhưng lại gánh được 24 chữ kia, và mang lại thần sắc cho bài thơ..
- Qua bài thơ “Chiều tối”, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản, giàu tình yêu thương, luôn nâng niu mọi sự sống trên đời, lạc quan hướng về ánh sáng..
- “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”, bài thơ ghi lại cảm xúc thiên nhiên và cuộc sống lúc ngày tàn của Hồ Chí Minh trên đường chuyển lao vào khoảng cuối thu năm 1942, hình ảnh người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích”.
- Qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người cùng với ý chí kiên cường và tinh thần thép của người Cộng sản..
- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” lại là một nét phác họa vẻ đẹp con người và tinh thần của Hồ Chí Minh: vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả… Được viết vào một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, nghị lực và trí tuệ của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù..
- Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của con người:.
- Không chỉ thiên nhiên mà cho dù là hoàn cảnh nào Bác cũng không quên nghĩ đến con người:.
- Hai câu thơ sau còn thể hiện được cảm nhận tinh tế của Bác trước hành động của con người trong không gian chiều tối.
- Không giống như trong thơ cổ, con người không phải chịu sự chi phối của cảnh vật mà lại đem sức sống truyền vào thiên nhiên, khiến khung cảnh chiều tối vốn man mác buồn lại bỗng tràn ngập sinh khí, sự ấm cúng cùng với nhịp sống, lao động của con người.
- Chính vì tấm lòng Bác luôn hướng về con người, yêu mến con người nên ở đâu có sự xuất hiện của con người là Người lại tìm thấy được niềm vui.
- Bài thơ không khép lại cảm giác về bóng đêm đang dần xuống mà lại chan hòa ánh sáng, ánh sáng tạo nên cuộc sống đời thường giản dị, thân thuộc.
- Ánh sáng và niềm vui của sự sống con người hiện lên ở trung tâm của bức tranh đã tỏa hơi ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụn tắt của cảnh chiều tối nơi núi rừng, khiến người tù cũng thoát khỏi xiềng xích mà quyện mình với cuộc sống hạnh phúc của con người nơi xóm núi nhỏ..
- toàn chủ động trước mọi hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản Hồ Chí Minh..
- Có thể nói, chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng chói rọi ngược trở lại làm sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời.
- Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người.
- Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc chiều, những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con người.
- Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây: “Mộ”.
- “Chiều tối“ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thú là trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “chiều“ nào.
- Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đã làm cho bài thơ.
- Cảm xúc bài thơ vì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn cả ở thời gian.
- Song hiểu theo cách nào trong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cuộc sống.
- Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn cảnh có khác loài người.
- Cũng như nhiều bài thơ khác trong “Nhật kí trong tù“, “Chiều tối".
- Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếu hai câu đầu với hai câu cuối của bài thơ..
- thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con người.
- Bức tranh của cảnh vật sẽ nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt con người.
- Hình ảnh trung tâm của hai câu thơ cũng sẽ không phải là một cánh chim chiều về tổ, một áng mây trôi mà là một con người lao động.
- Nhiều người đã thấy ở đây nỗi xót xa kín đáo mà sâu xa của nhà thơ đối với con người lao động.
- Và như thế, chúng ta có thể cảm nhận được tình thương đối với nỗi đau khổ của những con người lao động, cho dù đó là những con người không phải là đồng bào của Bác, không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt.
- Đó là khả năng quên đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui bé nhỏ, giản dị của con người.
- Cực độ con người đang ở trong một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên con đường đày ải.
- “Chiều tối” là bài thơ hay trong tập Nhật kí trong tù.
- Một bài thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, vừa hồn nhiên, vừa thâm trầm sâu sắc.
- Hồn thơ vượt lên trên sự khổ ải để cảm nhận dạt dào vẻ đẹp của thiên nhiên và sức sống của những mảnh đời thường trong lao động.
- Nghệ thuật của bài thơ là một nghệ thuật gián tiếp cổ điển, nói cảnh để nói tình.
- Hình ảnh trong thơ cũng là tâm cảnh.
- đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng, không chỉ ở tư tưởng chính trị, đời sống chiến đấu mà còn là vẻ đẹp của Người trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong mối giao hòa với thiên nhiên, con người.
- Đặc biệt hơn cả ta càng thấy rõ hơn được vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, vui vẻ, tư thái ung dung, bình tĩnh của Hồ Chí Minh trước những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
- Chiều tối (Mộ) là một bài thơ có hoàn cảnh ra đời khá đặc biệt.
- Bài thơ nằm ở vị trí số 31 trong tổng số 131 bài của tập thơ Nhật ký trong tù, được Bác sáng tác vào khoảng cuối mùa thu năm 1942, trên trường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo (Trung Quốc).
- Chất cổ điển trong thơ được bộc lộ rõ rệt, khi lần lượt hình ảnh cánh chim cũng như chòm mây đều là những thi liệu quen thuộc trong thi ca của người xưa.
- hoặc Nguyễn khuyến với "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt", điểm chung là thường bộc lộ những cảm nhận về ước mơ tự do, phiêu diêu thoát khỏi cõi trần tục, cũng như những cảm xúc bâng khuâng, bất định của con người trước cõi hư vô, bất định.
- Chung quy lại hai câu thơ tuy tả cảnh đất trời yên bình thong thả, nhưng cũng thấm thía nhiều nỗi buồn của con người.
- Ở hai câu thơ tiếp theo là bức tranh sinh hoạt của con người hiện lên giữa núi rừng làm cho toàn bộ bài thơ sáng lên, ấm áp tình người, bộc lộ được rõ ràng hơn vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh..
- Hình ảnh một người phụ nữ hiện lên trong công việc lao động xay ngô nặng nhọc chính là một nét vẽ sinh động, cụ thể bộc lộ tính chất hiện đại trong thơ Bác một cách rõ ràng, khác với cái nhìn thoáng qua ở khoảng cách xa với các sự vật như cánh chim, chòm mây thì ở hai câu thơ này việc quan sát cận cảnh, rõ nét khung cảnh sinh hoạt của cô gái xóm núi, đã đặt con người và vị trí trung tâm của bài thơ, là điểm nhấn nổi bật nhất giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn.
- Hình ảnh cô gái với công việc xay ngô vốn dĩ là một công việc vô cùng giản dị đời thường, nhưng trong bối cảnh nghệ thuật ta lại nhìn ra được vẻ đẹp của tuổi trẻ, sự sung sức, đức tính cần cù chăm chỉ lao động của con người giữa cuộc sống núi rừng thôn dã.
- hình ảnh cô gái xay ngô, còn thể hiện quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, hiện đại của Hồ Chí Minh, khi con người và cuộc sống sinh hoạt nổi bật lên giữa thiên nhiên rộng lớn, hơi ấm, sức sống mạnh mẽ của con người trong công cuộc lao động đã làm mờ đi ngoại cảnh rừng núi bao la.
- Khác hẳn với hình ảnh con người trong thi ca cổ điển, luôn mất hút hoặc mờ nhạt, ảm đạm giữa thiên nhiên, trở nên yếu đuối và bất lực giữa không gian vũ trụ bao la.
- Cách tư duy và thay đổi góc nhìn về mối tương quan giao hòa của con người với thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh đã bộc lộ một cách rõ nét tấm lòng yêu thương, gắn bó với cuộc sống lao động, gắn bó với nhân dân.
- Đồng thời thông qua đó chúng ta cũng nhận thấy được niềm vui, sự ấm áp trong tâm hồn của Bác khi được nhìn những con người lao động tuy vất vả, nhưng được hưởng cuộc sống tự do tự tại, điều đó thật rất đáng trân trọng, đáng quý biết bao nhiêu..
- lại là một hình ảnh vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Khi bản thân tác giả đang trong cảm giác trống trải, cô độc, lẻ loi, trôi dạt nơi đất khách thì sự hiện diện của con người lao động, lò than bừng sáng trong đêm tối đã kéo thi nhân về những cảm giác của sự ấm áp đoàn viên, sum họp trong gia đình.
- Thể hiện sự vận động tích cực trong tâm hồn của người tù cách mạng, luôn hướng về sự sống và ánh sáng, luôn có một niềm tin về tương lai tươi sáng, giữ vững được tinh thần lạc quan, cũng như tấm lòng hòa hợp với thiên nhiên, yêu thương trân trọng con người lao động..
- Chiều tối cũng như những bài thơ khác trong tập Nhật ký trong tù đều là những tác phẩm hay có sự hài hòa giữa chất thép và chất tình.
- tiêu biểu cho hồn thơ Bác, trong đó, bài thơ "Chiều tối".
- là tác phẩm vô cùng tuyệt mỹ, cho thấy được vẻ đẹp của một tâm hồn lớn trong con người của Bác..
- Vẻ đẹp tâm hồn ấy trước hết thể hiện bởi tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của Người.
- Cánh chim đang bay về rừng tìm chốn ngủ sâu ngày dài mệt mỏi kiếm ăn, trong sự cảm nhận đầy tinh tế của Người, cánh chim cũng mệt mỏi, yếu đuối , uể oải sau bao vất vả của ngày dài như con người vậy, đó là cái nhìn đầy thương cảm của Người đối với cảnh vật.
- Hơn thế nữa, trong thơ Bác, cảnh không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp thiên nhiên mà nó còn chứa đựng một nỗi lòng, một tâm trạng.
- Chỉ với hai câu thơ đầu thôi mà ta thấy một tâm hồn giao cảm, hài hoà với thiên nhiên của Bác.
- Với thiên nhiên là yêu thương, trân trọng, với con người Bác dành trọn niềm thương quý, gửi gắm niềm mong ước lớn lao đến nhân dân, dân tộc.
- Hình ảnh cô gái thiếu nữ bình lặng, thong thả xay ngô trong một tối thanh bình gợi lên vẻ đẹp lao động của con người trong tự do, không phải chịu cảnh áp bức, nô lệ.
- Nhật kí trong tù tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh.
- nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng.
- Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ.
- Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942..
- Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu sau là cảnh sinh hoạt..
- Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn.
- Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn xao xuyến yêu thương của Bác..
- Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của con người.
- Tứ thơ cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất.
- Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái..
- Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm..
- Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui.
- lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ.
- Vậy là, hình ảnh cuộc sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh.
- Hoàng Trung Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy.
- Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng.
- Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh.
- Cảm nhận vẻ đẹp hiện đại và cổ điển trong bài thơ chiều tối, giữa thiên nhiên với tâm hồn.
- Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn.
- Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người;