« Home « Kết quả tìm kiếm

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CÁC ĐỊA BÀN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH LONG


Tóm tắt Xem thử

- CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN.
- TẠI CÁC ĐỊA BÀN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH Ở TỈNH VĨNH LONG.
- Tác động của du lịch, chất lượng cuộc sống, du lịch bền vững, môi trường sống, du lịch Vĩnh Long.
- Tìm hiểu tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống của dân địa phương là rất quan trọng và cấp thiết, bởi vì chính những người dân địa phương là linh hồn, là nhân tố quan trọng, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách.
- Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Long được cấu thành bởi 5 nhóm nhân tố: (i) Nguồn thu nhập, (ii) Ý thức bảo vệ, (iii) Chất lượng môi trường sống, (iv) Tiêu chuẩn cuộc sống, và (v) Đời sống cá nhân.
- Tiêu chuẩn cuộc sống có ảnh hưởng tích cực.
- Còn nhân tố chất lượng môi trường sống thì bị ảnh hưởng tiêu cực bởi du lịch.
- Trong khi đó, nhân tố này (chất lượng môi trường sống) lại là nhân tố cấu thành quan trọng nhất của chất lượng cuộc sống.
- Vĩnh Long với nhiều điểm đến hấp dẫn như : khu du lịch sinh thái Vinh Sang, cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, làng nghề gốm ven sông Cổ Chiên, khu du lịch Trường An, chợ nổi Trà Ôn….
- Hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch.
- trong và ngoài nước, đem lại nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói riêng góp phần phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung..
- Trong những năm gần đây ngành công nghiệp du lịch của tỉnh Vĩnh Long đã và đang có bước phát triển vượt bậc.
- phát sinh là chỉ những đối tượng có cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch là những đối tượng chính hưởng lợi nhuận từ du lịch, còn những người dân quanh các điểm du lịch này thì đời sống còn bấp bênh.
- Rõ ràng không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, nhưng tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống của người dân ở xung quanh các điểm du lịch cũng cần phải được chú ý..
- Du lịch đã tác động tích cực hay tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ? Cuộc sống của họ có thay đổi nhiều khi du lịch phát triển hay không? Và họ có hài lòng với cuộc sống ở hiện tại khi du lịch phát triển như vậy hay không?.
- Tìm hiểu tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống của dân địa phương là rất quan trọng và cấp thiết, bởi vì chính những người dân địa phương là linh hồn, là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách.
- Nói khác hơn, người dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững.
- Muốn phát triển du lịch bền vững thì cần phải chú ý đảm bảo và phát triển chất lượng cuộc sống của người dân song song với phát triển du lịch..
- Chính vì thế, với đề tài: “Chất lượng cuộc sống của người dân tại các địa bàn chịu tác động du lịch ở tỉnh Vĩnh Long”, nhóm tác giả hy vọng sẽ tìm ra hướng đi mới trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp sức vào sự phát triển chung của du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Long nói riêng và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long nói chung..
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chất lượng cuộc sống là nhận thức của cá nhân trong hệ thống giá trị văn hóa và so với mục tiêu, sự mong đợi, các tiêu chuẩn và sự quan tâm của họ.
- Còn theo Andereck và Nyaupane (2011), chất lượng cuộc sống là sự thỏa mãn đối với cuộc sống, sự hài lòng về mặt tình cảm và kinh nghiệm sống của cá nhân;.
- đó là cách con người xem hoặc cảm nhận về cuộc sống của họ và tùy theo trường hợp và hoàn cảnh khác nhau có thể hiểu khác nhau.
- Nói cách khác, chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào nhận thức và cảm giác chủ quan của mỗi cá nhân (Andereck và Nyaupane, 2011)..
- Chất lượng cuộc sống là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, chính vì thế nên việc đo lường chất lượng cuộc sống cần phải dựa trên các nghiên cứu đi trước.
- Dựa vào các nghiên cứu đi trước về chất lượng cuộc sống (như Andereck và Nyaupane,.
- Yu và cộng sự, 2008), đồng thời căn cứ và tình hình thực tế của Vĩnh Long, nhóm tác giả đã chọn ra 19 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cảm nhận về chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Long..
- Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, Internet, tạp chí chuyên ngành, nguồn số liệu được thống kê từ Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cần Thơ, tổng cục thống kê,….
- Đối tượng phỏng vấn: Số liệu được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người dân sống trong phạm vi bán kính 1 km từ các điểm du lịch để đảm bảo tính tin cậy cho số liệu..
- Cỡ mẫu: số lượng đối tượng phỏng vấn là 100 hộ gia đình theo phương pháp phân chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng dựa trên khoảng cách từ hộ gia đình đến điểm du lịch..
- Phương pháp phân tích nhân tố để xây dựng bộ tiêu chí các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân sống quanh các điểm du lịch ở tỉnh Vĩnh Long.
- Áp dụng phương pháp hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cuộc sống người dân..
- Dựa trên kết quả đánh giá được kết hợp với quan sát thực tế để đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH LONG.
- Sau khi tiến hành khảo sát 100 mẫu dân địa phương sống gần các điểm du lịch nổi tiếng tại Vĩnh Long, và tiến hành chạy Cronbach alpha, phân tích nhân tố và gom nhóm, kết quả các nhân tố cấu thành chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Long được cho bởi bảng sau..
- Bảng 1: Nhóm nhân tố cấu thành chất lượng cuộc sống người dân Vĩnh Long.
- Tên biến Nhóm nhân tố.
- Chất lượng cuộc sống cá nhân 0,776.
- Chất lượng của cơ sở hạ tầng 0,647.
- Mức sống của cộng đồng 0,683.
- Theo kết quả ở bảng trên, ta có thể kết luận chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Vĩnh Long được tạo thành từ 5 nhóm nhân tố sau đây:.
- Nhóm nhân tố 1 (F1): Nguồn thu nhập – Bao gồm những tiêu chí sau:.
- Nhóm nhân tố 2 (F2): Ý thức bảo vệ - Bao gồm những tiêu chí sau:.
- Sự phong phú của quán ăn, tiệm tạp hóa Nhóm nhân tố 3 (F3): Chất lượng môi trường sống– Bao gồm những tiêu chí sau:.
- Chất lượng cuộc sống cá nhân.
- Nhóm nhân tố 4 (F4): Tiêu chuẩn cuộc sống–.
- Chất lượng cơ sở hạ tầng.
- Mức sống của cộng đồng.
- Nhóm nhân tố 5 (F5): Đời sống cá nhân - Gồm những biến sau:.
- Từ trước đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa du lịch và chất lượng cuộc sống.
- McCool và Martin (1994) khẳng định rằng mục đích của phát triển du lịch nên là việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương và cộng đồng.
- Tán đồng với ý kiến này, Kim (2002) đưa ra lý do cho kết luận này, đó là vì khi một nơi nào đó trở thành điểm đến du lịch thì đời sống của người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi du lịch.
- Chính vì thế, sự hỗ trợ của người dân là rất quan trọng đối với các hoạch định, sự phát triển bền vững của du lịch (Kim, 2002)..
- Chất lượng đời sống của người dân nên là mối quan tâm chủ yếu của nhiều nhà lãnh đạo cộng đồng (Aref, 2010).
- Carmichael (2006) khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa chất lược kinh nghiệm du lịch của du khách và chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương đã phát hiện ra một vài yếu tố trong mối quan hệ giữa người dân và du lịch có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tương tự, Andereck và Nyaupane (2011) đã tìm ra tác động tiềm tàng của du lịch đến đời sống của cư dân địa.
- Theo Andereck và Nyaupnae (2011), sự nhận thức của cá nhân về du lịch có tác động gián tiếp đến khía cạnh kinh tế của chất lượng cuộc sống..
- Trong nghiên cứu này, để đo lường tác động của du lịch đến chất lượng cuộc sống, nhóm tác giả đã dùng thang đo Likert 5 mức độ để cư dân địa phương tự nhận xét về tác động của du lịch đến các tiêu chí đo lường chất lượng cuộc sống đã được đề.
- Ngoài ra, một câu hỏi liên quan đến tác động của du lịch đến chất lượng của cuộc sống nói chung cũng được đưa vào bảng câu hỏi..
- Kết quả ảnh hưởng của du lịch đến cảm nhận chất lượng cuộc sống của người dân được thể hiện trong bảng sau đây:.
- Bảng 2: Chất lượng cuộc sống của người dân dưới ảnh hưởng của du lịch.
- Chất lượng cuộc sống cá nhân 2,40 Tiêu cực.
- Tiêu chuẩn cuộc sống 3,44 Tích cực.
- Chất lượng của cơ sở hạ tầng 3,51 Tích cực.
- Mức sống của cộng đồng 3,36 Trung bình.
- Cảm nhận chung về chất lượng cuộc sống dưới ảnh hưởng của du lịch 3,55 Tốt Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, 2012.
- Kết quả của bảng trên cho thấy người dân sống xung quanh điểm du lịch tỉnh Vĩnh Long cảm thấy sự gia tăng trong chất lượng cuộc sống dưới tác động của du lịch (điểm trung bình về cảm nhận chung về chất lượng cuộc sống là 3,55)..
- Đối với từng nhóm nhân tố cụ thể như Nguồn thu nhập, Ý thức bảo vệ, Vật chất đều được người dân đánh giá là tốt.
- Có được điều này là do sống gần điểm du lịch, nhu cầu xuất hiện nhiều hơn nên việc buôn bán và kiếm việc làm dễ dàng hơn nên cư dân nơi đây chỉ cần chăm chỉ chịu làm một chút là mức thu nhập đã tăng lên kha khá, các tiệm tạp hóa và quán ăn lớn nhỏ cũng xuất hiện nhiều đáp ứng nhu cầu lớn từ khách du lịch.
- Từ khi du lịch xuất hiện, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch địa phương ngày càng được nâng cao để cho khách du lịch trong nước và ngoài nước có cơ hội chiêm.
- Bên cạnh đó, nguồn tài chính của tỉnh cũng đã được dùng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng nhiều hơn để thu hút và quảng bá cho nền du lịch địa phương, điều này đã được làm rất tốt và cũng đem lại nhiều lợi ích cho người dân, đời sống cũng được nâng cao..
- Tuy nhiên, vẫn còn 1 nhân tố chỉ được người dân đánh giá ở mức trung bình là Đời sống cá nhân, còn nhân tố Môi trường sống được đánh giá là bị ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch.
- Từ khi du lịch xuất hiện, các khách du lịch đến đông gây ra tình trạng đông đúc ồn ào, việc giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiều bất cập, hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.
- Ngoài ra có một số thành phần xấu lợi dụng khách du lịch đến nhiều để tranh.
- Thêm vào đó, tình hình vật giá leo thang, nhất là những khu gần điểm du lịch, do có nhiều khách, họ tranh nhau tăng giá để kiếm thêm lợi nhuận đã khiến cho đời sống của người dân không tốt và khó chịu..
- 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẢM NHẬN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH.
- Trước khi đưa ra giải pháp, chúng ta cần xác định tầm quan trọng của các nhân tố đến việc hình thành cảm nhận về chất lượng cuộc sống của người dân.
- Để làm được điều đó, nhóm tác giả sử dụng mô hình Hồi quy tuyến tính bội với biến phụ thuộc là sự thay đổi chất lượng cuộc sống chung, và biến độc lập là các nhân tố cấu thành nên chất lượng cuộc sống.
- Biến phụ thuộc Y: Cảm nhận chung về chất lượng cuộc sống.
- X1: Nguồn thu nhập X2: Ý thức bảo vệ X3: Môi trường sống X4: Tiêu chuẩn cuộc sống X5: Đời sống cá nhân.
- Tiêu chuẩn cuộc sống .
- Đời sống cá nhân .
- Kết quả cho thấy mô hình có ý nghĩa, và mô hình sẽ giải thích được 44,6% sự biến động của chất lượng cuộc sống chung (Y)..
- Như vậy, phương trình hồi quy tuyến tính bội xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận chất lượng cuộc sống của người dân dưới ảnh hưởng của du lịch cho thấy các biến Ý thức bảo vệ, Môi trường sống và Đời sống cá nhân có tác động tỷ lệ thuận đến sự cảm nhận chung về chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Vĩnh Long, trong đó, nhân tố Môi trường sống ảnh hưởng nhiều nhất..
- Như đã trình bày ở phần trên, Môi trường sống là một trong những yếu tố bị tác động tiêu cực từ du lịch nhưng lại đóng góp rất nhiều trong cảm nhận của người dân địa phương về chất lượng cuộc sống nói chung.
- Chính vì thế, để nâng cao cảm nhận chất lượng cuộc sống của dân địa phương, chúng ta cần có biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đối với Môi trường sống.
- Môi trường sống có các yếu tố: sự trong lành của không khí và sự sạch sẽ của nguồn nước, chất lượng cuộc.
- Tổ chức việc giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sống với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia và hoạt động du lịch, người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch.
- Thường xuyên có những sự kiện vận động khách du lịch, cư dân địa phương và cộng đồng tham gia làm sạch đẹp môi trường, kịp thời khắc phục những hành vi ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch và sinh hoạt..
- Các công ty du lịch mở rộng, giải quyết vấn đề đậu xe cho khách du lịch, tránh tình trạng tập trung trước cửa nhà dân gây khó khăn bất tiện cho cư dân.
- Ngoài ra, huấn luyện cho các hướng dẫn viên có ý thức và nhắc nhở khách du lịch giữ gìn vệ sinh môi trường, tránh làm ô nhiễm tiếng ồn cho người dân..
- Đầu tư và nâng cấp các di tích văn hoá lịch sử và các hoạt động du lịch sông nước miệt vườn của thành phố như: ngồi du thuyền ngắm sông nước – nghe đờn ca tài tử – tham quan chợ nổi trên sông – vườn cây ăn trái,… thành những sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng của thành phố ngoài việc để thu hút khách du lịch, tạo nguồn lợi nhuận cho thành phố còn là nguồn thu cho cư dân và kiến thức cơ bản, ý thức văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của cộng đồng địa phương như thế việc bảo tồn các tài nguyên nhân tạo được gia tăng, không phải làm cho có làm cho tròn trách nhiệm mà còn là sự tự nguyện và niềm kiêu hãnh dân tộc..
- Có các loại hình giải trí, vui chơi cho người dân hơn.
- Việc làm này tạo thu nhập cho người dân và giảm bớt tỷ lệ gia tăng tội phạm vì đa phần những phần tử xấu đều là những kẻ vô công rỗi nghề.
- Môi trường sống là yếu tố được người dân địa phương đánh giá là có mức độ gây ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận của họ về chất lượng cuộc sống, nhưng lại bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch.
- Du lịch mang lại nguồn thu lớn, tạo ra việc làm, tăng thu nhập và giúp phát triển kinh tế địa phương.
- làm phá vỡ sự thanh bình, yên tĩnh môi trường sống của cư dân địa phương.
- Chất lượng cuộc sống của người dân ở tỉnh Vĩnh Long dưới ảnh hưởng của du lịch tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn.
- Nếu các giải pháp nêu trên được thực hiện và niềm tin nơi các nhà lãnh đạo sẽ có cách giải quyết tốt vấn đề này, các công ty du lịch khi phát triển du lịch cũng sẽ chú ý tới cộng đồng cư dân để mối quan hệ của các bên đều tốt đẹp.
- Và mỗi người dân cần ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cần phải tôn trọng văn hóa và tập quán của du khách.
- Có ý thức bảo vệ các tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo