« Home « Kết quả tìm kiếm

CẢNH QUAN HỒ NƯỚC HÀ NỘI - CHỨC NĂNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ


Tóm tắt Xem thử

- Khái quát chung về hệ thống hồ Hà Nội.
- Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ Hà Nội có 111 hồ, bao gồm cả các hồ ở khu vực ngoại thành, với tổng diện tích mặt nước khoảng 2.180ha.
- Một số hồ được liên kết với nhau qua hệ thống kênh, mương hình thành nên cảnh quan đặc biệt của đô thị - Thủ đô Hà Nội.
- Độ sâu trung bình của các hồ từ 1,5 đến 3,5m (P.
- Trong khu vực nội thành có các hồ lớn như: Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Linh Đàm và Vân Trì.
- Ngoài ra còn nhiều hồ lớn, nhỏ khác phân bố ở các huyện ngoại thành của Hà Nội.
- Một số hồ có tầm quan trọng đối với Hà Nội được liệt kê trong bảng 1..
- Biến động diện tích một số Hà Nội giai đoạn Diện tích hồ (ha).
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Diện tích hồ (ha).
- Nguồn: Sở Giao thông Công chính Hà Nội;.
- Chức năng hồ.
- Các hồ chính ở Hà Nội có chức năng chủ yếu là điều tiết dòng chảy và thoát lũ, xử lý sơ bộ nước thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan văn hoá cũng như không gian nuôi trồng thuỷ sản.
- Các chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội bao gồm:.
- Các hồ có chức năng tích nước và thoát nước mưa nên hồ có thể làm giảm lụt trong đô thị.
- hệ thống cống thoát nước xung quanh hồ Nam Đồng và một số hồ khác cũng đang được xây dựng.
- Sự kết hợp hài hoà của mặt nước và cây xanh ở Hà Nội tạo nên tiềm năng khai thác, sử dụng lớn của hệ thống hồ.
- Hầu hết các hồ đều nằm trong các công viên hoặc vườn hoa trong thành phố.
- Cá được nuôi trong các hồ để bổ sung nguồn thực phẩm cho nhu cầu của cư dân thành phố và cải thiện môi trường nước hồ.
- Hồ ở Hà Nội có chức năng quan trọng và giá trị trong môi trường đô thị của thành phố.
- Các giá trị và chức năng của các hồ trong khu vực đô thị của Hà Nội được tóm tắt trong bảng 2..
- Một số chức năng chính của hệ thống hồ Hà Nội.
- Chất lượng nước của các hồ ở khu vực đô thị.
- Theo kết quả khảo sát và phân tích chất lượng nước của các hồ trong năm và 1998, hàm lượng clo trong hồ khá cao, từ 5.000 đến 250.000 MPN/100ml..
- Trong một số hồ, những con số vượt quá tiêu chuẩn cho nước ở loại B như nồng độ của CN trong các hồ Đống Đa, Hoàng Liệt, Trúc Bạch, Hồ Tây (vượt quá giới hạn cho phép 1,5 - 3 lần).
- Nồng độ thuỷ ngân trong các hồ cũng vượt quá giới hạn quy định của 1,1 - 1,5 lần.
- Các hồ gần khu vực đông dân có hàm lượng coliform rất cao do phải tiếp nhận phần lớn lượng nước thải sinh hoạt.
- Phương pháp xử lý nước thải trong các hồ là pha loãng để giảm số lượng BOD 5.
- Nước thải sinh hoạt chủ yếu là từ các khu dân cư trong khu vực nội thành Hà Nội cũ (với diện tích khoảng 1.008ha) được tập trung thu gom và thoát qua 5 hệ thống cống ngầm chính.
- Tổng lượng nước thải của Hà Nội hiện nay là m 3 /ngày đêm, trong đó có khoảng m 3 /ngày đêm là nước thải từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
- Hồ ở Hà Nội đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước mưa và xử lý sơ bộ nước thải.
- Hiện nay, khả năng điều tiết các hồ đang giảm do nhiều yếu tố như:.
- Nhiều hồ có chất lượng môi trường nước vượt quá giới hạn cho phép do quản lý lỏng lẻo, ít có kiểm soát của cơ quan chức năng của địa phương..
- Thực trạng quản lý hồ.
- Trong những năm qua, các hồ đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, việc quản lý các hồ chưa có sự thống nhất và việc khai thác, sử dụng các chức năng của hệ thống hồ thiếu tổ chức.
- Việc quản lý các hồ, ao còn nhiều thiếu sót..
- Trong nhiều trường hợp, một hồ cùng lúc có nhiều cơ quan quản lý và sử dụng, có thời điểm có tới 4 cơ quan quản lý, điển hình như hồ Hoàn Kiếm.
- Do đó, việc nạo vét và quản lý môi trường ở các hồ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hồ do các hợp tác xã, UBND các phường như hồ Văn Chương, Linh Quang, Định Công, Linh Đàm.
- Do công tác quản lý thiếu đồng bộ và chưa rõ ràng trách nhiệm nên nhiều hồ bị lấn chiếm diện tích để xây dựng nhà cửa.
- Mặt khác, sự gia tăng dân số đô thị, thay đổi nhận thức của cộng đồng và quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lấn chiếm để xây dựng nhà, xả rác ra sông, hồ, ao ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đã chồng chéo, phức tạp..
- Hệ thống quản lý không thống nhất..
- Diện tích mặt nước của nhiều hồ bị lấn chiếm do việc quản lý lỏng lẻo..
- Có nhiều cơ quan quản lý hồ gây khó khăn cho công tác thoát nước.
- Theo số liệu điều tra năm 2001, khảo sát của Công ty Thoát nước Hà Nội, có 10 cơ quan cùng tham gia quản lý các hồ ở Hà Nội.
- Vấn đề này đang gây ra tình trạng: các cơ quan này tập trung vào khai thác mà không chịu trách nhiệm bảo vệ, cải tạo các hồ..
- Thực tế, tại Hà Nội chưa có hệ thống giám sát để quan trắc chất lượng nước của hồ nước nên không thể đánh giá mức độ ô nhiễm của hồ một cách rõ ràng.
- Để có cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững hệ thống hồ Hà Nội, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu mẫu cảnh quan hồ khu vực quận Đống Đa..
- Nghiên cứu mẫu cảnh quan hồ khu vực quận Đống Đa, Hà Nội a.
- Theo Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thông (1995), đô thị hoá của thành phố Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn:.
- Quá trình đô thị hoá đã làm biến đổi cảnh quan hồ quận Đống Đa theo các khía cạnh: số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng và quản lý..
- Biến động của cảnh quan hồ tại quận Đống Đa thể hiện bằng việc giảm số lượng và diện tích các hồ.
- Trong vòng gần 20 năm qua, đã có 4 hồ “biến mất” là các hồ: Cây Dừa, Ba Gian, Đại học Thuỷ lợi và Ô Chợ Dừa.
- Biến động cảnh quan khu vực quận Đống Đa giai đoạn .
- Nguyên nhân chính của việc giảm diện tích hệ thống hồ được xác định là:.
- 1) Không có kế hoạch sử dụng đất trong các giai đoạn trước, vì vậy công tác quản lý hồ chưa đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức.
- Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy hầu hết các hồ ở quận Đống Đa bị ô nhiễm khá nặng: giá trị BOD 5 (68-253 mg/l) gấp 3-10 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2008), chất lơ lửng lớn hơn 3,5-5 lần..
- Biến động về số lượng và diện tích các hồ thuộc quận Đống Đa từ 1983 tới 2001 Diện tích (m 2 ) Diện tích giảm 1983.
- 7 Đống Đa .
- Theo hiện trạng chất lượng môi trường nước, có thể phân loại các hồ ở quận Đống Đa thành các nhóm: 1) Ô nhiễm nặng: hồ Văn Chương, hồ Kim Liên.
- Nhìn chung, các hồ ở quận Đống Đa ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
- Hiện trạng sử dụng và quản lý hệ thống hồ Đống Đa.
- Kết quả khảo sát cho thấy rằng các hồ được sử dụng cho các mục đích sau đây:.
- 1) Chứa nước thải (tất cả các hồ).
- C: Chứa nước thải.
- Chức năng của hệ thống hồ của quận Đống Đa được thể hiện qua bảng sau:.
- Một số chức năng chính của các hồ ở quận Đống Đa.
- 1 Đống Đa 1-2 4,6 B A C D.
- Hiện tại, việc khai thác, sử dụng các hồ ở Đống Đa được phân phối cho nhiều cơ quan, thông thường mỗi cơ quan quản lý một chức năng của hồ, trách nhiệm bảo vệ, cải tạo thì thuộc các đơn vị khác (bảng 8).
- Điều này gây ra khó khăn trong việc quản lý các hồ, đặc biệt trong tình hình gia tăng dân số đô thị như hiện nay..
- Thực trạng khai thác sử dụng, quản lý các hồ quận Đống Đa.
- Đơn vị quản lý: Quận Đống Đa Chủ đầu tư: Ban QLDA Hạ tầng đô thị, Sở Xây dựng..
- Công ty thoát nước thực hiện: Theo dõi thuỷ trí hàng ngày, duy trì nạo vét cửa cống, cống nối thông với các hồ khi cần thiết, bơm hạ mực nước hồ, trực và vận hành cửa phai trong mùa mưa, hiện đang được cải tạo do ban QLDA hạ tầng đô thị là chủ đầu tư..
- Đơn vị quản lý: Quận Đống Đa, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị quản lý: Quận Đống Đa Đơn vị khai thác cá: HTX Nam Đồng Công ty thoát nước thực hiện: Theo dõi thuỷ trí hàng ngày, duy trì nạo vét cửa cống ra vào hồ khi cần thiết, trực và vận hành cửa phải trong mùa mưa, bơm hạ mực nước hồ..
- Đống Đa.
- Đơn vị quản lý: Quận Đống Đa Đơn vị khai thác sử dụng: Công ty Hà Thuỷ.
- Đề xuất về các biện pháp quản lý hệ thống hồ Hà Nội.
- Để quản lý tốt hơn các hồ ở Hà Nội cần phải kết hợp thực hiện các giải pháp tổng thể và đa ngành.
- Hơn nữa, điều này đảm bảo sự ổn định trong việc quản lý hồ cùng với việc bảo tồn các giá trị, chức năng và tính chất cụ thể của chúng, đặc biệt là các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh thái, điều tiết lũ lụt, cải tạo khí hậu địa phương, không gian vui chơi giải trí, và các giá trị về di tích lịch sử, văn hoá, nuôi trồng thuỷ sản.
- Rõ ràng việc thành lập một Ban quản lý có hiệu quả các hồ ở Hà Nội là rất cấp bách.
- vào các hồ..
- Quy hoạch sử dụng đất của thành phố cần phải được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các chức năng, tính chất cụ thể của các hồ, ao, sông của Hà Nội.
- Việc kiểm tra, đánh giá cụ thể các đặc điểm tự nhiên, giá trị, chức năng của các hồ ở Hà Nội cần được thực hiện..
- Cần phân công một cơ quan cấp thành phố trách nhiệm quản lý chung các hồ..
- Nâng cao nhận thức về giá trị, chức năng và đặc điểm cụ thể của các hồ cho cán bộ quản lý và cộng đồng địa phương, để đưa những hành động thích hợp trong quản lý và bảo vệ.
- Đây là việc làm cần thiết để huy động sự tham gia của quần chúng, các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong, Hội người cao tuổi, giáo viên và học sinh của trường - vào công tác quản lý và bảo vệ.
- Hơn nữa, việc làm này sẽ tạo nên sự ủng hộ của chính quyền trung ương cùng sự hợp tác quốc tế trong việc quản lý và bảo vệ hồ Hà Nội..
- Hệ thống hồ ở thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng trong công tác quản lý môi trường đô thị cũng như xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp.
- nơi chứa đựng và xử lý nước thải) của hệ thống hồ Hà Nội đã tạo nên những nét đặc trưng cho thành phố..
- Hiện nay, Hà Nội có 111 hồ lớn nhỏ với diện tích mặt nước là 2.180ha.
- Tuy nhiên, số lượng và diện tích của các hồ có xu hướng suy giảm rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn phát.
- triển của thành phố Hà Nội như hiện nay.
- Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước của hệ thống hồ Hà Nội đang ở mức báo động.
- Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu quản lý và phát triển bền vững hệ thống hồ Hà Nội, cần có các giải pháp quản lý đồng bộ kết hợp với công tác tuyên truyền về vai trò quan trọng của hệ thống hồ Hà Nội trong quá trình phát triển của Thủ đô trong giai đoạn tiếp theo..
- Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thông, Thăng Long - Hà Nội: 10 thế kỷ đô thị hoá.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2002, Quy hoạch môi trường thành phố Hà Nội..
- Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội.
- Đề tài hợp tác quốc tế do IUCN Hà Lan tài trợ, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hiện trạng môi trường nước một số hồ ở Hà Nội.
- Kỷ yếu Hội nghị khoa học về tài nguyên và môi trường Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.