« Home « Kết quả tìm kiếm

Chọn giống lúa thích nghi trên vùng đất phèn Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- CHỌN GIỐNG LÚA THÍCH NGHI TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN HÒA AN, PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG.
- Đất phèn, giống lúa chịu phèn, năng suất cao, phẩm chất Keywords:.
- Đề tài “Chọn giống lúa thích nghi trên vùng đất phèn Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang”.
- được thực hiện nhằm xác định những giống lúa thích nghi phèn tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn, kháng rầy nâu và đạo ôn, cho năng suất cao và phẩm chất gạo tốt trên vùng đất phèn.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 03 lần lặp lại, 12 nghiệm thức tương ứng với 12 giống lúa triển vọng từ Viện Lúa Ô Môn, Trường Đại học Cần Thơ và Trại giống Long Phú.
- Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về đặc tính nông học, tính thích nghi phèn, tính kháng sâu bệnh chính, phẩm chất hạt, các thành phần năng suất và năng suất thực tế, nhóm nghiên cứu đã xác định giống MTL480 và D158 là 02 giống lúa ưu tú nhất, có thời gian sinh trưởng ngắn 101-104 ngày (đối với lúa cấy), thích nghi phèn tốt (cấp 1), kháng rầy nâu và đạo ôn (cấp 1), cho năng suất cao (lúa khô đạt 6,7-8,0 tấn/ha), hạt gạo thon dài, ít bạc bụng, gạo dẻo, mềm cơm, phục vụ sản xuất..
- Chọn giống lúa thích nghi trên vùng đất phèn Hòa An, Phụng Hiệp,.
- Vùng đất phèn thuộc Xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nơi có địa hình trũng thấp, việc xổ độc xả phèn rất khó khăn, không thua kém vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, vì vậy cần phải có các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng của phèn, cải thiện năng suất lúa, trong đó giống lúa được xem là biện pháp rẻ tiền nhưng mang hiệu quả kinh tế cao.
- Đề tài “ Chọn giống lúa thích nghi trên vùng đất phèn Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang ” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định giống lúa có khả năng thích nghi phèn tốt, kháng rầy nâu và đạo ôn, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, phục vụ sản xuất..
- Nguồn vật liệu thí nghiệm bao gồm 12 giống lúa được lai tạo và tuyển chọn từ Viện Lúa Ô Môn, Trường Đại học Cần Thơ và Trại giống Long Phú, sử dụng giống lúa đang canh tác phổ biến tại địa phương OM5451 làm đối chứng..
- Bảng 1: Danh sách 12 giống lúa thí nghiệm STT Giống STT Giống STT Giống.
- BNNPTNT, tiêu chuẩn đánh giá của IRRI, để xây dựng quy trình canh tác và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nông học, tính chống chịu phèn và tính kháng sâu bệnh hại chính, các thành phần năng suất, năng suất thực tế và phẩm chất hạt..
- 2.2.1 Bố trí thí nghiệm.
- Làm mạ: áp dụng phương pháp làm mạ sân, giống lúa được ngâm trong 24 giờ sau đó rửa sạch, tiến hành ủ trong 36-48 giờ, luôn giữ ẩm và duy trì nhiệt độ khoảng 30 0 C, khi hạt nứt nanh và rễ dài khoảng ½ hạt lúa là vừa để gieo hạt trên nền giá thể đã được chuẩn bị sẵn..
- các chỉ tiêu về thành phần năng suất, năng suất thực tế, tính chống chịu phèn, tính kháng sâu bệnh hại chính và phẩm chất hạt theo IRRI, 2013..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ghi nhận tổng quan.
- Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân ánh sáng dồi dào và thời tiết khá thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, do trước khi xuống giống vụ Đông Xuân đã xảy ra quá trình ngập lũ nên phần nào rửa trôi đi một số độc chất trên đồng ruộng, pH biến động từ phần nào ảnh hưởng cây lúa vào giai đoạn đầu, vào 50 – 60 ngày sau khi cấy (NSKC) rầy nâu và đạo ôn xuất hiện rải rác trên hầu hết các giống lúa thí nghiệm nhưng gây hại không đáng kể..
- 3.1.1 Thời gian sinh trưởng (TGST).
- TGST quá ngắn hoặc quá dài cũng không thể cho năng suất cao được, vì quá ngắn thì giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế do không đủ thời gian tích lũy chất khô, nhưng nếu quá dài thì giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng thừa gây lốp đổ.
- Kết quả ghi nhận ở Bảng 2 cho thấy TGST biến động từ 101-104 ngày, thuộc nhóm cao sản ngắn ngày A1, đây là nhóm giống lúa đang sản xuất phổ biến ở ĐBSCL, được bố trí cho những vùng sản xuất 2-3 vụ lúa/năm.
- Nhìn chung bộ giống lúa phù hợp với xu hướng chọn giống của nông dân trong vùng canh tác lúa 2 vụ bị nhiễm phèn..
- Cây lúa quá cao sẽ tăng tính đổ ngã, giảm tỷ lệ vào chắc.
- Chiều cao cây dao động trong khoảng 90-100 cm là thích hợp cho năng suất cao.
- Kết quả thí nghiệm Bảng 2 cho thấy chiều cao cây dao động từ 95-110 cm, thấp nhất là giống D268 và cao nhất là giống đối chứng OM5451, trung bình là 101 cm và khác biệt mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê, với độ biến động CV= 4,60%.
- Giống MTL480 có chiều cao trung bình 100 cm thích hợp cho năng suất cao, do Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long – Đại học Cần Thơ chọn tạo và thường được gọi là giống lúa “siêu lùn”, với chiều cao này được coi là lý tưởng về năng suất, có thể gia tăng tính chống đổ ngã, thích hợp với điều kiện sản xuất ở ĐBSCL..
- 3.1.3 Độ dài giai đoạn trổ.
- Độ dài giai đoạn trổ tùy thuộc giống, điều kiện môi trường và độ đồng đều trong ruộng lúa, những giống lúa ngắn ngày thường trổ tập trung hơn những giống lúa dài ngày.
- Qua theo dõi và ghi nhận thời gian trổ từ Bảng 2 cho thấy, 03 giống D169, D191 và D258 có độ dài giai đoạn trổ trung bình ở cấp 5 (4-7 ngày), hầu hết các giống còn lại có độ dài giai đoạn trổ rất tập trung ở cấp 1 (không quá 3 ngày).
- gđ trổ: giai đoạn trổ.
- Kết quả từ Bảng 2 cho thấy tất cả các giống lúa thí nghiệm đều cứng rạ, đứng thẳng, không bị đổ ngã (cấp 1).
- Đây là một đặc tính quan trọng trong chọn giống, vì khi vào giai đoạn làm đòng đến trổ, lúa bị đổ ngã năng suất sẽ giảm đáng kể..
- Hai tác nhân chính gây hại cây lúa nghiêm trọng nhất ở ĐBSCL là rầy nâu (Nilaparvata lugens) và bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae), các nhà chọn tạo giống trước khi phổ triển những giống lúa mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt đều không thể bỏ qua khâu trắc nghiệm tính kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn.
- Một giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
- thể sử dụng làm nguồn gen lai tạo ra những giống lúa ưu việt hơn..
- Kết quả thí nghiệm từ Bảng 2 cho thấy trên hầu hết các giống lúa vào giai đoạn 40 NSKC rầy nâu xuất hiện nhưng gây hại không đáng kể, chỉ 3-6 bụi/giống có biểu hiện lá vàng một phần nên được đánh giá ở (cấp 1) theo tiêu chuẩn đánh giá của (IRRI, 2013).
- Bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện rải rác trên các giống lúa vào 60 NSKC, biểu hiện là những vết chấm màu nâu li ti như đầu kim, nên được đánh giá ở (cấp 1) theo tiêu chuẩn đánh giá của (IRRI, 2013)..
- Các giống lúa trên được nhận từ Viện, Trường và Trung tâm giống, khả năng kháng tốt với rầy nâu và đạo ôn biểu hiện ở (cấp 1), điều này rất thuận lợi cho việc sử dụng giống kháng để canh tác giảm thiểu tối đa thiệt hại năng suất.
- Diễn biến pH qua các giai đoạn sinh trưởng Kết quả ghi nhận từ Bảng 3 cho thấy giá trị trung bình của pH biến thiên từ qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển cây lúa..
- Giai đoạn từ 10-50 NSKC giá trị pH trung bình biến động trong khoảng được đánh giá là đất chua và thấp nhất vào 40 NSKC, phần nào ảnh.
- trị pH này, vào giai đoạn 40 NSKC cây lúa bắt đầu có biểu hiện mẫn cảm với pH trên hầu hết các giống, tùy vào mức độ mẫn cảm khác nhau giữa các giống mà tính chống chịu cũng khác nhau, một số giống vẫn tăng trưởng và đẻ nhánh gần như bình thường, nhưng một số giống khác lại có triệu chứng lá có màu nâu đỏ, tím hoặc vàng cam..
- Giai đoạn từ 60-80 NSKC giá trị pH tăng nhẹ, biến động trong khoảng được đánh giá là đất chua ít, tính thích nghi dần ổn định hơn nên hầu hết các giống lúa sinh trưởng và phát triển gần như bình thường cho đến khi thu hoạch..
- Bảng 3: Diễn biến pH qua các giai đoạn sinh trưởng.
- Kết quả ghi nhận từ Bảng 3 cho thấy, vào giai đoạn 40 NSKC, pH biểu hiện thấp nhất (pH=5,14) trong khoảng thời gian này, các giống lúa bắt đầu mẫn cảm và thể hiện tính kháng phèn cũng khác nhau từ (cấp 1-3), giống đối chứng OM5451 kháng phèn (cấp 2) cùng với giống D258, 05 giống kháng phèn (cấp 1) trong đó có giống MTL480 và D158, đây là đặc tính tốt của giống phù hợp cho việc canh tác lúa ở những vùng đất khó khăn trong điều kiện nhiễm phèn..
- 3.3 Các thành phần năng suất và năng suất thực tế.
- 3.3.1 Các thành phần năng suất a.
- Số bông/m 2 được quyết định bởi giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lúa, nhiều nghiên cứu trước đây cố gắng nâng cao năng suất thông qua việc gia tăng số bông/m 2 .Trên cùng đơn.
- vị diện tích, số bông càng nhiều thì số hạt càng tăng nên năng suất sẽ được gia tăng, tuy nhiên số bông quá cao thì số hạt chắc/bông sẽ giảm do vật chất tích lũy không đủ để vận chuyển vào hạt, nên hạt không được no đầy (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Kết quả ghi nhận từ Bảng 4 cho thấy số bông/m 2 biến động từ 257-364 bông/m 2 , trung bình là 301 bông/m 2 với độ biến động CV= 15,25%.
- Giống MTL480 và D158 có số bông/m 2 có phần cao hơn giống đối chứng OM5451 chứng tỏ 02 giống này đẻ nhánh mạnh và tập trung, cho chồi hữu hiệu cao nên bông/m 2 cao dẫn đến khả năng sẽ cho năng suất cao..
- Số liệu thống kê từ Bảng 4 cho thấy, trọng lượng 1.000 hạt trên các giống lúa biến thiên từ g và trung bình 23,77g với độ biến động CV= 2,62%.
- Hai giống MTL480 và D158 có trọng lượng 1.000 hạt cao hơn hẳn và khác biệt rất có ý nghĩa (1%) so với giống đối chứng OM5451, đây là yếu tố thuận lợi nhằm gia tăng năng suất..
- Bảng 4: Năng suất và các thành phần năng suất.
- Tỷ lệ hạt chắc.
- Trung bình .
- NSTT: năng suất thực tế (lúa khô ở ẩm độ 14%)..
- Số hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng hoặc giảm năng suất lúa, đây là thành phần năng suất chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, ngoài đặc tính giống số hạt chắc/bông phụ thuộc vào số hạt/bông và % hạt chắc.
- Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) các giống lúa cải tiến số hạt/bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ và 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở ĐBSCL.
- Kết quả thí nghiệm từ Bảng 4 cho thấy số hạt chắc/bông biến động từ 61-106 hạt, trung bình 77 hạt với độ biến động CV= 23,8%.
- Giống D158 có số hạt chắc/bông cao nhất (106 hạt) dẫn đến khả năng sẽ cho năng suất cao..
- Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh.
- Thường số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp.
- Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Kết quả từ Bảng 4 cho thấy tỷ lệ hạt chắc dao động trong khoảng và trung bình là 68,73% với độ biến động CV=8,87%.
- suất cao còn tùy thuộc vào 03 thành phần năng suất đã nêu trên..
- 3.3.2 Năng suất thực tế (tấn/ha).
- Năng suất là kết quả của quá trình sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong suốt chu kỳ sống.
- Năng suất của một giống được quyết định bởi yếu tố di truyền, đồng thời chịu sự chi phối, tác động của điều kiện ngoại cảnh.
- Kết quả thống kê từ Bảng 4 cho thấy năng suất (lúa khô) trung bình trên các giống lúa biến thiên từ tấn/ha), trung bình trên các giống là 5,90 tấn/ha với độ biến động CV=15,87%.
- Giống D158 cho năng suất cao nhất (8 tấn/ha) và khác biệt ý nghĩa mức 5% so với đối chứng OM5451, kế đến là giống MTL480 có năng suất đạt (6,68 tấn/ha).
- Hai giống này cho năng suất cao là do sự đóng góp của các thành phần năng suất có phần vượt trội.
- Đây là 02 giống lúa tiềm năng cho năng suất cao trên vùng đất phèn..
- 3.4 Phẩm chất gạo 3.4.1 Tỷ lệ xay chà.
- thiết bị và hệ thống xay chà có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ xay xát và tỷ lệ gạo thành phẩm..
- Kết quả Bảng 5 cho thấy tỷ lệ gạo lức biến thiên từ thấp nhất là giống D268 và cao nhất là giống OM359.
- Tỷ lệ gạo trắng biến thiên từ trong đó giống OM359 đạt tỷ lệ cao nhất.
- Tỷ lệ gạo nguyên biến thiên từ và cao nhất vẫn là giống OM359.
- Như vậy, giống OM359 có tỷ lệ xay chà cao nhất trong bộ giống lúa thí nghiệm..
- Kết quả Bảng 5 cho thấy các giống có chiều.
- dài hạt từ (6,0-7,1 mm), giống đối chứng OM5451 có chiều dài được đánh giá là rất dài theo tiêu chuẩn của IRRI (2013), các giống còn lại được đánh giá ở mức gạo dài..
- Về hình dạng hạt gạo ở hầu hết các giống đều có hình dạng thon dài theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI (2013), đây là dạng được ưa chuộng và dễ tiêu thụ trên thị trường trong nước và thế giới.
- Giống OM359 được đánh giá có hình dạng trung bình, nhưng tỷ lệ xay chà cao hơn các giống còn lại, điều này nói lên những giống có hình dạng thon dài thì cần chú ý hơn trong khâu xay xát nhằm hạn chế tỷ lệ gạo bể..
- Bảng 5: Tỷ lệ xay chà, chiều dài và hình dạng hạt gạo.
- TT Tên giống Tỷ lệ xay chà.
- Ghi chú: D/R: tỷ lệ dài/rộng hạt gạo (mm) 3.4.3 Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose.
- Bạc bụng là phần đục của hạt gạo, khi nấu sẽ biến mất mà không gây ảnh hưởng đến mùi vị cơm, tuy nhiên nó làm giảm cấp gạo và tỷ lệ xay xát.
- Bảng 6: Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose.
- TT Tên giống Tỷ lệ bạc bụng theo cấp.
- Kết quả (Bảng 6) cho thấy tỷ lệ bạc bụng trên hầu hết các giống biểu hiện ở mức độ thấp biến thiên từ (0-10.
- những vết bạc bụng to trên 20% thì được đánh giá ở (cấp 9) theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI (2013), với mức độ biểu hiện ở cấp độ này trên hầu hết các giống đều rất thấp biến thiên từ (0-7.
- Nhìn chung, trên hầu hết các giống lúa có tỷ lệ bạc bụng thấp đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, thuận lợi cho việc tiêu thụ trong và ngoài nước..
- Ngược lại gạo có hàm lượng amylose thấp khi nấu ít nở, cơm mềm và dẻo, phần lớn các quốc gia trồng lúa thích loại gạo có hàm lượng amylose trung bình, ngoại trừ các giống lúa thuộc nhóm Japonica thường có hàm lượng amylose thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
- Kết quả từ Bảng 6 cho thấy trên hầu hết các giống hàm lượng amylose biến thiên từ được đánh giá ở mức độ thấp thuộc loại gạo dẻo, đặc biệt giống D253 được đánh giá ở mức rất dẻo (11,07.
- Với hàm lượng amylose trên thì hầu hết các giống lúa đáp ứng được phần lớn thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước..
- 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 KẾT LUẬN.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định giống lúa MTL480 và D158 có thời gian sinh trưởng ngắn 101-104 ngày (lúa cấy) phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ tại địa phương, thích nghi phèn tốt (cấp 1), kháng rầy nâu và đạo ôn (cấp 1), cho năng suất cao (lúa khô đạt 6,7-8,0 tấn/ha), hạt gạo thon dài, ít bạc bụng, gạo dẻo, mềm cơm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng..
- Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng khá nặng nề, kế thừa từ các nghiên cứu thử nghiệm trước đây và hiện tại trên các mùa vụ khác nhau, giống lúa MTL480 sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất phèn Hòa.
- An, kháng rầy nâu và đạo ôn, phẩm chất gạo tốt, cho năng suất cao và ổn định, đề nghị phổ triển giống lúa MTL480 cho sản xuất lúa trên vùng đất phèn tại Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL có điều kiện tương tự..
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa..
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa..
- Giáo trình cây lúa