« Home « Kết quả tìm kiếm

CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ LƯỢNG THẢI HỮU CƠ TẠI KHU VỰC TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM KHU II ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ LƯỢNG THẢI HỮU CƠ TẠI KHU VỰC TRẠI CHĂN NUÔI THỰC NGHIỆM KHU II.
- Nghiên cứu đã được thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm Đại Học Cần Thơ từ tháng 10/2005 đến tháng 03/2006.
- Mẫu nước được thu lúc triều cường và triều kiệt vào mùa mưa và mùa nắng.
- Kết quả cho thấy môi trường nước ở khu vực trại ô nhiễm hữu cơ rất nghiêm trọng.
- Ở nơi thải phân trực tiếp, hàm lượng hữu cơ (COD) trung bình là 878,9 mg/L, H 2 S là 32 mg/L, đạm amon là 70,4mg/L và tổng Coliform 2,78*10 5 MPN/100 mL..
- Thủy vực lân cận (ao rau muống) là nơi tiếp nhận nước thải chăn nuôi, các chỉ tiêu chất lượng nước như: COD, đạm amon và tổng Coliform vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt gấp nhiều lần.
- Lượng hữu cơ tại nơi thải phân trực tiếp cao gấp 3,5 lần so với năm 2000..
- Kết quả cho thấy rằng họat động chăn nuôi là nguồn ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt ở các sông rạch lân cận..
- Từ khóa: trại chăn nuôi thực nghiệm, chất thải gia súc, chất lượng nước, biogas.
- Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ của xã hội, mà còn giúp gia tăng đáng kể thu nhập của người dân.
- Theo đánh giá của Cục Nông Nghiệp, chăn nuôi heo qui mô trang trại ở các tỉnh phía Nam vẫn đang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tuy nhiên cần nhanh chóng quản lý bền vững vùng chăn nuôi, do bởi sự phát triển nghề nuôi heo đang dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều khu dân cư.
- Trên thực tế, đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh trên các sông.
- 1 Bộ Môn Môi Trường và QLTNTN, khoa Nông Nghiệp &.
- rạch ở ĐBSCL, mà ở đó chăn nuôi là một trong những nguồn đóng góp chủ yếu vào vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
- Trại thực nghiệm chăn nuôi khu II, ĐHCT là nơi học tập nghiên cứu của sinh viên ngành chăn nuôi.
- Tuy nhiên, chính chất thải ở trại đã và đang gây ô nhiễm môi trường tại chỗ và khu vực lân cận, nhưng những nghiên cứu về lượng thải hữu cơ và ảnh hưởng của c hú ng đối với môi trường chưa nhiều.
- Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chất lượng nước mặt và lượng thải hữu cơ tại khu vực trại chăn nuôi khu II, Đại Học Cần Thơ”, nhằm cung cấp và bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây ra.
- Từ đó đề xuất giải pháp khả thi để hạn chế ô nhiễm môi trường nước tại và quanh khu vực trại..
- Thu mẫu nước lúc triều cường và triều kém vào mùa mưa và mùa nắng, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt của mẫu nước: nhu cầu oxy hóa học (COD), oxy hòa tan (DO), đạm amon (N-NH 4.
- Tính lượng thải hữu cơ tại tại chăn nuôi thực nghiệm Khu II, ĐHCT..
- Đánh giá chất lượng môi trường nước theo tiêu chuẩn TCVN và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước..
- X3, X4: mẫu thu trên ao rau muống cách vị trí xả thải Hình 1: Sơ đồ thu mẫu tại khu vực trai chăn nuôi thực nghiệm.
- Đợt I: vào ngày triều cường..
- Đợt IV: vào ngày triều cường 2.4 Phương pháp xử lý kết quả.
- Sử dụng Bộ tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN để đánh giá chất lượng nước mặt ở khu vưc trại..
- 3.1 Chất lượng nước mặt tại khu vực trại chăn nuôi khu II 3.1.1 Nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho các quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ có trong nước, COD càng cao đặc trưng cho nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, gây nhiễm bẩn thủy vực (Bé, 1996).
- Hàm lượng COD ở nơi thải phân trực tiếp (X1) rất cao trung bình khoảng 878,9 mg/L, giảm đáng kể khi đến nơi xả thải ra môi trường nước lân cận (X2) đạt giá trị trung bình là 389,2 mg/L.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước ở khu vực trại chăn nuôi đã bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng, qua quan sát thực tế chúng tôi ghi nhận nước có màu đen và có mùi rất thối..
- Oxy hòa tan là thông số quan trọng để đánh giá chất lượng nước (Khoa, 1995).
- Oxy có trong môi trường nước chủ yếu là từ quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, từ sự khuếch tán của không khí vào trong môi trường nước.
- Oxy được tiêu thụ bởi quá trình hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ và các phản ứng khác trong thủy vực.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải ở trại rất thấp, thường bằng 0 tại nơi thải phân trực tiếp và nơi thải ra môi trường.
- Hàm lượng oxy trong nước thải chăn nuôi thấp là do nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy, các sinh vật này sử dụng oxy trong nước làm cho oxy bị suy giảm..
- Bảng 2: Hàm lượng oxy hòa tan tại các vị trí thu mẫu.
- Đợt I (triều cường .
- Đợt IV (triều cường .
- Nước có chứa nhiều chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí kết hợp hàm lượng oxy hòa tan thấp dẫn đến việc hình thành khí H 2 S.
- Trong nước hàm lượng hữu cơ càng cao thì H 2 S càng cao (Khoa, 1995).
- Hydrogen Sulfide trung bình khoảng 32 mg/L tại nơi thải phân trực tiếp, và 22,4 mg/L nơi xả thải ra môi trường nước.
- Hàm lượng H 2 S giảm rõ rệt từ X1 đến X3, và X4 (Bảng 3).
- Bảng 3: Hàm lượng Hydrogen Sulphide tại các vị trí thu mẫu.
- Hàm lượng đạm amon có trong nước thải chăn nuôi rất cao.
- Nơi chứa phân trực tiếp (X1), hàm lượng đạm amon trung bình là 70,4 mg/L.
- Hàm lượng này có thể gây độc cho các loài thủy sinh trong thủy vực.
- Đạm amon rất cao ở nơi chứa phân và nơi xả thải ra môi trường ngoài là do sự.
- Đợt I(Triều cường .
- Đợt IV (Triều cường .
- phân huỷ chất thải hữu cơ chứa nitơ (chủ yếu N_hữu cơ) trong nước thải thành NH 4.
- Mặt khác nước tiểu heo chứa nhiều NH 3 , trong môi trường nước sẽ có sự biến đổi thành dạng đạm amon (Phẩm, 2002)..
- Bảng 4: Hàm lượng đạm amon tại các vị trí thu mẫu.
- Đợt I (Triều cường Đợt II (Triều kiệt Đợt III (Triều kiệt Đợt IV (Triều cường .
- Do nước thải chăn nuôi chứa nhiều Coliform, nên cần phải lưu ý khi nước thải chảy ra khỏi trại vào ao rau muống và thủy vực kế bên, đặc biệt khi sử dụng rau muống làm rau ăn, hoặc cho các mục đích khác..
- 3.2 Chất lượng nước mặt ở khu vực trại theo chế độ triều và theo mùa.
- Môi trường nước tại khu vực trại chăn nuôi thông với Rạch Ngỗng nên chế độ triều của khu vực trại phụ thuộc vào chế độ triều của Rạch Ngỗng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước tại khu vực trại chăn nuôi chịu ảnh hưởng của chế độ triều và biến động theo mùa, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ..
- Vào mùa mưa hàm lượng COD thấp hơn so với mùa nắng và lúc triều cường thấp hơn so với triều kiệt.
- Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về chất lượng nước ở Rạch Bần, Rạch Cái Khế, Trại chăn nuôi (Thư, 2005.
- Mùa mưa do lượng nước mưa nhiều góp phần pha loãng nước thải chăn nuôi cũng như nước ở thủy vực lân cận, do vậy hàm lượng COD thấp.
- Ngoài ra hàm lượng COD còn phụ thuộc vào chế độ triều, trong cùng một mùa lúc triều cường thì hàm lượng COD thấp hơn so với triều kiệt, có thể là do sự pha loãng của lưu lượng nước vào lúc triều cường (Hình 2)..
- Triều cường.
- 3.3 Diễn biến chất lượng nước tại trại chăn nuôi trong 5 năm gần đây Chất lượng nước ở trại có chiều hướng suy giảm trong vài năm gần đây.
- Theo nghiên cứu của Phượng, 2000 hàm lượng chất hữu cơ tại nơi thải ra môi trường là 110,9 mg/L thấp hơn 3,5 lần so với năm 2005 là 389,3 mg/L.
- Nguyên nhân làm cho chất lượng nước mặt ở khu vực trại xấu đi là do túi ủ Biogas không còn hoạt động từ năm 2003, mặt khác là do số lượng heo nuôi tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (Hình 3)..
- So sánh COD năm 2000 với 2005 tại vị trí xả thải.
- Bên cạnh đó hàm lượng H 2 S trong nước thải năm 2005 tăng gấp 10 lần so với năm 2000 (Hình 4).
- Hàm lượng H 2 S gia tăng là kết quả tất yếu do bởi lượng chất hữu cơ tăng của việc xử lý không thích hợp làm gia tăng COD, kéo theo sự gia tăng H 2 S và sự gia tăng các chất khác.
- Sự gia tăng H 2 S làm môi trường không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh khu vực này.
- So sánh H2S năm 2000 với 2005 tại vị trí xả thải.
- Hình 4: Diễn biến hàm lượng H 2 S năm 2000 với 2005.
- Tác nhân vi sinh vật cũng là nỗi lo đáng kể cho sức khoẻ cộng đồng khi nước thải chăn nuôi thải trực tiếp ra ngoài môi trường do túi ủ Biogas không còn hoạt động..
- Hàm lượng coliform tăng gấp 100 lần vào năm 2005 so với năm 2000 (Hình 5).
- So sánh Coliform năm 2000 và 2005 tại vị trí xả thải.
- 3.4 Lượng thải hữu cơ tại trại chăn nuôi năm 2000 và 2005.
- Trại chăn nuôi thực nghiệm có lượng heo nuôi vào năm 2000 là 434 con (Phượng, 2000), và tăng vào năm 2005 là 569 con (kết quả đề tài).
- con, và theo công thức tính tải lượng chất hữu cơ của Lê Hoàng Viêt (2000) cho thấy lượng phân giữa năm 2000 và năm 2005 chênh lệch không lớn nhưng lượng chất hữu cơ tại nơi xả thải có sự khác biệt lớn: năm 2000 là 0.11 kg/ngày/m 3 và 0.39 kg/ngày/m 3 vào năm 2005 (Bảng 6)..
- Bảng 6: Lượng thải hữu cơ năm 2000 và 2005 tại nơi xả thải Năm Lượng heo.
- Hàm lượng COD (mg/L).
- Lượng thải hữu cơ (kg hữu cơ/ngày/m 3 ) 2000.
- Kết quả Bảng 6 chỉ ra rằng mỗi ngày thủy vực lân cận (ao rau muống) phải tiếp nhận lượng thải hữu cơ gấp 3,5 lần so với năm 2000.
- vì sao chất lượng nước mặt vượt nhiều lần so với TCVN.
- Sự gia tăng lượng thải hữu cơ vào năm 2005 là do phương thức xử lý chất thải: năm 2000 lượng phân được xử lý bằng túi ủ Biogas nên chất lượng nước tốt hơn so với thải phân trực tiếp không qua xử lý vào năm 2005.
- Từ đó cho thấy lợi ích của việc xử lý chất thải bằng túi ủ Biogas là rất lớn trong việc hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường..
- Môi trường nước ở khu vực trại chăn nuôi thực nghiệm khu II, ĐHCT bị ô nhiễm nặng với đặc trưng là:.
- Hàm lượng chất hữu cơ, đạm amon, H 2 S, tổng Coliform rất cao tại nơi phát thải và giảm dần khi ra ngoài môi trường chung quanh.
- Đặc biệt khi thải vào ao rau muống hàm lượng tổng Coliform còn rất cao vượt 11 lần so với tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
- Chất lượng nước mặt ở trại thay đổi theo chế độ triều và theo mùa.
- Chất lượng nước được cải thiện vào triều cường và trong mùa mưa..
- Lượng thải hữu cơ mà thủy vực lân cận phải nhận cao gấp 3,5 lần so với năm 2000..
- Chất lượng nước mặt tại rạch Bần, TPCT.
- Hóa học môi trường.
- Bài giảng lớp quản lý phân và chất thải chăn nuôi heo.Tổ chức tại Trung tâm huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng..
- Vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
- Tái sử dụng chất thải hữu cơ.
- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
- Môi trường và ô nhiễm.
- Hiện trạng quản lý chất thải ở trại chăn nuôi khu II ĐHCT, Tiểu luận tốt nghiệp, ĐHCT.
- Nguồn ô nhiễm phân tán trong Nông nghiệp: Chất thải từ chăn nuôi gia súc: Tác động môi trường và biện pháp quản lý.
- Bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển chăn nuôi.
- Chất lượng nước mặt tại Rạch Cái Khế, TPCT.
- Định lượng chất thải chăn nuôi tại trại thực nghiệm khu II, ĐHCT, tiểu luận tốt nghiệp.