« Home « Kết quả tìm kiếm

Châu Mỹ học: Tiến trình xây dựng và phát triển một ngành học mới


Tóm tắt Xem thử

- CHÂU MỸ HỌC: CHÂU MỸ HỌC: TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MỘT NGÀNH HỌC MỚI TS.
- NGUY ỄN THỊ THANH THUỶ Khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), đã xây dựng một số ngành học mới trong đó có Châu Mỹ học.
- Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành học này, Khoa Quốc tế học đã có những cơ hội thuận lợi và đạt được một số kết quả bước đầu.
- Bên cạnh đó vẫn còn những thách thức cần phải vượt qua để đáp ứng những mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của ngành học.
- Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả tập trung trình bày và phân tích những cơ hội, thành tựu và khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển chuyên ngành Châu Mỹ học, đồng thời đưa ra những khuyến nghị để tiếp tục phát triển ngành học này, góp phần vào công cuộc đổi mới và hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam.
- Cơ sở của việc xây dựng ngành Châu Mỹ học Châu Mỹ là một châu lục rộng lớn với hơn 30 quốc gia lớn nhỏ.
- Mặc dù cách xa hàng ngàn dặm, Việt Nam cũng đã sớm biết đến châu lục này.
- Tuy nhiên, những hiểu biết của người Việt Nam về các nước ở châu Mỹ vẫn còn hạn chế.
- Từ thực tiễn của tình hình thế giới và từ đòi hỏi của sự phát triển trong nước, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề quốc tế nói chung và khu vực học nói riêng, đặc biệt một đội ngũ chuyên gia về các vấn đề châu Mỹ, xuất phát từ nhu cầu bức thiết của công tác đối ngoại của Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trong khu vực châu Mỹ.
- Đây là một khu vực có nhiều tiềm năng nhưng mức độ khai thác còn hạn chế do những điều kiện lịch sử và chính trị chi phối trong quan hệ của Việt Nam với các nước ở châu lục này.
- Việc đẩy mạnh hợp tác với các nước châu Mỹ cần có những chuyên gia có hiểu biết đầy đủ về khu vực để có thể nghiên cứu, trực tiếp giao tiếp và hợp tác, đưa ra những đề xuất cho chính sách và dự báo tình hình để thực hiện những điều chỉnh thích hợp trong chính sách đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác của Việt Nam với các nước châu Mỹ.
- Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội - một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam - là một trường có tiềm lực lớn/hàng đầu về giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng vào thực tiễn xã hội.
- Do vậy, việc mở chuyên ngành Châu Mỹ học ở bậc cử nhân (và sau đại học trong tương lai) ở Khoa Quốc tế học chính là thực hiện phương châm đào tạo theo định hướng nghiên cứu nhằm tạo nên nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại thuộc các ngành liên quan chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Các cử nhân (và tương lai là thạc sĩ và tiến sĩ) ngành Châu Mỹ học có năng lực làm việc tại các bộ phận về châu Mỹ ở các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan ngoại giao của trung ương, các vụ hợp tác quốc tế của các Bộ và các đoàn thể, các sở ngoại vụ ở các tỉnh và thành phố.
- Họ cũng có cơ hội làm việc trong các cơ quan văn hóa, báo chí và truyền thông, các cơ sở kinh doanh, du lịch và dịch vụ có quan hệ với đối tác nước ngoài nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
- Vì vậy Nhà trường đã xác định rõ nhiệm vụ của Khoa Quốc tế học là đào tạo những người có năng lực làm công tác giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề quốc tế và khu vực trên thế giới, có khả năng làm công tác giao dịch với nước ngoài, làm việc trong các cơ quan đối ngoại và các cơ sở doanh nghiệp, văn hóa, thông tấn trong và ngoài nước.
- Trên nền tảng kiến thức chung là quan hệ quốc tế, kinh tế và pháp luật quốc tế, văn hóa thế giới, sinh viên sẽ chọn một trong các chuyên ban về Quan hệ Quốc tế, Nghiên cứu khu vực (với trọng tâm là châu Âu và châu Mỹ) để định hướng nghề nghiệp..
- Do đó, việc xây dựng một chương trình giảng dạy về châu Mỹ, bên cạnh việc giảng dạy về các khu vực khác, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của một khoa chuyên ngành nghiên cứu quốc tế.
- Đối với việc giảng dạy và nghiên cứu về châu Mỹ ở Việt Nam, công việc này bắt đầu với Hoa Kỳ và hầu như mới chỉ tập trung vào quốc gia này.
- Từ thập niên 1960, những môn học về lịch sử, văn học, chính trị Mỹ từng bước được đưa vào giảng dạy ở các khoa khác nhau trong một số trường đại học ở Việt Nam..
- Ngay từ khi mới thành lập năm 1995, Khoa Quốc tế học đã quan tâm tới việc giảng dạy về châu Mỹ với trọng tâm là Hoa Kỳ.
- Bước đầu một môn học về Hoa Kỳ với thời lượng 45 tiết đã được giảng dạy.
- Sau đó, một số môn học khác về Hoa Kỳ được tiếp tục xây dựng và đưa vào giảng dạy trong chuyên ban châu Mỹ thuộc Bộ môn Khu vực học của Khoa Quốc tế học.
- Từ năm học chuyên ban châu Mỹ đã tiến hành việc giảng dạy các môn học về Hoa Kỳ như Lịch sử, Hệ thống chính trị, Kinh tế, Văn hóa và Quan hệ đối ngoại.
- Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu về toàn bộ châu Mỹ, tháng 12-2004, chuyên ban nghiên cứu châu Mỹ được tách ra từ Bộ môn Khu vực học, trở thành một bộ môn độc lập - Bộ môn Châu Mỹ học.
- Đồng thời một chương trình giảng dạy bậc cử nhân gồm chín môn học chuyên ngành, trọng tâm là Hoa Kỳ học, được hoàn thiện với 5 môn học bắt buộc, 3 môn học lựa chọn và 01 môn học dành cho thi tốt nghiệp.
- Các môn học bắt buộc gồm có: Lịch sử - văn hóa Hoa Kỳ (3 tín chỉ), Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kỳ (3 tín chỉ), Kinh tế Hoa Kỳ (2 tín chỉ), Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (2 tín chỉ), Canada và Mỹ Latinh (4 tín chỉ).
- Các môn học lựa chọn mỗi môn 2 tín chỉ bao gồm: Đặc trưng văn hóa Mỹ Latinh, Vấn đề di cư ở Mỹ, Lao động ở Hoa Kỳ.
- Một môn học dành cho thi tốt nghiệp là Các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ (2 tín chỉ).
- Việc nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện một chương trình giảng dạy ở bậc cử nhân của Bộ môn châu Mỹ học xuất phát từ một số thuận lợi quan trọng.
- Thứ nhất, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như Trường Đại học KHXH&NV đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa Quốc tế học và Bộ môn châu Mỹ học xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo Châu Mỹ học.
- Thứ hai, đa số giảng viên trong Bộ môn có trình độ tiếng Anh tốt và tất cả đều đã có cơ hội đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn ở Mỹ, do đó đã khai thác được các nguồn tư liệu của nước ngoài bằng tiếng Anh cũng như kinh nghiệm của đồng nghiệp nước ngoài để xây dựng chương trình giảng dạy và đề cương chi tiết cho các môn học.
- Thứ ba, Khoa Quốc tế học cũng như Bộ môn châu Mỹ học đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế ở Việt Nam như các đại sứ quán và các quỹ của nước ngoài.
- Trong số này, Quỹ Châu Á đã tài trợ cho Bộ môn Châu Mỹ học một dự án ba năm với các hoạt động chính là cung cấp chuyên gia giúp tư vấn xây dựng chương trình Hoa Kỳ học, cấp học bổng cho đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở Mỹ đối với các giảng viên của Bộ môn, tài trợ cho một loạt các hội thảo về Hoa Kỳ học ở Việt Nam và nước ngoài và cung cấp nhiều sách nghiên cứu về châu Mỹ, chủ yếu là Hoa Kỳ.
- Thứ tư, Bộ môn Châu Mỹ học đã tranh thủ sự cộng tác của nhiều chuyên gia Việt Nam nghiên cứu về Hoa Kỳ và châu Mỹ ở Bộ Ngoại giao, các viện nghiên cứu và một số trường đại học khác ở Việt Nam.
- Những chuyên gia này đã nhiệt tình tham gia giảng dạy một số môn học ngay từ khi Bộ môn Châu Mỹ học chưa chính thức được thành lập..
- Ngoài ra, họ cũng tham gia các hoạt động khác như phối hợp nghiên cứu trong các đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về châu Mỹ.
- Những thuận lợi cơ bản này chính là những cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho Bộ môn Châu Mỹ học sớm xây dựng và hoàn thiện một chương trình giảng dạy và nghiên cứu về châu Mỹ ở bậc cử nhân, tiến tới xây dựng các chương trình giảng dạy ở bậc sau đại học.
- Những kết quả đạt được về giảng dạy và nghiên cứu Về giảng dạy, kể từ khi môn học đầu tiên là Hoa Kỳ học được dạy ở Khoa Quốc tế học, ngành học này đã thu hút sự tham gia học tập của đông đảo sinh viên trong Khoa.
- Nhiều sinh viên đã chọn các đề tài liên quan đến Hoa Kỳ để viết Khóa luận tốt nghiệp.
- Khi Bộ môn Châu Mỹ học chính thức được thành lập, hàng năm có khoảng trên 10 sinh viên đăng ký học chuyên ban Châu Mỹ học.
- Tuy nhiên, châu Mỹ nói chung và Hoa Kỳ nói riêng tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của sinh viên toàn Khoa.
- Tính đến hết năm học trong tổng số 491 sinh viên Khoa Quốc tế học làm khóa luận tốt nghiệp có 102 sinh viên chọn đề tài liên quan đến các nước châu Mỹ, chủ yếu là Hoa Kỳ, để nghiên cứu.
- Ngoài ra, cũng có nhiều sinh viên cao học của Bộ môn Quan hệ quốc tế của Khoa chọn các đề tài có liên quan đến Hoa Kỳ và một số nước châu Mỹ như Venezuela, Mexico, hoặc phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, để viết khóa luận tốt nghiệp.
- Điều này cho thấy sự cần thiết và sức hấp dẫn của nghiên cứu châu Mỹ đối với các sinh viên ngành Quốc tế học.
- Những khóa luận tốt nghiệp này là những công trình nghiên cứu bước đầu về một khu vực rộng lớn của thế giới.
- Dù còn những hạn chế, những khóa luận tốt nghiệp này đã đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo bằng tiếng Việt về các nước châu Mỹ, góp phần tăng cường hiểu biết của sinh viên Việt Nam về một khu vực mà Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong những năm gần đây.
- Trong tổng số 9 môn học bậc cử nhân của chuyên ban Châu Mỹ, giảng viên của Bộ môn đã đảm nhiệm việc giảng dạy được 7 môn học.
- Đây là một nỗ lực lớn của toàn thể giảng viên của Bộ môn vì tất cả các môn học đều mới và phải đầu tư nhiều công sức trong việc sưu tầm tư liệu và biên soạn bài giảng.
- Bộ môn đang cố gắng để trong một vài năm tới đảm nhiệm được việc giảng dạy tất cả môn học bậc cử nhân.
- Để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức về khu vực châu Mỹ, Bộ môn đang xúc tiến xây dựng một chương trình cao học Châu Mỹ học trên cơ sở của chương trình giảng dạy bậc cử nhân.
- Chương trình cao học sẽ là sự tiếp nối của chương trình cử nhân và nhằm hai mục tiêu lớn: 1) Cung cấp kiến thức một cách có hệ thống và nâng cao về lý thuyết nghiên cứu khu vực nói chung, các nước châu Mỹ nói riêng, những vấn đề cơ bản của khu vực châu Mỹ trong quá khứ cũng như hiện tại có liên quan tới những vấn đề toàn cầu và xu hướng phát triển của thế giới.
- 2) Rèn luyện phương pháp nghiên cứu các vấn đề quốc tế và khu vực, các vấn đề đối ngoại của Việt Nam với các nước châu Mỹ để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nêu lên những dự báo, kiến nghị cho chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước châu Mỹ.
- Để đáp ứng những mục tiêu này, chương trình được thiết kế với các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành (36 tín chỉ) gồm 14/16 môn học về châu Mỹ.
- Trong số này, những môn học bắt buộc là Tiếp cận nghiên cứu châu Mỹ (3 tín chỉ), Các vấn đề chính trị - xã hội của châu Mỹ (3 tín chỉ), Quan hệ của Việt Nam với các nước châu Mỹ (4 tín chỉ), Hội nhập kinh tế khu vực châu Mỹ (3 tín chỉ), Kinh tế chính trị châu Mỹ (3 tín chỉ), Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh (3 tín chỉ), Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế (3 tín chỉ), Luật kinh doanh Hoa Kỳ (4 tín chỉ), Văn hóa đại chúng Mỹ (3 tín chỉ).
- Các môn học lựa chọn mỗi môn 2 tín chỉ bao gồm: Di sản văn hóa Âu và Phi ở châu Mỹ, Văn hóa kinh doanh các nước châu Mỹ, Hệ thống giáo dục Bắc Mỹ, Ngoại giao công chúng Mỹ, Chính sách thương mại Hoa Kỳ.
- Như vậy, khi chương trình được hoàn thiện, Bộ môn Châu Mỹ học sẽ là nơi có chương trình giảng dạy khá bài bản và toàn diện đầu tiên về châu Mỹ ở Việt Nam.
- Đây cũng là một chương trình bao quát, mang tính chất liên ngành, đa lĩnh vực, tiếp cận rộng rãi các lĩnh vực của đời sống xã hội của các nước châu Mỹ, cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống cho sinh viên Việt Nam về các quốc gia ở châu lục này.
- Ngoài ra, đây cũng là một chương trình Châu Mỹ học ở Việt Nam, không chỉ phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà còn đảm bảo tính thống nhất của chương trình trong trường hợp mời các giáo sư trong và ngoài nước giảng dạy.
- Đây chính là cơ sở tạo điều kiện cho sự tiếp tục phát triển của chương trình giảng dạy về Châu Mỹ học.
- Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình giảng dạy ở cả bậc cử nhân và cao học không phải hoàn toàn thuận lợi.
- Hiện nay không có giảng viên nào của Bộ môn Châu Mỹ học biết tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, đây là hai ngôn ngữ thông dụng ở các nước Mỹ Latinh.
- Đối với chương trình cao học, giảng viên của Bộ môn chỉ có thể đảm nhận việc giảng dạy một số môn học khi chương trình được triển khai, còn lại phải mời chuyên gia từ các viện nghiên cứu và một số trường đại học khác, do đó sẽ khó chủ động trong việc thực hiện đúng tiến độ của chương trình giảng dạy.
- Hơn nữa, do tất cả các môn học đều là môn mới nên việc biên soạn bài giảng cũng phải đầu tư nhiều công sức trong khi đó một số giảng viên lại phải kiêm nhiệm những công việc khác ở Khoa vì vậy không tránh khỏi những hạn chế về đầu tư thời gian cần thiết cho việc biên soạn bài giảng.
- Sự kế cận của đội ngũ giảng viên trong việc đảm nhiệm việc giảng dạy các môn học ở cả bậc cử nhân và cao học trong thời gian tới cũng đang đặt ra vấn đề đối với Bộ môn nhưng chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn.
- Về công tác nghiên cứu khoa học, toàn bộ giảng viên của Bộ môn Châu Mỹ học đã tham gia các loại hình nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho công việc giảng dạy.
- Tính đến hết năm học số lượng các công trình nghiên cứu khoa học về châu Mỹ của giảng viên trong Bộ môn bao gồm: 44 bài báo công bố trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và tại hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- 15 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã thực hiện và nghiệm thu.
- 02 bài giảng về quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ và các nước Mỹ Latinh đã được biên soạn và nghiệm thu.
- Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã được đưa vào nội dung giảng dạy các môn học về châu Mỹ hoặc làm tài liệu tham khảo cho các môn học này.
- Như vậy, các công trình nghiên cứu của Bộ môn Châu Mỹ học đã bổ sung vào nguồn tư liệu tham khảo cần thiết bằng tiếng Việt về khu vực châu Mỹ.
- Kết luận Cho đến nay Châu Mỹ học đã thực sự trở thành một trọng tâm trong chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học.
- Cùng với hai chuyên ban khác là Quan hệ quốc tế và Châu Âu học, chương trình giảng dạy của Bộ môn Châu Mỹ học đã góp phần tạo ra những sản phẩm Quốc tế học: đó là các cử nhân ngành Quốc tế học.
- Các sinh viên tốt nghiệp đã có mặt trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đất nước, tích cực đóng góp vào công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Nhìn lại tiến trình xây dựng và phát triển của ngành Châu Mỹ học, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau.
- Trước hết, sự ủng hộ và tạo điều kiện của Nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết đối với việc xây dựng và đầu tư cho chương trình giảng dạy.
- Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên kế cận cần có sự trợ giúp đắc lực của nhà trường vì cấp Bộ môn và cấp Khoa không có đủ thẩm quyền để thực hiện một số công việc thuộc về thủ tục hành chính.
- Thứ hai, một đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ tốt chính là điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện thắng lợi chương trình giảng dạy.
- Song song với việc giảng dạy, việc nâng cao trình độ chuyên môn thông qua học tập và nghiên cứu là điều kiện không thể thiếu đối với các giảng viên.
- Thứ ba, cần tranh thủ sự hỗ trợ và cộng tác của các đối tác Việt Nam và nước ngoài để có thể tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có về chuyên môn và nguồn lực của họ, phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu đạt kết quả tốt.
- Xin xem chương trình đào tạo cử nhân Quốc tế học do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2004.
- Về quá trình giảng dạy Hoa Kỳ học ở Việt Nam, tham khảo bài viết Quá trình xây dựng chương trình Hoa Kỳ học của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội của TS.
- Lê Thế Quế, Kỷ yếu Hội thảo “Xúc tiến xây dựng chương trình Hoa Kỳ học ở Việt Nam”, Hà Nội, tháng 2-2006.
- Cựu đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc Trịnh Xuân Lãng là người đầu tiên giúp Khoa Quốc tế học viết đề cương môn Hoa Kỳ học và trực tiếp giảng dạy môn học này cho sinh viên của Khoa.