« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách tài chính quốc gia


Tóm tắt Xem thử

- Chính sách tài chính quốc gia 1.
- Khái niệm chính sách Tài chính quốc gia.
- Các chủ trương, chính sách, đường lối và biện pháp về Tài chính trong một thời kỳ tương đối lâu dài do các Chính phủ hoạch định và tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn nhất định đối với Quốc gia..
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 58/2011/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia để tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Tài chính (Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính Quốc gia) đã dự thảo Chính sách Tài chính Quốc gia giai đoạn để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt, với những nội dung chính như sau:.
- Dự thảo chính sách tài chính quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Thách thức và cơ hội của nền Tài chính Việt Nam.
- Trong bối cảnh tình hình kinh tế tài chính thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, đa chiều, nền tài chính Việt Nam hiện bộc lộ những điểm yếu cơ bản sau:.
- Hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính còn hạn chế, tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong chi NSNN chậm được khắc phục;.
- Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công ty có bước phát triển tích cực song chưa đạt yêu cầu đề ra;.
- Sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong giám sát tài chính trong một số khâu còn yếu;.
- Công tác cải cách hành chính tuy đã có những bước tiến song vẫn còn nhiều thực tiễn mang tính hình thức, thiếu đột phá và chưa theo kịp với thực tiễn phát sinh trong điều hành kinh tế - xã hội..
- Những yếu kém, tồn tại trên, một mặt có những lý do khách quan như nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối hạn chế trong khi kinh tế trong nước và thế giới biến động mạnh.
- Mặt khác, cũng một phần xuất phát từ các lý do chủ quan, đó là công tác tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính Giai đoạn 2001-2010 ở trong một số khâu còn chưa đồng bộ.
- Cùng với tự do hóa đầu tư và thương mại sẽ là quá trình quốc tế hóa hệ thống tài chính.
- Đứng trong một thế giới toàn cầu hóa với những biến động và tác động đa chiều nói trên, để đưa đất nước tiến lên, tránh nguy cơ tụt hậu, dự thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 đã xác định trong 10 năm tới Việt Nam sẽ tập trung vào việc thực hiện ba đột phá sau:.
- Hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung vào việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính đế giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực..
- Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Giai đoạn việc hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược Tài chính đến năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng.
- Chiến lược Tài chính Giai đoạn 2011-2020 cũng phải hướng tới việc hỗ trợ thực hiện có hiệu quả ba đột phá nói trên..
- Mục tiêu của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011 2020.
- Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tài chính giai đoạn là: Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
- huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng;.
- tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính..
- thu hút hợp lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết các điểm nghẽn của phát triển, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, duy trì tổng đầu tư toàn xã hội bình quân khoảng 39-40% GDP, giai đoạn 2011-2015 khoảng 40%.
- Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được, từng bước giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước trong tổng đầu tư xã hội..
- Tỷ lệ động viên từ nền kinh tế vào NSNN ở mức hợp lý.
- Đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
- tăng cường dự trữ Nhà nước đáp ứng kịp thời các nhu cầu đột xuất của nền kinh tế..
- Phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính và dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc huy động và định hướng các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển..
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ NSNN.
- tăng cường đầu tư phát triển con người, cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực giáo dục, y tế.
- Cải cách cơ bản thể chế tài chính theo hướng bền vững, đồng bộ, hiện đại, theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, tạo động lực đủ mạnh cho các chủ thể tham gia lao động, thực hiện tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng lành mạnh.
- thiết lập môi trường kinh tế - xã hội an toàn, ổn định với hệ thống an sinh xã hội, bền vững.
- đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của nhà nước trong điều tiết, định hướng nền kinh tế..
- Định hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020.
- Để góp phần đạt được các mục tiêu xác định trên, thực hiện có hiệu quả ba đột phá xác định trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội Chiến lược tài chính giai đoạn được xây dựng dựa trên các định hướng cơ bản sau:.
- Thực hiện tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba mặt: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn.
- xác định rõ vai trò, phạm vi, phương thức hoạt động của tài chính nhà nước, tạo động lực và môi trường đầu tư bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế..
- Hoàn thiện thể chế tài chính theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với trọng tâm là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội..
- hình thành nền tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại trong và ngoài nước..
- Để đảm bảo thực hiện được các trọng tâm trên, dự kiến có tám nhóm giải pháp sau đây sẽ được triển khai thực hiện:.
- Giải phóng và huy động hiệu quả mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- động viên hợp lý các nguồn thu NSNN trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và thông lệ quốc tế, đồng thời thu hút có hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển dịch vụ công..
- Xây dựng chính sách phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, trên cơ sở gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đến các yêu cầu:.
- o Tăng cường vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội..
- o Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng nguồn lực NSNN, gắn với mục tiêu đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững và các yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- o Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới thể chế tài chính giai đoạn tới..
- Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng nhằm giải phóng, phát triển mạnh sức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính, vận hành an toàn, được quản lý và giám sát hiệu quả, để động viên tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.
- Nâng cao hiệu quả giám sát của Nhà nước đối với thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính..
- Chủ động đề xuất các chương trình sáng kiến để nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế.
- Tăng cường hợp tác tài chính để từng bước tiếp cận với thị trường tài chính tiên tiến, vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính trong nước.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia, ổn định thị trường, an ninh tài chính quốc gia.
- Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.
- Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả, xem đây là khâu đột phá quan trọng của Chiến lược..
- o Đồng bộ hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính.
- o Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với vấn đề quản lý dữ liệu tài chính, kiểm soát thu - chi NSNN, quản lý nợ công và quản lý tài sản công..
- o Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài chính, đảm bảo sự điều hành thống nhất và quản lý chặt chẽ nền tài chính quốc gia..
- Hoàn thiện thể chế tài chính, phương thức và cách thức điều hành chính sách tài chính, tiền tệ theo hướng đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch, phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tê và tái cấu trúc nền tài chính quốc gia.
- Nâng cao năng lực phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác của chính phủ, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, nhất là giữa chính sách tài chính và tiền tệ..
- Tổ chức thực hiện Chiến lược tài chính giai Yêu cầu về tổ chức thực hiện.
- Để đạt được các mục tiêu và định hướng nói trên, công tác tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng.
- Dự thảo Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011-2020 đã đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp khác nhau.
- Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính nói chung và NSNN nói riêng còn hạn chế nên việc lựa chọn bước đi và xây dựng lộ trình thực hiện Chiến lược là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc tế dự báo sẽ còn có các biến động khó lường.
- Theo đó, trong việc thực hiện Chiến lược cần phải xác định được những vấn đề ưu tiên cần tổ chức thực hiện trước để tạo tiền đề cho các bước đi tiếp theo..
- Về cơ bản, công tác tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính giai đoạn 2011-2020 sẽ tập trung vào ba nội dung sau:.
- Xác định lộ trình thực hiện và bước đi cho mỗi nhóm giải pháp nêu trong Chiến lược, góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội đến năm 2020;.
- Hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tài chính thông qua việc xây dựng hai chương trình xây dựng luật và pháp lệnh trong lĩnh vực tài chính:.
- Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời có các điều chỉnh bổ sung nội dung Chiến lược cho phù hợp với các diễn biến mới về tình hình trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra..
- Các giai đoạn thực hiện Chiến lược.
- Việc tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được chia thành hai giai đoạn:.
- Giai đoạn .
- Tổ chức thực hiện và đánh giá Kế hoạch tài chính 5 năm .
- Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình và đề án của chiến lược tài chính (bao gồm cả việc hoàn thiện thể chế)..
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Chiến lược tài chính giai đoạn 2011-2020 thông qua việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Tài chính năm năm các chương trình và đề án còn lại của Chiến lược tài chính..
- Để tổ chức thực hiện Chiến lược Tài chính giai đoạn cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược ngành và đề án sau:.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tám Chiến lược ngành, cụ thể là:.
- Chiến lược phát triển Hải quan.
- Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước.
- Chiến lược phát triển Thị trường Bảo hiểm.
- Chiến lược phát triển Thị trường Vốn.
- Chiến lược Dự trữ Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện 22 đề án trên các lĩnh vực, cụ thể là:.
- Cân đối tài chính vĩ mô và cân đối ngân sách nhà nước.
- Đề án điều hành chính sách tài khóa nhằm chủ động trong điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững..
- Đề án đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.
- Đề án đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công.
- Đề án tài chính tổng thể thực hiện Chương trình Giảm nghèo và Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn .
- Đề án đổi mới mô hình và cơ chế tài chính của Bảo hiểm Xã hội.
- Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng..
- Lĩnh vực hội nhập tài chính quốc tế.
- Đề án hội nhập tài chính.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính.
- Đề án kiện toàn công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.
- Đề án tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp và vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngành Tài chính.
- Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính.
- Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực tài chính.
- Đề án đổi mới thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tài chính