« Home « Kết quả tìm kiếm

CHI TIÊU CHO XỔ SỐ KIẾN THIẾT CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CHI TIÊU CHO XỔ SỐ KIẾN THIẾT CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Phạm Lê Thông 1 và Lê Thanh Hoàng Huy 2.
- 2 Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số Kiến thiết Cần Thơ.
- Xổ số kiến thiết, chi tiêu, cầu, Cần Thơ.
- Bài nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho xổ số kiến thiết của người dân ở Thành phố Cần Thơ.
- Tác giả sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chi tiêu của người dân cho xổ số kiến thiết trong tuần và trong tháng gần nhất khi thu thập số liệu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người dân chơi xổ số tương đối cao, chiếm gần 55% số quan sát trong mẫu, trong đó phần lớn là những khách hàng thường xuyên, chiếm hơn 85% tổng số khách hàng.
- Những khách hàng có độ tuổi càng cao, là người Kinh, có học vấn cao thì có mức chi tiêu trung bình cho xổ số thấp hơn.
- Những người đang sống với vợ/chồng, có thu nhập cao, tiếp xúc được với người bán vé số lẻ, làm nghề kinh doanh tự do chi cho xổ số nhiều hơn những người khác.
- Ngoài ra, việc trong gia đình có người đã từng trúng thưởng lớn từ xổ số cũng sẽ kích thích người chơi mua nhiều vé số hơn.
- Những người chơi xổ số chủ yếu có mong muốn trúng thưởng và giúp những người bán khó khăn..
- Xổ số kiến thiết (XSKT) là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
- Để nâng cao doanh số, các công ty XSKT không chỉ chú ý đến những khả năng nội bộ mà quan trọng hơn là cần hiểu rõ nhu cầu của người dân đối với việc chơi xổ số.
- Xổ số là một hàng hóa đặc biệt..
- Nhiều nghiên cứu về nhu cầu đối với xổ số đã được thực hiện trên thế giới (Stranahan và Borg, 1998, Kearney, 2005, Farrell et al., 2000).
- Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ giúp những cơ quan hữu quan hiểu rõ cầu đối với xổ số kiến thiết, và làm cơ sở quan trọng để đề ra các chính sách kinh doanh nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ xổ số kiến thiết.
- Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chi tiêu cho vé số của người dân Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ vé số của các công ty xổ số kiến thiết trên thị trường Cần Thơ cũng như các địa phương lân cận.
- Việc chơi xổ số có thể là một thú tiêu khiển: người chơi có được niềm vui từ việc khám phá sự may rủi từ các con số (Gerchak và Gupta, 1987).
- Là một hàng hóa tiêu dùng, cầu đối với việc chơi xổ số sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố giống như các hàng hóa thông thường khác như thu nhập, giá cả, và các yếu tố ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng như: tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp.
- Ở khía cạnh đầu tư, những tờ vé số có thể được xem như là những tài sản tài chính có rủi ro vì chúng có thể mang đến giải thưởng từ tiền đầu tư cho vé số.
- Từ đó, giá trị kỳ vọng của việc chơi vé số vẫn có thể tương xứng với giá trị đầu tư (Clotfelter và Cook, 1990).
- Thaler và Ziemba (1988) cho rằng với một đô la đầu tư cho xổ số, kỳ vọng trúng thưởng của người chỉ có 0,5 đô la và 0,5 đô la còn lại được dùng để trả cho thú vui chơi xổ số.
- Một số người chơi nghĩ rằng họ có khả năng dự đoán tốt các con số trúng thưởng nên họ có thể cải thiện xác suất trúng thưởng và tăng kỳ vọng của việc chơi xổ số.
- Như vậy, việc chơi xổ số có thể vì vui hay vì tiền hay cả hai.
- Ngoài ra, một số người chơi xổ số vì tinh thần xã hội do xổ số được quảng bá như là một kênh huy động vốn của nhà nước để phục vụ các công trình xã hội như giáo dục và y tế, giúp đỡ người nghèo (Clotfelter và Cook .
- Tuy nhiên, không phải ai cũng chơi xổ số.
- Những người có sự thỏa mãn thấp và kỳ vọng trúng thưởng không cao sẽ không chơi xổ số.
- Những nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ người dân chơi vé số chỉ khoảng 40% (Clotfelter và Cook, 1989, Kearney, 2005)..
- Những nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu sử dụng mô hình Probit và Tobit, về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định việc chơi xổ số và chi tiêu.
- Wu (2001) và Kearney (2005) nhận thấy có tác động dương của thu nhập lên chi tiêu cho vé số.
- Tuy nhiên, nếu xét tỷ trọng của chi tiêu cho xổ số trong tổng thu nhập của người chơi thì nó lại giảm dần khi thu nhập tăng (Clotfelter và Cook, 1989).
- Mặt khác, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy lượng chi tiêu cho xổ số giảm cùng với học vấn của người chơi..
- Học vấn cao có thể giúp người chơi nhận thức rõ bản chất may rủi của các trò chơi nên làm giảm khả năng tham gia cũng như lượng tiền chi cho vé số (Clotfelter và Cook, 1989, Stranahan và Borg, 1998, Wu, 2001, Kearney, 2005)..
- Bên cạnh đó, các đặc điểm cá nhân khác của người tiêu dùng và sự tiếp cận thông tin về xổ số cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu chơi xổ số của cá nhân.
- Các yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định chơi và chi tiêu cho xổ số ở các mức độ và chiều hướng khác nhau.
- Việc chơi xổ số còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự quảng bá về xổ số trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, pa nô.
- Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ vận dụng các yếu tố nêu trên với những điều chỉnh thích hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chơi xổ số của người dân ở Cần Thơ, dựa trên mô hình Tobit.
- Trong đó Y là chi tiêu cho XSKT của cá nhân và Y * là một biến ẩn (latent variable) phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân X k và thỏa mãn các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển.
- Do vậy, Y = 0 đối với những cá nhân không mua vé số và Y >.
- Trong những biến độc lập này, một số biến biểu hiện đặc trưng của địa bàn nghiên cứu và do vậy, chưa xuất hiện trong các nghiên cứu trước đây như các biến về nghề nghiệp, phương tiện tiếp cận xổ số và kỳ vọng trúng thưởng của người chơi..
- và về việc chơi xổ số như lượng tiền chi tiêu cho vé số trong tuần và trong tháng gần nhất, thói quen mua vé số, tiếp cận thông tin về xổ số,… Thống kê mô tả, định nghĩa và đo lường của các biến số được dùng trong phân tích được trình bày trong Bảng 1..
- Số liệu điều tra cho thấy số tiền chi cho xổ số trung bình hàng tuần và hàng tháng của mỗi cá nhân lần lượt là 71 và 308 ngàn đồng.
- Mức chi tiêu này tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 3% thu nhập hàng tháng của mỗi người.
- Lượng chi tiêu giữa các cá nhân có sự chênh lệch lớn, được thể hiện qua độ lệch chuẩn rất lớn.
- Trong số 400 người trong mẫu, có 186 người có mua vé số trong tuần, chiếm tỷ lệ 46,5% và 217 người có mua vé số trong tháng gần nhất, chiếm tỷ lệ 54,25%.
- Những người có chơi xổ số trong tháng thì có chơi trong tuần gần nhất.
- Điều này cho thấy những người mua vé số thường là những khách hàng thường xuyên..
- Chi tiêu tuần Lượng tiền chi tiêu cho xổ số trong.
- Chi tiêu tháng Lượng tiền chi tiêu cho xổ số trong.
- Cán bộ nhà nước Biến giả chỉ nhân viên nhà nước Kinh doanh tự do Biến giả chỉ người kinh doanh tự do Phương tiện tiếp cận xổ số.
- Người bán lẻ Biến giả chỉ việc tiếp cận xổ số.
- Giúp người bán vé số Biến giả chỉ có mong muốn giúp.
- Bảng 2: Tần số người mua vé số của người dân trong tuần và tháng.
- mua vé số Mua vé số.
- Không mua vé số 183 31 214.
- Mua vé số 0 186 186.
- Với độ tuổi này, họ có đủ hiểu biết về sự may rủi và có đủ khả năng để chơi vé số.
- Phần lớn các cá nhân có thể tiếp cận xổ số thông qua những người bán lẻ.
- Một số ít có thể mua từ các bàn vé số hay đại lý XSKT.
- Những người có mong muốn giúp đỡ người nghèo cũng có thể mua vé số.
- Kết quả ước lượng bằng MLE của các mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho XSKT trong tuần và trong tháng được trình bày trong Bảng 3..
- Bảng 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho XSKT.
- Biến số Chi tiêu tuần Chi tiêu tháng.
- Người bán vé số lẻ 89,623.
- Giúp người bán vé số 148,187.
- Điều này cho thấy các biến số được chọn là các yếu tố quan trọng giải thích sự chi tiêu cho XSKT của các cá nhân trong mẫu.
- Chỉ riêng hệ số ước lượng của biến giới tính không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình nên giới tính không có ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho XSKT.
- Ảnh hưởng của các biến số đến chi tiêu cho XSKT của người dân Cần Thơ hàng tuần và hàng tháng được thảo luận chi tiết trong phần kế tiếp..
- Kết quả ước lượng cho thấy không có sự khác biệt trong chi tiêu cho XSKT giữa nam và nữ.
- Việc chơi xổ số không phải là lĩnh vực riêng của nam mà chung cho cả hai giới.
- Nghiên cứu của Clotfelter và Cook (1989) cũng cho thấy tỷ lệ chơi xổ số của nam và nữ gần tương đồng nhau.
- Nhìn chung, những người có thu nhập càng cao sẽ mua vé số nhiều hơn.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhu cầu đối với chơi xổ số của người dân Cần Thơ sẽ có xu.
- Người có trình độ đại học trở lên mua vé số ít hơn những người khác.
- Những người có học vấn cao thường cân nhắc lợi ích và chi phí khi mua vé số, có kế hoạch thu chi rõ ràng, đầu tư một cách thông thái nên dành ít tiền cho vé số.
- Clotfelter và Cook (1990) chỉ ra rằng một nhà đầu tư sáng suốt sẽ không đưa xổ số vào danh mục đầu tư của mình.
- Số liệu trong Bảng 3 cho thấy nếu tuổi của cá nhân tăng thêm một thì họ sẽ giảm chi tiêu trung bình cho xổ số là hơn 1.000 đồng/tuần và gần 7.000 đồng/tháng.
- Thông thường người càng lớn tuổi càng ít tham gia các trò may rủi nên chỉ mua vé số cho vui nên họ mua rất ít.
- Trong khi đó, Clotfelter và Cook (1989) lại cho thấy tuổi của người chơi có quan hệ với chi tiêu cho xổ số theo hình chữ U ngược, có nghĩa là chi tiêu có thể tăng khi tuổi đạt đến mức trung niên và giảm dần khi tuổi già.
- Như vậy, người có gia đình chi tiêu cho vé số nhiều hơn những đối tượng khác..
- Người Kinh có chi tiêu trung bình cho vé số thấp hơn người Hoa gần 45.000 đồng/tuần và hơn 230.000 đồng/tháng..
- Việc chơi xổ số còn phụ thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người.
- Những người làm trong khu vực nhà nước có mức chi tiêu trung bình cho XSKT thấp hơn những người khác.
- Ngược lại, những người kinh doanh tự do lại có mức chi tiêu cho XSKT nhiều hơn.
- Nhân viên nhà nước thường làm việc trong văn phòng và không có nhiều thời gian cho việc chơi xổ số, trong khi đó, đối với người kinh doanh tự do thì xổ số là hình thức tiêu khiển và đầu tư phổ biến..
- Một kết quả khá lý thú là việc tiếp xúc với những người bán lẻ vé số có thể làm tăng chi tiêu vé số trong tuần nhưng lại không làm tăng chi tiêu trong tháng.
- Điều này có thể là do việc mua vé số trong tuần phát sinh do tính thuận tiện và mang.
- Đối với những người chơi vé số hàng tháng, đây có thể là những khách hàng thường xuyên và chơi xổ số như là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Do vậy, họ sẽ mua vé số từ bất kỳ nguồn nào có thể và không nhất thiết là từ người bán lẻ..
- Khác với những hàng hóa tiêu dùng thông thường, việc mua vé số còn phụ thuộc vào kỳ vọng về giải thưởng của người chơi vì chơi xổ số còn là một hoạt động đầu tư (Gerchak và Gupta, 1987)..
- Việc người trong gia đình đã từng trúng giải lớn khiến người chơi cảm nhận vận may của họ sắp đến (xác suất trúng thưởng cao) nên chi tiêu cho XSKT nhiều hơn những người khác.
- có ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu của người chơi.
- Ảnh hưởng của biến số "Giúp người bán vé số".
- Kết quả nghiên cứu từ việc phân tích thống kê và ước lượng mô hình Tobit dựa trên số liệu của 400 cá nhân cho thấy chi tiêu cho XSKT của người dân Cần Thơ phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân như thu nhập, trình độ học vấn, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, dân tộc và nghề nghiệp của người chơi..
- Tuy nhiên, khác với những hàng hóa tiêu dùng thông thường, việc mua vé số còn là một hoạt động đầu tư nên chi tiêu cho XSKT của cá nhân còn phụ thuộc vào kỳ vọng trúng thưởng.
- Do vậy, những người tin tưởng vào vận may của gia đình và có nhu cầu lớn về tiền sẽ chi tiêu nhiều hơn.
- Việc xác định rõ khách hàng mục tiêu giúp các công ty XSKT xây dựng các chính sách marketing để khai thác tốt hơn nhu cầu chơi vé số của khách hàng và từ đó, làm tăng doanh số và lợi nhuận của công ty.
- Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các chính sách đẩy mạnh việc tiêu thụ vé số như sau:.
- Tạo điều kiện cho những người nghèo, già cả neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn,… tham gia bán vé số cũng là giải pháp mang vừa tính xã hội vừa tính kinh tế của các công ty XSKT và các đại lý xổ số..
- Võ Trung Dũng (2008), Hoàn thiện cơ chế tài chính các công ty xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh Tế TP.
- Xổ số kiến thiết khu vực Miền Nam (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động xổ số kiến thiết khu vực Miền Nam năm 2011, Lâm Đồng.