« Home « Kết quả tìm kiếm

CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Các giống lúa mới có khả năng thích ứng với vùng đất phèn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất lúa tại các vùng đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chọn lọc giống lúa chống chịu phèn là một tiến trình liên tục từ định hướng tổ hợp lai tạo, thanh lọc chọn giống và khảo nghiệm đánh giá thích nghi trên vùng bị ảnh hưởng phèn.
- Hai tổ hợp lai tạo MTL156/Khaohom (L318), MTL241// MTL142/ Tẻ Thơm (L353) có số dòng lúa tốt được chọn lọc nhiều trên vùng đất phèn.
- Các yếu tố thành phần năng suất như số bông/m 2 , số hạt chắc/bông biến động mạnh do bị ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
- Kết quả nghiên cứu đã chọn lọc được 2 giống lúa mới có thích nghi tốt và cho năng suất cao trên vùng đất nhiễm phèn là MTL480, MTL844..
- Cây lúa chủ yếu trồng trên vùng phù sa được tạo nên bởi các nhánh sông lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và không chịu bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, nhưng một số vùng trồng lúa chịu ảnh hưởng đất phèn và có độ acid trung bình đến thấp trên lớp đất mặt với pH 2,5 - 4,0.
- phèn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất lúa tại các vùng đất phèn ở ĐBSCL.
- Đề tài nghiên cứu tuyển chọn các giống lúa mới chống chịu phèn được thực hiện từ năm 2010 đến 2013 nhằm chọn ra những giống lúa mới có năng suất cao và ổn định trên vùng đất phèn ở ĐBSCL..
- Bảng 1: Các tổ hợp lai định hướng chống chịu điều kiện bất lợi giai đoạn 2006-2010.
- Tổ hợp Cha mẹ Mục tiêu chọn lọc.
- L274 Tẻ Thơm/OM1723 Năng suất, chống chịu phèn, ngắn ngày L318 MTL156/Khaohom Năng suất, chống chịu phèn, ngắn ngày.
- L342 MTL233/AS996 Ngắn ngày, chống chịu phèn, phẩm chất.
- L347 IR50404/MTL142//Jasmine85 Ngắn ngày, năng suất cao.
- L348 IR50404/MTL142//MTL241 Ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu phèn L349 MTL241//IR50404/MTL142 Ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu phèn L350 IR50404/MTL142//MTL241 Ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu phèn L351 MTL156/MTL250//MTL241 Ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu phèn L353 MTL241// MTL142/ Tẻ Thơm Ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu phèn L356 Jasmine85//IR56279/VD10 Năng suất cao, gạo thơm, chống chịu phèn L361 Jasmine85//IR50404/MTL142 Năng suất cao, gạo thơm, chống chịu phèn.
- 2.2 Khảo nghiệm đánh giá tính thích nghi và giá trị canh tác của các giống.
- Các thí nghiệm khảo nghiệm giống được thực hiện ở 4 địa điểm gồm An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng..
- Bảng 2: Đặc điểm đất và mùa vụ sản xuất tại các điểm khảo nghiệm Điểm thí.
- An Giang Đất phèn hoạt động nông 4.7 Sulfaquepts 2.
- Tiền Giang Đất phèn đã cải tạo, lệ thuộc mưa,.
- Hậu Giang Đất phèn nặng đang cải tạo 3.5 Typic Sulfaquepts, umbric.
- Sóc Trăng Đất phèn có nhiễm mặn 6.5 Typic Ustroquepts salic.
- 2.2.2 Bố trí thí nghiệm.
- Các giống lúa được khảo nghiệm ở hai vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu tại các địa điểm theo Quy phạm Khảo nghiệm giống lúa (10 TCN Bộ NN&PTNT).
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
- diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m 2 (5 m x 2 m), mật độ.
- Giống lúa đối chứng sử dụng AS996 và OM6677;.
- trong đó AS996 là giống chuẩn chống chịu đối với vùng đất phèn.
- OM6677 là giống lúa chống chịu phèn trung bình, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt..
- Đánh giá tính chống chịu của các giống lúa với đất phèn sắt theo tiêu chuẩn IRRI (1997) được thực.
- Bảng 4: Tính chống chịu phèn sắt của cây lúa (IRRI, 1997).
- Cấp Mô tả đặc tính Đánh giá.
- Phân tích phương sai gộp nhiều điểm và sử dụng phép thử so sánh Duncan để đánh giá sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm..
- Phân tích tính ổn định năng suất và tương tác kiểu gen-môi trường bằng mô hình AMMI (Additive Main Effects and Multiplicative Interaction Model)..
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Tổ hợp lai và các dòng lúa chịu phèn thử nghiệm.
- Từ các tổ hợp lúa lai tạo được định hướng chống chịu phèn mặn, đưa vào chọn lọc các dòng phân ly giai đoạn 2006-2010 đã chọn ra 118 dòng thích nghi trên vùng đất phèn (Bảng 4).
- Tổ hợp L318 (MTL156/Khaohom) có 37 dòng kháng phèn được chọn lọc.
- Đây là nguồn vật liệu rất phong phú cho công tác khảo nghiệm giống trên vùng đất khó khăn..
- Bảng 5: Số lượng dòng lúa* chống chịu phèn chọn lọc từ năm 2006 đến 2010 Tổ hợp lai Số dòng lúa chọn lọc qua các năm (dòng).
- Tỷ lệ chọn lọc.
- Hình 1: Tỷ lệ các dòng lúa chọn từ các tổ hợp lai chịu phèn được chọn đưa vào khảo nghiệm năm 2006-2010.
- 3.1.1 Khảo nghiệm năng suất và đánh giá tính thích nghi bộ giống lúa chịu phèn triển vọng năm 2013.
- Tổng số giống lúa khảo nghiệm trong giai đoạn 2006-2010 là 197 giống trong đó giống lúa tuyển chọn tính chống chịu phèn chiếm 73,6% (Bảng 6)..
- Bảng 6: Các giống lúa** được đưa vào khảo nghiệm so sánh năm 2006-2010.
- Năm Số giống khảo nghiệm Tỷ lệ giống chịu phèn.
- Giống chịu phèn.
- Chú thích: giống lúa** được chọn từ các dòng thuần quan sát, được đặt tên giống và khảo nghiệm nhiều điểm tại ĐBSCL.
- từ một dòng phân ly có thể chọn 1-3 dòng thuần khác dạng để khảo nghiệm và đặt tên giống.
- Từ các kết quả khảo nghiệm qua 5 năm từ một bộ giống lúa chống chịu phèn 20 giống được chọn lọc cho khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2012-2013 và 22 giống trong vụ Hè Thu 2013.
- Các dòng/giống lúa triển vọng được đánh giá khảo nghiệm năng suất với bộ giống lúa chọn lọc tại các điểm nghiên cứu tại ĐBSCL.
- Các thí nghiệm khảo nghiệm giống thực hiện trong hai vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013..
- Bộ giống lúa với 20 giống được khảo nghiệm đánh giá trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại 3 địa điểm Tiền Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng.
- Kết quả đánh giá đặc tính thời gian sinh trưởng và chống chịu phèn trên đồng của các giống cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn thay đổi từ 92 đến 97 ngày và phù hợp với điều kiện canh tác tại ĐBSCL.
- Kết quả cho thấy các giống lúa thể hiện tính chống chịu phèn tốt là MTL480, MTL837, MTL839, MTL840, MTL844, MTL848 (Bảng 7)..
- Bảng 7: Thời gian sinh trưởng, đặc tính chống chịu phèn, rầy nâu và đạo ôn các giống khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013.
- Các giống lúa có tính chống chịu phèn tốt có khả năng nở chồi tốt và cho số bông /m 2 ở giai đoạn thu hoạch.
- Kết quả phân tích trung bình 3 điểm thí nghiệm cho thấy hầu hết các giống lúa có số bông lớn hơn 300 bông/m 2 .
- Tuy nhiên, phân tích chỉ số thích nghi và ổn định cho thấy yếu tố môi trường tác động rất mạnh lên số bông/m 2 của các giống lúa thí nghiệm.
- Giống lúa có số bông/m 2 ổn định qua các điểm thí nghiệm là MTL849 và MTL850.
- các giống MTL480, MTL836, MTL844, MTL845, MTL847 có khả năng phát triển tốt trên vùng đất phèn và có số bông/m 2 cao.
- Đặc tính số hạt chắc/bông của các giống lúa chịu ảnh hưởng rất lớn từ ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
- môi trường thí nghiệm là MTL838, MTL841, MTL851 và MTL852.
- các giống MTL480, MTL836, MTL845, MTL848 và AS996 thích nghi trên vùng đất phèn và cho số hạt chắc/bông cao (Bảng 8)..
- Kết quả so sánh năng suất các giống lúa thí nghiệm cho thấy các giống có năng suất cao hơn 6,5 tấn/ha và tương đương giống AS996 là MTL480, MTL844.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên năng suất của các giống thí nghiệm cho thấy các giống năng suất cao, phù hợp cho vùng canh tác bị ảnh hưởng phèn là MTL480, MTL837, MTL839, MTL840, MTL844.
- Bảng 8: Tính ổn định và thích nghi của thành phần năng suất bộ giống ở ba điểm thí nghiệm mùa vụ Đông Xuân 2012-2013.
- Trung bình .
- Bảng 9: Năng suất của các giống lúa chịu phèn vụ Đông Xuân 2012-2013 tại 3 điểm (tấn/ha).
- 3.1.3 Vụ mùa Hè Thu 2013.
- Vụ mùa Hè Thu là vụ cây lúa sản xuất trong vùng phèn chịu ảnh hưởng của ngộ độc phèn sắt nặng vào đầu vụ và sẽ ảnh hưởng lên khả năng nảy chồi tạo bông và năng suất hạt.
- Kết quả thí nghiệm vụ Hè Thu 2013 cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 94 đến 103 ngày và phù hợp với cơ cấu mùa vụ sản xuất trong vùng.
- Kết quả đánh giá tính chống chịu phèn của các giống cho thấy giống lúa có tính chống chịu phèn tốt trong vụ Hè Thu là MTL480, MTL840, MTL844, MTL845, MTL846, MTL874, MTL878, OM6677.
- Các giống lúa chống chịu phèn kém bị các độc chất đất gây ngộ độc trong quá trình sinh trưởng nên dễ bị nhiễm các bệnh đốm nâu, đạo ôn.
- tuy nhiên kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn trên lá của các giống cho thấy các giống đều kháng tốt với bệnh..
- Đánh giá tính gây hại của rầy nâu đối với các giống cho thấy hầu hết các giống kháng với rầy nâu trừ giống MTL837, MTL845, MTL847 hơi nhiễm với rầy nâu (Bảng 7)..
- Số bông/m 2 của các giống là yếu tố chịu tác động mạnh khi trồng trên vùng đất phèn.
- Kết quả phân tích tại Bảng 7 cho thấy hầu hết các giống lúa trong vụ Hè Thu có số bông/m 2 nhỏ hơn 300 bông và số bông/m 2 biên động nhiều do ảnh hưởng của môi trường.
- Hai giống MTL838 và OM6677 có số bông/m 2 cao trong thí nghiệm nhưng không ổn định.
- Giống lúa MTL840 và MTL846 là hai giống lúa chịu phèn tốt và có số bông/m 2 ổn định qua các điểm thí nghiệm.
- Số hạt chắc/bông của giống lúa là một yếu tố thành phần năng suất chịu tác động mạnh của môi trường, đặc biệt khi canh tác trong điều kiện bất lợi.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy số hạt chắc/bông trung bình của các giống thấp hơn mùa vụ Đông Xuân và biến động nhiều (từ 53 hạt/bông đến 76 hạt/bông).
- Hai giống lúa MTL840 và OM6677 có số hạt chắc/bông thấp hơn trung bình nhưng ổn định qua các môi trường thí nghiệm (Bảng 10)..
- Bảng 10: Tính ổn định và thích nghi của thành phần năng suất bộ giống ở bốn điểm thí nghiệm vụ mùa Hè Thu 2013.
- Đặc tính trọng lượng hạt của giống lúa do yếu tố di truyền quyết định và ít chịu tác động của điều kiện môi trường.
- Kết quả phân tích tại Bảng 7 cho thấy trọng lượng hạt của các giống lúa canh tác trong điều kiện ảnh hưởng phèn vẫn chịu tác động và không ổn định qua các điểm thí nghiệm.
- Các giống lúa MTL836, MTL846, MTL872, MTL874 là giống có trọng lượng hạt không ổn định.
- Trọng lượng hạt là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, nên các giống lúa trồng trên vùng đất phèn có trọng lượng hạt cao sẽ góp phần làm tăng năng suất.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa thích nghi trên vùng đất phèn và có trọng lượng hạt lớn là MTL480, MTL838, MTL841, MTL845, MTL851, MTL875 và OM6677..
- Năng suất trung bình các giống lúa trong vụ mùa Hè Thu 2013 thấp hơn vụ mùa Đông Xuân 2012-2013.
- Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lên năng suất các giống lúa trồng trên vùng ảnh hưởng phèn rất rõ rệt.
- Các giống lúa chống chịu phèn MTL480, MTL844, MTL845 và MTL877 có năng suất cao tương đương giống AS996 và cao hơn năng suất trung bình.
- Kết quả phân tích tính thích nghi và ổn định cho thấy các giống trên phù hợp cho việc trồng lúa trên vùng đất phèn (Bảng 11).
- Phân tích giảng đồ AMMI về năng suất cho thấy giống lúa MTL845 và OM6677 có tính thích nghi rộng cho các điểm và năng suất ổn định (Hình 3)..
- Bảng 11: Năng suất của các giống lúa chịu phèn vụ Hè Thu 2013 tại 4 điểm (tấn/ha).
- Hình 3: Giản đồ AMMI về tính thích nghi của các giống lúa vụ Hè Thu 2013.
- Kết quả chọn tạo giống lúa ngắn ngày cho Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008-2009.
- Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa MTL480 ở Đồng.
- Báo cáo công nhận giống lúa sản xuất thử MTL480 năm 2013..
- Chọn tạo giống lúa chất lượng cao cho Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2008