« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai


Tóm tắt Xem thử

- Báo cáo này khảo sát nội dung chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương trong khoảng thời gian 5 năm .
- Do đó, có thể dự đoán rằng vấn đề Hoa kiều đã được chính phủ Nhật Bản hết sức chú trọng và bàn thảo một cách kỹ lưỡng khi đưa ra những quyết định có liên quan đến chính sách cai trị Đông Dương.
- Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều hầu như vẫn chưa đề cập đến..
- Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Nam Á.
- Nguồn tiền bạc mà bộ phận Hoa kiều ở Đông Nam Á chuyển về cho Chính phủ Trùng Khánh là sự hỗ trợ kinh tế quan trọng cho công cuộc kháng Nhật.
- Về vấn đề này, trong “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều tại Đông Dương thuộc Pháp” do quân đội Nhật tại Đông Dương biên soạn vào tháng 6 – 1941 có ghi như sau 4.
- Công tác Hoa kiều với mục đích thu được sự hợp tác của Hoa kiều, những người nắm giữ sức mạnh chính trị, kinh tế lớn tại Đông Nam Á trong đó có Đông Dương, được coi là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc xây dựng “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”.
- “Nhật Chi 6 kinh tế đề huề luận” và chỉ ra rằng Phúc Kiến chính là nơi xuất thân chủ yếu của Hoa kiều Nam Dương.
- Thông qua những cuộc điều tra này, Nhật Bản mong muốn nắm bắt được tính chất của tầng lớp Hoa kiều ở Đông Nam Á và tình hình hoạt động của họ..
- Năm 1939, Hải quân Nhật Bản đã thực hiện bốn công tác nhằm đưa Hoa kiều ở Đông Nam Á vào quỹ đạo hợp tác với Nhật Bản..
- Công tác tâm lý với mục đích chuyển hướng các cơ quan ngôn luận của Hoa kiều sang thân Nhật..
- Công tác hướng tới khía cạnh vật chất gắn kết trực tiếp với cuộc sống của Hoa kiều..
- Công tác ổn định quê hương của Hoa kiều..
- Trong bốn công tác này, công tác được coi trọng nhất là công tác ổn định quê hương của Hoa kiều.
- Về chính sách cụ thể để thực hiện những mục đích này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phương châm chia cắt Hoa kiều với chính phủ Tưởng, “sử dụng có hiệu quả thế lực của Hoa kiều, đặc biệt là thế lực kinh tế”..
- Chính sách Hoa kiều với mục đích xử lý sự biến Trung Quốc cần được thực thi tại Trung Quốc, nghĩa là cần được thực hiện với sự chỉ đạo chính quyền mới ở Trung Quốc.
- Và Hội nghị này được thành lập với mục đích thẩm định, quyết định những công tác đối với Hoa kiều và những công tác có liên quan đến việc kêu gọi tiền bạc của Hoa kiều đối với hoạt động kinh tế tại khu vực của chính phủ mới..
- Tại các cơ quan có liên quan, mỗi khi có yêu cầu thành lập đề án và có ý kiến liên quan đến công tác Hoa kiều ở mục trước thì có thể yêu cầu Hưng Á Viện mở cuộc họp Hội nghị liên lạc..
- 2) Hội nghị này xem xét và quyết định về các vấn đề có liên quan đến Hoa kiều.
- 3) Hưng Á Viện chiếm vai trò quan trọng trong công tác Hoa kiều và đảm nhiệm công việc sự vụ..
- Đến Hội nghị cấp thứ trưởng của các cơ quan có liên quan được tổ chức ngày văn bản “Vấn đề liên quan đến việc kiểm soát công tác Hoa kiều tại Trung Quốc” đã bị xoá bỏ và thay vào đó là “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (dưới đây sẽ gọi tắt là Yếu cương A).
- Khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều trước tiên là hướng tới Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp, Thái Lan, rồi tương ứng với sự phát triển của thế lực đế quốc sẽ dần dần tăng cường sang những khu vực khác..
- Về công tác này, tuyên truyền quan điểm coi trọng tâm của vấn đề Hoa kiều là ở khía cạnh kinh tế, thực thi chính sách về cả kinh tế và chính trị.
- Theo bản Yếu cương A, ban đầu công tác Hoa kiều sẽ lấy Đông Dương và Thái Lan làm khu vực trọng điểm, từ đó triển khai sang các khu vực khác.
- Thứ hai, công tác Hoa kiều được tiến hành trên ba phương diện là kinh tế, chính trị, tuyên truyền nhưng trọng điểm được đặt vào công tác kinh tế.
- Thứ ba, để đảm bảo tính nhất quán và tính liên tục chính sách Hoa kiều của chính phủ quốc dân và chính sách Hoa kiều của chính phủ Nhật Bản, sẽ thành lập Hội nghị thương nghị tại chính phủ trung ương của Nhật Bản..
- Tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan, sẽ chỉ đạo, quản lý các đoàn thể xí nghiệp Hoa kiều hoặc tính toán xây dựng các tổ chức thương nghiệp mới..
- Thứ nhất, tăng cường mối liên kết với Hoa kiều có thế lực để gia tăng tính mật thiết trong buôn bán giữa Nhật Bản với Hoa kiều và thu đoạt những tài nguyên thiết yếu.
- Thứ hai, thúc đẩy sự xâm nhập của công ty Nhật Bản nhờ hợp tác của Hoa kiều.
- Thứ ba, tuân thủ sự chỉ đạo của các tổ chức buôn bán của Hoa kiều hoặc xây dựng các đoàn thể thương nghiệp mới.
- Thứ năm, thành lập các nhóm công tác Hoa kiều có thế lực.
- Thứ bảy, ngăn cản hoạt động của các thành viên công tác Hoa kiều của chính phủ Trùng Khánh.
- Ứng phó với sự thay đổi của tình hình, ngày một văn bản “Yếu cương đối sách Hoa kiều” khác (dưới đây sẽ gọi tắt là Yếu cương B) đã được quyết định tại “Hội nghị liên lạc các cơ quan có liên quan”.
- Tại “Yếu cương B”, nội dung cụ thể chính sách đối với Hoa kiều được quy định như sau 13.
- Chính sách Hoa kiều chủ yếu là thực thi tại những khu vực Hoa kiều sinh sống..
- Tuy nhiên, tuỳ theo sự thay đổi của tình thế sẽ cố gắng dần dần loại bỏ thế lực xã hội của Hoa kiều..
- Tại các vùng chiếm đóng, cần chú trọng đến công tác khiến Hoa kiều đồng phục đồng điệu với thể chế hành chính của đế quốc.
- Mối liên kết kinh tế giữa Hoa kiều với Trung Quốc cần được đặt dưới sự chỉ đạo của Nhật Bản.
- Chính sách Hoa kiều tại Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan sẽ do chính phủ nước sở tại thực thi dưới sự chỉ đạo của Nhật Bản nhưng trong trường hợp cần thiết thì tự thân đế quốc phải tự thực hiện..
- Chính sách đối ngoại Hoa kiều của chính phủ quốc dân được đặt dưới sự chỉ đạo của đế quốc.
- Tuy nhiên, tại Thái Lan, cần suy nghĩ đến chính sách Hoa kiều của chính phủ Thái Lan và làm cho nó đồng điệu với chính sách của Nhật Bản..
- Như vậy, chính sách đối với Hoa kiều được chỉ ra trong bản Yếu cương B là:.
- thứ nhất, sử dụng các chức năng kinh tế và tập quán vốn có của Hoa kiều để lấy được các vật tư cần thiết cho quốc phòng.
- Hoa kiều với Nhật Bản, cắt đứt quan hệ về chính trị.
- Từ ba văn bản được trích dẫn trên đây, chúng ta có thể tóm tắt chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Nam Á như sau..
- Thứ nhất, với mục đích ứng phó với chiến tranh Nhật Trung và xây dựng Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á, phương châm của chính sách Hoa kiều là chia cắt Hoa kiều ra khỏi mối quan hệ với chính phủ Trùng Khánh và đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều..
- Thứ hai, chính sách Hoa kiều có 6 phương sách cụ thể là: thiết lập quan hệ với Hoa kiều có thế lực.
- sử dụng các chức năng kinh tế và tập quán đã có của Hoa kiều để thúc đẩy sự xâm nhập của các công ty Nhật Bản.
- xoa dịu đoàn thể Hoa kiều có thế lực.
- thu phục nhân viên phía chính phủ Trùng Khánh, làm suy yếu cơ quan công tác Hoa kiều của chính phủ Trùng Khánh.
- xây dựng các đoàn thể công tác Hoa kiều có thế lực.
- Có điều, với Đông Dương và Thái Lan, Lục Hải quân và toà đại sứ chỉ đạo chính quyền sở tại thực hiện trên cơ sở thương nghị và thực thi công tác Hoa kiều một cách gián tiếp..
- Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương.
- Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét về nội dung chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương..
- Theo khảo sát của tác giả hiện nay có 3 văn bản chính thức đề cập đến chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Dương.
- Quyết định của Nội các Nhật Bản ngày về “Chính sách để phát triển kinh tế Đông Dương thuộc Pháp” và hai bản “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (Yếu cương A) ngày và “Yếu cương đối sách Hoa kiều” (Yếu cương B) ngày .
- Tiếp đó, như đã trình bày ở trên, trong văn bản “Yếu cương A” ghi rõ “khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều trước tiên là hướng tới Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái, sau đó sẽ tăng cường đối với các khu vực khác tương ứng với sự phát triển thế lực của đế quốc”.
- Nghĩa là, Đông Dương và Thái Lan được coi là trọng điểm mang tính khu vực của chính sách Hoa kiều và từ các cứ điểm này, công tác Hoa kiều sẽ được mở rộng sang các khu vực khác..
- Từ 3 bảng thống kê trên ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng, so với Hoa kiều ở các khu vực khác ở Đông Nam Á, khoản tiền ủng hộ chính quyền Tưởng của Hoa kiều Đông Dương và Thái Lan là ít hơn nhiều.
- Như vậy, tại sao Đông Dương và Thái Lan được coi là khu vực trọng điểm của công tác Hoa kiều? Về điểm này, chúng tôi cho rằng có một số nguyên do sau..
- Trong bối cảnh như vậy, vai trò của Hoa kiều hết sức quan trọng.
- Hoa kiều Đông Dương không chỉ độc chiếm mạng lưới buôn bán thóc gạo mà còn đảm nhận vai trò trung tâm trong hệ thống mậu dịch giữa Đông Dương với các khu vực khác ở Đông Nam Á.
- Còn công tác chính trị sẽ được thực hiện theo chính sách đối với toàn thể Hoa kiều nói chung ở Đông Nam Á.
- Trong văn bản này, ngoài những điểm chung với chính sách Hoa kiều ở các khu vực khác,.
- đặc trưng về mặt chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương là “chính sách Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp và Thái Lan là giao cho chính quyền sở tại thực thi dưới sự chỉ đạo của ta, khi cần thiết sẽ do đế quốc đích thân thực hiện”.
- Nghĩa là, điều này cho thấy chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương không chỉ được thực hiện bởi chính quyền thuộc địa của Pháp mà còn có thể được thực thi bởi chính Nhật Bản.
- Do đó, công tác chỉ đạo đối với công tác Hoa kiều sẽ do Bộ Ngoại giao tức Toà đại sứ thực thi trên cơ sở thương nghị với Bộ Chỉ huy Lục Hải quân..
- Từ những văn bản trên đây có thể tóm tắt những mục tiêu chính của chính sách đối với Hoa kiều Đông Dương của Nhật Bản khi đó như sau.
- Thứ nhất, chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào kháng Nhật và chính phủ Trùng Khánh.
- Thứ hai, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều.
- Thứ ba, tăng cường mối liên kết với Hoa kiều để giúp công ty Nhật Bản xâm nhập thị trường.
- Thứ tư, kiểm soát một cách gián tiếp bộ phận Hoa kiều chống Nhật..
- Ngoài ba văn bản trên, còn hai văn bản khác có liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương.
- Đó là “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp” ngày và “Đề án công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp”.
- Trong văn bản “Phương sách liên quan đến công tác Hoa kiều Đông Dương thuộc Pháp”, việc thúc đẩy hàng hoá Nhật Bản xâm nhập vào thị trường khu vực này, xây dựng mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều, nhờ đó chia cắt mối quan hệ kinh tế giữa Hoa kiều với chính phủ Trùng Khánh đã được xác định là mang tính khả thi.
- Phương châm chính sách Hoa kiều được quy định tại hai văn bản do Bộ Tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương soạn thảo là: Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều, chia cắt quan hệ giữa Hoa kiều với chính quyền Tưởng.
- Thứ hai, thông qua nhà đương cục Đông Dương để thực thi kiểm soát Hoa kiều kháng Nhật và loại bỏ những Hoa kiều chống Nhật nhằm xử lý nhanh chiến tranh Nhật Trung.
- vực, xác lập mối quan hệ kinh tế với Hoa kiều.
- Những phương châm này về cơ bản giống với phương châm chính sách Hoa kiều của chính phủ Nhật Bản..
- Do đó, Đài Loan Tổng đốc phủ đã đưa ra 7 sách lược cụ thể cho chính sách Hoa kiều.
- Như vậy, trong 6 văn bản trình bày ở trên, nếu thử tổng hợp lại, ta thấy chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương có những mục đích sau..
- Thứ nhất, lấy Đông Dương làm cứ điểm tiền tiêu để triển khai chính sách Hoa kiều trên toàn thể Đông Nam Á.
- Thứ hai, chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật.
- Thứ ba, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều.
- Thứ năm, kiểm soát gián tiếp Hoa kiều kháng Nhật..
- Trên đây, chúng tôi đã khảo sát chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á và đối với Hoa kiều ở Đông Dương thuộc Pháp thông qua các văn bản chính thức và các đề án liên quan..
- Theo các văn bản này, phương châm chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á sẽ là: thứ nhất, chia cắt Hoa kiều ra khỏi mối liên hệ với chính quyền Trùng Khánh để giải quyết nhanh chóng cuộc chiến tranh Nhật – Trung;.
- thứ hai, đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều để xây dựng khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á.
- Trên cơ sở đó, về cơ bản chính sách đối với Hoa kiều ở Đông Dương cũng được xác định dựa trên chính sách chung của Nhật đối với Hoa kiều ở Đông Nam Á..
- Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là Đông Dương được Nhật Bản xác định là khu vực mang tính trọng điểm của toàn thể chính sách Hoa kiều.
- Chính sách của Nhật Bản đối với Hoa kiều Đông Dương có 4 cột trụ chính là: chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật.
- đảm bảo sự hợp tác kinh tế của Hoa kiều.
- kiểm soát gián tiếp các Hoa kiều chống Nhật..
- Nếu nhìn từ khía cạnh chia cắt Hoa kiều ra khỏi phong trào chống Nhật, chính sách Hoa kiều Đông Dương của Nhật Bản có thể nói là đã thành công ở mức độ nào đó.
- Trong báo cáo này, do hạn chế về tư liệu nên tác giả vẫn chưa khảo sát được những thay đổi trong chính sách Hoa kiều của Nhật đối với Hoa kiều ở Đông Dương và toàn thể khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1943 đến 1945, cũng như tình hình thực thi chính sách này.
- Ngoài ra, báo cáo cũng chưa phân tích được mối liên quan giữa chính sách của Nhật đối với Hoa kiều Đông Dương và chính sách của Nhật đối với chính quyền Trùng Khánh.
- Chính sách Hoa kiều và chính sách đối với chính phủ Tưởng Giới Thạch có quan hệ tương hỗ như thế nào trên thực tế? Đây là vấn đề đặt ra trong các nghiên cứu sau này..
- 19 Uesugi Mitsuhiko, Kojima Tsunekazu, Sha Seihon (viết chung), Nghiên cứu về xã hội Hoa kiều và hoạt động kinh tế của họ, sđd, tr.59..
- 20 Uesugi Mitsuhiko, Kojima Tsunekazu, Sha Seihon (viết chung), Nghiên cứu về xã hội Hoa kiều và hoạt động kinh tế của họ, sđd, tr.45..
- Đương thời là Chủ tịch Việt Nam Hoa kiều tổng thương hội, Chủ tịch Thất phủ hội.