« Home « Kết quả tìm kiếm

CANH TÁC RUỘNG BẬC THANG VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở LÀO CAI


Tóm tắt Xem thử

- CANH TÁC RUỘNG BẬC THANG VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở LÀO CAI.
- With the long history, Hà Nhì minority in Lao Cai have accumulated a system of folk knowledge nature of farming terraces.
- Farming of Hà Nhì in Lao Cai adapt to the natural environment, do not use scientific techniques (machinery, fertilizer, pesticides.
- This is considered as the core of sustainable environmental protection in the Hà Nhì villages..
- With the use of fertilizers mainly from organic nature such as the mode of humus from the jungle, the forest is very precious resource in the supply of tap water support for farming terraces of Hà Nhì.
- Therefore, we find that tourism development combined with protection of traditional production methods of Hà Nhì will create tourism products which are environmentally friendly.
- Người Hà Nhì ở Việt Nam và Lào Cai:.
- Dân tôc Hà Nhì ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến, dân số khoảng 26.000 người, trong đó bao gồm hai nhóm ngành chính: Hà Nhì hoa và Hà Nhì đen.
- Người Hà Nhì đen có khoảng 10.000 người, ở tỉnh Lào Cai có gần 4.000 người (cư trú chủ yếu tại các xã Ý Tý, Nậm Pung, Ngải Thầu, A Lù, Trịnh Tường, A Má Sung).
- Ngoài ra, người Hà Nhì đen còn sinh sống ở huyện Sìn Hồ khoảng hơn 3.000 người, huyện Phong Thổ hơn 2.900 người.
- Ngoài ra, nhóm Hà Nhì hoa lại cư trú chủ yếu ở các xã, huyện của tỉnh Lai Châu có khoảng hơn 10.000 người và tỉnh Điện Biên có khoảng 5.500 người..
- Thời kỳ phong kiến, dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam được gọi với nhiều tên khác nhau như: U Ní, Xá U Ní… mang đầy tính miệt thị nên những tên gọi này không được đồng bào Hà Nhì chấp nhận, mà họ tự xưng họ là Hà Nhì già (người Hà Nhì), sau này khi nhà nước Việt Nam được thành lập (năm 1945) thì người Hà Nhì được thống nhất với một tên gọi chung là dân tộc Hà Nhì.
- Dựa trên đặc trưng của trang phục và ngôn ngữ, văn hoá truyền thống mà các nhà nghiên cứu dân tộc học đã.
- chia dân tộc Hà Nhì ra làm hai nhóm ngành khác nhau là nhóm Hà Nhì Hoa và Hà Nhì Đen.
- Trong đó, nhóm Hà Nhì Hoa gồm hai ngành là Hà Nhì Cồ Chồ và Hà Nhì Lạ Mí cư trú chủ yếu ở các khu vực của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
- người Hà Nhì đen cư trú chủ yếu ở tỉnh Lào Cai, một số khác cư trú ở Lai Châu và Điện Biên (như đã giới thiệu ở trên)..
- Người Hà Nhì ở Việt Nam gồm hai nhóm ngành chính: Hà Nhì hoa và Hà Nhì đen.
- Người Hà Nhì đen có khoảng 10.000 người, ở tỉnh Lào Cai có gần 4.000 người (cư trú tại các xã Ý Tý, Nậm Pung, Ngải Thầu, A Lù, Trịnh Tường, A Má Sung).
- Ngoài ra, người Hà Nhì đen còn sinh sống ở huyện Sìn Hồ (3210 người), huyện Phong Thổ (2733 người).
- Người Hà Nhì hoa ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu (10.460 người), huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên (5.500 người)..
- Người Hà nhì ở Việt Nam hiện nay có 3 chi hệ là: Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì Lạ Mí và Hà nhì đen, sự phân chia này của các nhà nghiên cứu dân tộc học chủ yếu dựa vào đặc trưng ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục và đặc điểm nơi cư trú.
- Tuy nhiên, người Hà Nhì ở Việt Nam còn được nhiều nhà nghiên cứu chia thành hai loại chính là người Hà Nhì Hoa (địa bàn cư trú của họ là ở một số huyện, xã của tỉnh Lai Châu và Điện Biên) và người Hà Nhì Đen (địa bàn cu trú chủ yếu là ở các xã của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)..
- Trong bài nghiên cứu về “nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt Nam” của giáo sư “Dương Lục Kim và giáo sư Hứa Mẫn” 1 .
- Trong phần đầu của bài viết về dân tộc Hà Nhì ở Trung Quốc và Việt Nam, hai giáo sư đã có những nhận xét như sau:.
- “Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc xuyên quốc gia.
- Trong nội dung của truyền thuyết, nguồn gốc, tự xưng dân tộc, thiên di và phả hệ phụ tử liên danh đã nói lên họ và người Hà Nhì ở Trung Quốc có cùng một nguồn gốc, hơn nữa họ lại thiên di đến Việt Nam từ phía nam của Vân Nam và phía bắc của nước Lào.
- Cũng chính từ những cuộc di cư không ngừng này mà cuối cùng đã hình thành ra dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam và hiện trạng phân bố như hiện nay”..
- 1 GS Dương Lục Kim - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hà Nhì của Học viện Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc và GS Hứa Mẫn – giám đốc Bảo tàng học viện Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc..
- Trong cuốn sách “Giản sử dân tộc Hà Nhì” 2 viết: “Từ nhà Đường, Tống đến giữa thời Diệp Gia Khánh của nhà Thanh, người Hà Nhì đã có sự cư trú phân tán đến rất nhiều các vùng khác nhau, trong đó có vùng núi Ai Lao, núi Lục Chiếu và phân tán ở bờ sông tiếp giáp với Việt Nam và vùng hạ lưu Lễ Xã.
- Như vậy có thể thấy, người Hà Nhì có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngày từ thời nhà Đường .
- Các nhóm người Hà Nhì di cư đến Việt Nam sinh sống một thời gian rồi lại quay lại Trung Quốc.
- Điều này chứng minh một điều, trong tâm trí của người Hà Nhì khái niệm về đường biên giới, lãnh thổ quốc gia hầu như không tồn tại hoặc có thì cũng hết sức đơn giản.
- Ở Việt Nam để tìm hiểu về nguồn gốc của người Hà Nhì là rất khó, bởi trong các cuối sử ký đều rất ít ghi chép lại, mà ngay bản thân dân tộc cũng không có văn tự.
- Nhưng từ những tư liệu mang tính truyền khẩu một cách rộng rãi và từ những tư liệu rải rác khác còn ghi chép lại cả ở trong nước và nước ngoài thì có cũng có thể bước đầu đưa ra kết luận về người Hà Nhì ở Việt Nam là có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một thành phần dân tộc của Trung Quốc từ thời cổ đại.
- Trong sử sách của các triều đại ở Trung Quốc cũng ít khi ghi chép lại nguồn gốc của dân tộc Hà Nhì cũng như những đặc trưng văn hoá của người Hà Nhì, do đó việc tìm hiểu về nguồn gốc của họ là rất khó khăn..
- Nguồn gốc của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam là từ quần tộc Đê Khương cổ đại của Trung Quốc.
- Sau đó họ chia ra 4 hướng để di cư đi và sinh sống cùng với các dân tộc bản địa khác, dần dần hình thành lên một quần tộc mới.
- 2 “Giản sử dân tộc Hà Nhì”.
- NXB Dân tộc Bắc Kinh, năm 2008.
- Tuy nhiên, ở đây không thấy nói đến người Đê Khương, không có bộ phận nào của người Đê Khương lên người Hà Nhì, mà chỉ nói là đã hình thành lên những quần tộc người mới..
- Tuy nhiên, vấn đề xác định nguồn gốc dân tộc Hà Nhì sẽ còn phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể xác định được lịch sử của họ ở Việt Nam, bởi trong sử sách của Việt Nam không ghi chép lại một cách rõ ràng.
- Bởi dân tộc Hà Nhì di cư đến các địa danh khác nhau của Việt Nam cư trú được diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau, các cuộc di cư này cũng không được diễn ra một cách rộng lớn, số lượng các gia đình di cư sang cũng diễn ra một cách lẻ tẻ, không lớn.
- Để biết được các dòng họ này di cư sang Việt Nam được bao nhiêu đời, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra về một số dòng họ được coi là đầu tiên của thôn Lao Chải và Choản Thèn, xã Ý Tý thông qua phương pháp đặt tên giống như một cách “ghi chép gia phả” của người Hà Nhì..
- Theo cách tính năm cho mỗi đời của các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhân loại học.
- Cũng theo báo cáo khảo sát của Giáo sư Dương Lục Kim thì Tháng 10 năm 1999, ông đến khảo sát người Hà Nhì tại xã Thổ Dao Sơn của huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu, ông Kim đã đến phỏng vấn một gia đình họ Lý, đây được coi là dòng họ lâu đời nhất của thôn.
- Hứa Mẫn “Nghiên cứu về nguồ n gốc dân tộc Hà Nhì Việt Nam”, Khoa học xã hội Vân Nam, số 6 năm 2008..
- Có thể nói, để tìm hiểu một cách cụ thể về thời gian người Hà Nhì di cư đến Việt Nam từ năm nào là hết sức khó khăn, bởi người Hà Nhì không có chữ viết riêng, nên không có văn tự ghi chép cũng như gia phả.
- Do đó, việc tìm hiểu về lịch sử của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam chỉ mang tính tương đối.
- Canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì đen ở Lào Cai:.
- Ruộng bậc thang của người Hà Nhì ở Lào Cai được coi là một trong những loại hình canh tác độc đáo và kỳ vĩ nhất của con người tác động vào giới tự nhiên thông qua bàn tay cần cù và kỹ thuật khai khẩn đất đai được tích lũy qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển của họ trong môi trường sống đầy khắc nghiệt của vùng núi cao.
- Canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang của người Hà Nhì là kết quả của cả quá trình tồn tại và thích ứng với điều kiện sinh tồn trong môi trường sống hết sức khắc nghiệt của tự nhiên.
- Do đó, muốn tìm hiểu về kỹ thuật canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang của người Hà Nhì thì trước tiên phải hiểu được môi trường sinh tồn và điều kiện sản xuất cụ thể của người Hà Nhì..
- Người Hà Nhì ở Lào Cai sinh sống chủ yếu ở những nơi có độ cao trung bình từ 800m - 1.200m so với mực nước biển, diện tích rừng già còn nhiều, núi cao, khí hậu mát mẻ về mùa hè, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng (nhất là cây lúa nước).
- điều này trở thành điểm không thuận lợi lớn nhất cho công việc canh tác trên các thửa ruộng bậc thang, do đó mà hàng năm người Hà Nhì chỉ thực hiện trồng cấy một vụ lúa xuân hè duy nhất, sau đó để đất nghỉ cho tới mùa vụ năm sau mới lại tiếp tục công việc canh tác..
- Là một dân tộc sống trong môi trường thuần nông, sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác nông nghiệp vẫn chỉ dựa vào những kinh nghiệm đã được đúc kết từ nhiều đời sống và làm việc tĩnh lũy được, những kinh nghiệm này đã trở thành một loại tri thức dân gian trong sản xuất.
- chọn đất để khai phá nương rẫy, ruộng bậc thang người Hà Nhì đã biết áp dụng những kinh nghiệm được cha ông tĩnh lũy và truyền lại để có được một khu ruộng tốt, phục vụ cho việc canh tác..
- Trước đây, cũng giống như một số dân tộc thiểu số khác, người Hà Nhì cũng tập quán sống di cư, mỗi nơi chỉ ở một thời gian (vài mùa trồng cấy) rồi lại chuyển đi nơi khác tiến hành khai phá ruộng nương.
- Các khu nương đã canh tác lại để hoang hóa, cây dại mọc lên, vài năm sau họ lại quay trở lại chặt cây, phát cỏ, đốt nương làm rẫy.
- Theo lý giải của người Hà Nhì, nếu chỉ trồng cấy trên một khu đất thì hoa màu thu hoạch sẽ không nhiều, cây ngô, lúa.
- Canh tác ruộng bậc thang với vấn đề bảo vệ rừng:.
- Như đã nói ở trên, ruộng bậc thang là một loại hình canh tác lâu đời của người Hà Nhì, nó được hình thành phát triển cả về diện tích lẫn kỹ thuật chăm sóc qua từng giai đoạn của lịch sử sinh trụ của người Hà Nhì.
- Ngay từ khâu chọn đất khai phá ruộng bậc thang đã được người dân tiến hành một cách tỉ mỉ bằng kỹ thuật đã được đúc kết từ nhiều đời nay..
- Việc đốt nương rất quan trọng, bởi người Hà Nhì không có thói quen sử dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng, do đó đốt nương sẽ tạo ra một lượng phân bón hữu cơ từ tàn tro đáng kể cho đất.
- Ông Xe cũng cho biết là người Hà Nhì không có thói quen dùng phân hóa học, mà chủ yếu là phân tự nhiên,.
- Để chọn đất làm nương rẫy, ruộng bậc thang thì vấn đề sử dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết từ nhiều đời nay là hết sức cần thiết, chỉ cần nhìn qua cũng có thể biết được chất đất ở nơi chọn khai phá là như thế nào.
- Dưới đây là một số kinh nghiệm trong chọn đất canh tác:.
- Đất nhiều màu: Đất màu đen có độ tơi xốp, đất mịn có nhiều mùn thối của các loại thực vật (lá cây thối), đất có độ ẩm cao đó là loại đất mà tính chất của ruộng bậc thang cần nhất, có như vậy thì mới có được những tràn ruộng bậc thang xanh tươi trong mùa lúa mới.
- Chủ ruộng đã chọn được mảnh đất để làm ruộng thì đến ngày khô ráo chuẩn bị dụng cụ đi phát nương, khai khẩn đất canh tác.
- Trường hợp mà chủ nhà chọn phải khu đất có nhiều đá thì sẽ dùng các tảng đá to nhỏ đó để kè đắp bờ cho chắc, lần lượt các bờ được người Hà Nhì kè đắp cẩn thận xếp đá cũng giống kiểu xây gạch tạo cho bờ có kết cấu vững chắc không bị sạt bờ.
- Ngay từ khâu chuẩn bị ta đã thấy được trình độ phát triển làm ruộng bậc thang của người Hà Nhì ở Ý Tý.
- Hệ thống mương máng dẫn nước vào ruộng được thực hiện từ trên cao ruống thấp, mương dẫn nước được nối với các nguồn nước chảy từ các khu rừng già ra, những dòng nước này sẽ chảy mãi trong mùa vụ canh tác.
- Có thể nói, canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì là cả một hệ thống tri thức về canh tác nông nghiệp đã được đúc kết từ hết đời này đến đời khác.
- Từ chọn đất, quá trình khai khẩn ruộng bậc thang, cày bừa, tháo nước ngâm ủ tạo mùn cho.
- ruộng, đắp bờ giữ nước, ngâm giống, gieo mạ, cày bừa cấy, chăm sóc,…để có một mùa vụ bội thu thì người dân Hà Nhì phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau..
- Như vậy rừng luôn được coi là một phần không thể tách rời khỏi các triền ruộng bậc thang treo leo, vắt ngang lưng trừng núi, dù nằm xa hay gần thì rừng luôn là bộ phận quyết định sự phát triển cũng như sự lụi tàn của mỗi khu ruộng bậc thang..
- Cũng chính từ vấn đề phát triển các khu ruộng bậc thang mà đã có nhiều khu rừng vừa nguyên sinh, vừa tái sinh được bảo vệ nguyên vẹn đến tận ngày nay trước sự tàn phá của con người..
- Để có được những khu ruộng bậc thang tốt cho canh tác lúa thì yếu tố quan trọng đầu tiên là nguồn nước.
- Nước có tác một vai trò rất lớn đối với canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang, nếu không có nước thì không thể trồng cấy, nhưng để có đủ nước cho mỗi mùa vụ canh tác thì vấn đề bảo vệ các khu rừng tự nhiên là hết sức quan trọng..
- Vấn đề bảo vệ rừng đối với canh tác nông nghiệp ruộng bậc thang:.
- Hầu hết các nguồn nước sử dụng trong canh tác ruộng bậc thang đều bắt nguồn từ các khu rừng già bao quanh khu vực họ sinh sống.
- Do ý thức được vấn đề liên quan đến nguồn nước sử dụng trong canh tác nông nghiệp nên vấn đề bảo vệ nguyên trạng đối với các khu rừng này là hết sức quan trọng, ở mỗi thôn bản của người Hà Nhì đều tự mình lập ra bản hương ước của riêng mình với những điều khoản về bảo vệ và nghiêm phạt đối với những hành vi mang tính phá hoại, gây tổn hại đến các khu rừng khoanh nuôi, bảo vệ của mình.
- Như đã nói ở trên, tác động qua lại giữa các khu rừng nguyên sinh và tái sinh đối với canh tác nông nghiệp ruộng bậc thang là hết sức lớn.
- Với các khu ruộng vắt vẻo trên lưng trừng núi, không có hồ giữ nước để tưới tiêu cho mỗi mùa vụ đến thì các khu rừng chính là những chiếc hồ giữ nước tự nhiên hết sức hiệu quả của vấn đề này, đồng thời các khu rừng này cũng là những kho cung cấp nguồn phân bón tự nhiên vô tận rất tốt đối với mỗi khu ruộng và các dòng nước chảy từ rừng ra chính là chiếc cầu nối chuyên chở nguồn phân bón ấy cho các khu ruộng bậc thang phía dưới, để rồi vào mỗi vụ lúa lại giúp người dân không phải mang phân bón từ nhà đến các khu ruộng xa xôi ấy..
- Canh tác ruộng bậc thang với bảo vệ môi trường:.
- Nguồn phân bón tự nhiên của các khu ruộng bậc thang chủ yếu là từ lá rừng mục nát, từ các loại gia súc chăn thả trong rừng, trên đầu nguồn nước chúng theo dòng nước chảy vào các triền ruộng.
- Tất cả đều mang đậm yếu tố tự nhiên, tự cung tự cấp cả trong canh tác nông nghiệp.
- Trong các mùa vụ canh tác người Hà Nhì không sử dụng phân bón hóa học như: Đạm Ure, Kali, phân Lân…, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu cho cây lúa.
- Có thể thấy, với phương pháp canh tác hết sức thuần chất này đã góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường sống tự nhiên xung quanh học, xung quanh chúng ta trong một thời gian dài..
- Nhưng hiện nay phương thức canh tác mang tính bền vững này của người dân đang bị thay đổi một cách nhanh chóng, qua khảo sát tại thôn Lao Chải, Chuản Thèn có tới hơn 90% số hộ sử dụng phân bón hóa học cho cây lúa, thường xuyên phun thuốc trừ sâu trong các mùa vụ, giống lúa đã cũ không còn được sử dụng đại trà, mà thay vào đó là các giống lúa mới như Nhị ưu 838…, cho năng xuất cao nhưng thường xuyên bị sâu bệnh phá, khả năng chịu khô hạn kém nên thường xuyên phải chăm sóc, bón phân.
- Người Hà Nhì đen ở Lào Cai có cơ chế bảo vệ rừng chặt chẽ để mang lại nguồn nước, nguồn phân bón cho các tràn ruộng bậc thang, là bộ phận không thể tách rời khỏi ruộng bậc thang.
- Đồng thời mỗi “Pu” của người Hà Nhì còn có bộ máy quản lý bảo vệ rừng hiệu quả (vài trò của Mí Cù, La Chạ, Già làng, Trưởng bản).
- Tri thức dân gian trong vấn đề khai khẩn đất nương rẫy, ruộng bậc thang của người Hà Nhì ở Lào Cai được gìn giữ từ đời này sang đời khác, điều này được thể hiện thông qua những câu tục ngữ, câu nói truyền khẩu từ đời này qua đời khác nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
- Những tri thức mang tính dân gian này vẫn được phát huy trong canh tác nông nghiệp của họ, điều này có tác dụng rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh..
- Hiện nay, ở một số vùng người Hà Nhì, xuất hiện tình trạng cư trú đan xen với các tộc người khác, do mật độ dân số tăng cao và do trình độ nhận thức được nâng lên, nên vấn đề giải thiêng đã xảy ra trong xã hội.
- Trước thực trạng này cần phát huy các yếu tố tích cực trong tri thức bản địa của người Hà Nhì trong canh tác ruộng bậc thang, trong bảo vệ rừng.
- duy trì và có chính sách bảo vệ các khu rừng công (kể cả rừng cấm, rừng thiêng), chính sách đề cao quyền sở hữu của cộng đồng với rừng, trao quyền quản lý rừng công lâu dài cho cộng đồng người Hà Nhì để giúp cho việc canh tác luôn đạt kết quả tốt..
- Xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại các vùng người Hà Nhì cư trú nhằm giúp người Hà Nhì phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
- Xây dựng trong họ ý thức bảo vệ môi trường rừng, môi trường tự nhiên xung quanh..
- Bảo vệ sự phát triển của các khu ruộng bậc thang, bảo vệ các giống lúa cổ truyền có sức chịu hạn tốt, chịu được sâu bệnh để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học như hiện nay.
- Kiên cố hóa hệ thống mương dẫn nước vào các tràn ruộng bậc thang, không để xảy ra hiện tượng vỡ, lở hệ thống mương máng dẫn nước.