« Home « Kết quả tìm kiếm

CHỐNG LẠM PHÁT BÂY GIỜ VẪN LÀ ƯU TIÊN SỐ MỘT CỦA VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Bài này được viết và công bố từ đầu năm 2008 với tiêu đề “Chống lạm phát bây giờ là ưu tiên số 1 của Việt Nam”.
- Đến nay, do có những quan điểm mới cho rằng đã xuất hiện một số dấu hiệu suy giảm kinh tế, nên cần thay đổi thứ tự ưu tiên, cụ thể là thay “ưu tiên kiềm chế lạm phát” bằng “tiếp tục kiềm chế lạm phát”.
- đi đôi với “chủ động ngăn ngừa suy giảm” kinh tế (Tuổi trẻ .
- Theo chúng tôi, nếu làm theo đề xuất chính sách trên đây là quá sớm, nếu không muốn nói là vội vàng, vì thế chúng tôi xin viết lại bài này với tiêu đề mới chỉ bổ sung thêm một chữ “vẫn”, do vậy tiêu đề mới của bài viết sẽ là: “Chống lạm phát bây giờ vẫn là ưu tiên số 1 của Việt Nam”..
- Trong cả hai giai đoạn này, lạm phát luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách và chiến lược phát triển, nhất là trong những thời điểm khi lạm phát dâng cao như nửa cuối thập kỷ 1970 - nửa đầu thập kỷ 1980 và từ năm 2007 đến nay.
- Để góp phần vào việc tìm hiểu thực trạng và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam trong hai giai đoạn trên đây, tác giả bài viết sẽ tập trung phân tích và so sánh những nét tương đồng và khác biệt về tính chất, mức độ và nguyên nhân lạm phát, các biện pháp chống lạm phát và tác động của những biện pháp này ở Việt Nam trong các thời kỳ trước và từ khi Đổi mới..
- Ngoài ra, trong bài viết, tác giả cũng lựa chọn và nêu ra một số kinh nghiệm mang tính phổ biến trên thế giới về lạm phát và chống lạm phát, làm cơ sở cho việc tham khảo, so sánh và liên hệ với tình hình thực tế đã và đang diễn ra tại Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng và thực thi những chính sách và biện pháp chống lạm phát ở Việt Nam không chỉ phản ánh những đặc điểm riêng của Việt Nam, mà còn có phần tiếp cận với những giải pháp mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường thế giới..
- Tính chất, mức độ và tác động của lạm phát.
- Tuy cùng là lạm phát, nhưng các cuộc lạm phát có những tính chất, mức độ và tác động khác nhau.
- Nếu như trước thời kỳ Đổi mới, lạm phát ở Việt Nam là lạm phát trong khủng hoảng, thì hiện nay đó là lạm phát trong tăng trưởng kinh tế.
- Trước Đổi mới, do lạm phát trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, hầu hết các tác nhân gây ra lạm phát đều bắt nguồn từ những yếu kém của nền kinh tế và của hệ thống quản lý, vì thế gần như 100% tác động của lạm phát là có hại, cách thức chống lạm phát đòi hỏi phải căn bản, triệt để và đồng bộ, kể cả phải đổi mới hệ thống quản lý từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, sang cơ chế thị trường..
- Ngày nay, do lạm phát diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng tương đối cao, nên các yếu tố, đặc điểm và tác động của lạm phát không hoàn toàn giống nhau, cũng không theo một chiều, nên cách thức chống lạm phát cũng không đồng loạt một chiều mà cần được định ra tuỳ theo tính chất và đặc điểm của mỗi loại nguyên căn.
- Lạm phát hiện nay có 4 đặc điểm chính là:.
- Lạm phát diễn ra trong thể trạng nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển, nhưng vẫn còn non trẻ, chưa đủ độ trưởng thành, mà đã tăng trưởng nóng, giống như một đứa trẻ mới lớn đã bị sốt nóng, tuy có khả năng hồi phục nhanh, nhưng sức chịu đựng yếu ớt, dễ bị tổn thương trước cơn sốc lạm phát cao, do đó nếu không có phác đồ điều trị thận trọng, chu đáo, thì không những không thể chữa khỏi bệnh, mà còn có thể làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí biến tướng thành bệnh khác nặng nề và nguy hiểm hơn..
- Lạm phát diễn ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cao, tổng giá trị ngoại thương năm 2007 tương đương 140% tổng GDP, đến giữa năm 2008 tăng lên 160%, một nguồn ngoại tệ lớn đổ vào nền kinh tế thông qua xuất khẩu, đầu tư, viện trợ, kiều hối, du lịch.
- Lạm phát diễn ra do tăng trưởng đầu tư mạnh.
- Về mặt này, lạm phát diễn ra theo hai hướng trái chiều nhau, một mặt lạm phát là kết quả của một sự tăng trưởng.
- đầu tư phát triển bình thường, vì thế lạm phát là lành mạnh.
- mặt khác, lạm phát là do một lượng lớn đầu tư kém hiệu quả gây ra, nhất là các xí nghiệp quốc doanh và các dự án được bao cấp lớn, nhưng kém sinh lợi do đầu tư dàn trải, đầu tư lâu mà không được đưa vào sản xuất - kinh doanh, do thua lỗ hoặc hiệu quả thấp..
- Một đặc điểm nữa rất đáng quan tâm, nhưng ít được nhắc đến, là mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Hiện tượng này thường xảy ra mang tính chu kỳ khoảng 10 đến 20 năm một lần, theo đó lạm phát thường tăng cao vào những thời điểm khi nền kinh tế thế giới, khu vực hoặc quốc gia rơi vào khủng hoảng hay có dấu hiệu khủng hoảng.
- Lạm phát lần này không nằm ngoài xu hướng chung đó.
- Nhìn lại quá trình phát triển 20 năm qua, người ta thấy đối với nền kinh tế thế giới và châu Á, lạm phát và khủng hoảng đã từng diễn ra trong các năm nay tái diễn từ cuối năm 2007, có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn và có nhiều khả năng kéo dài đến hết năm 2010.
- đối với Việt Nam cũng vậy, lạm phát siêu cao và cao cùng với khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đã từng diễn ra và kéo dài suốt hai thập kỷ, từ cuối những năm 1970 đến giữa những năm 1990, sau đó giảm xuống một chữ số trong một thập kỷ, nay lại bùng phát, năm 2008 có thể tăng lên mức 24%.
- Thực tế này đòi hỏi phải xem xét vấn đề lạm phát trong mối quan hệ hai mặt: một mặt, không thể chỉ xem xét lạm phát với tư cách một vấn đề khu biệt riêng bản thân nó, mà cần xem xét nó trong bối cảnh chung của các chu kỳ kinh tế - xã hội.
- mặt khác, khi thấy nền kinh tế - xã hội có dấu hiệu hoặc xu hướng tiến triển tốt đẹp thì không nên quá lạc quan, say sưa với những thành tích đã đạt được, phê duyệt quá nhiều dự án đầu tư lớn đầy tham vọng và dàn trải, kém khả năng thực thi, quên mất những hạn chế lớn và cơ bản của một nền kinh tế vào loại kém phát triển nhất thế giới, từ đó thiếu cảnh giác, đề phòng, thiếu dự báo và thiếu việc chuẩn bị phương án khắc phục lạm phát, vì tuy vào một thời điểm nhất định tình hình kinh tế - xã hội và lạm phát đã được cải thiện, nhưng lạm phát và khủng hoảng luôn như những căn bệnh âm ỉ, những hiểm họa tiềm ẩn, chỉ một hai chục năm sau, khi có môi trường thuận lợi là ngay lập tức bung ra, nổi lên gây hấn, từ lạm phát có thể dẫn đến khủng hoảng, và ngược lại, khủng hoảng làm cho lạm phát trở nên trầm trọng hơn, khó chữa hơn..
- Từ những đặc điểm trên có thể thấy lạm phát hiện nay ở Việt Nam mang tính chất nửa tốt, nửa xấu, cái chúng ta cần chống chính là chống cái nửa xấu của lạm phát, trong khi vẫn cần tiếp tục thúc đẩy các mặt tốt của tăng trưởng kinh tế..
- Xét mức độ, từ năm 1976 đến nay lạm phát ở Việt Nam dâng lên cao nhất vào những năm cuối thập niên 1970 - đầu thập niên 1980 với mức đỉnh điểm khoảng 800%/năm.
- mới năm 1986, nhờ những nỗ lực phi thường, Việt Nam đã hạ được mức lạm phát xuống một chữ số từ nửa cuối thập niên 1990 cho đến năm 2006.
- Trong thời kỳ này có lúc lạm phát đã chuyển từ cực nọ sang cực kia, năm 2000 đã chuyển thành giảm phát với mức tăng giá âm 0,6%.
- Đến năm 2007 lạm phát dâng trở lại mức hai chữ số, ước tính có thể lên đến 24 - 25% năm 2008 và có xu hướng tiếp tục duy trì ở mức hai chữ số đến năm 2010 nếu chúng ta không có những giải pháp hữu hiệu để một lần nữa kéo lạm phát xuống mức một chữ số..
- Những động thái trên đây cho thấy rõ một số đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam trong các thời kỳ trước và sau Đổi mới.
- Thứ nhất, lạm phát ở Việt Nam trong hơn 30 năm qua thay đổi rất thất thường, một số năm đã được cải thiện, nhưng không bền vững, số năm lạm phát tăng từ hai đến ba chữ số chiếm 2/3 số thời gian, số năm một chữ số chỉ chiếm khoảng 1/3 thời gian, có năm rớt xuống mức âm (Bảng 1)..
- Lạm phát ở Việt Nam trước và từ khi Đổi mới.
- Thứ hai, trong thời kỳ trước và đầu những năm Đổi mới, lạm phát ở nước ta nhanh đến mức “phi mã” ba chữ số.
- Không những thế, lạm phát còn nằm trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, tệ kế hoạch, quan liêu, bao cấp nặng nề, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa kém lại vừa bị hạn chế do chính sách kém mở cửa của ta và do bị Mỹ bao vây, cấm vận, làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng.
- Hiện nay, lạm phát tuy cao, nhưng mới ở mức hai chữ số.
- Hơn nữa, lạm phát diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng cao, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng rộng mở, những cơ hội về sản xuất, tiêu dùng, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài đều tăng, mặc dù bên cạnh đó nền kinh tế đang phải chịu không ít thách thức và áp lực do mức tăng cao của giá dầu, giá lương thực và tình trạng thiếu hụt cán cân ngoại thương ngày càng lớn.
- Vì thế, xét về mức độ, lạm phát từ năm 2007 đến nay không trầm trọng bằng lạm phát trong thời kỳ cuối thập niên 1970 - đầu thập niên 1980.
- Hơn nữa, 1/2 mức lạm phát lần này có xuất xứ từ mức tăng trưởng kinh tế nhanh và mức tăng đầu tư cao, đây là những yếu tố thường diễn ra trong các nền kinh tế đang phát triển thực hiện chuyển đổi và đạt mức tăng trưởng cao.
- tượng này đã từng diễn ra trong các nền kinh tế mới công nghiệp hoá trước đây ở châu Á và Mỹ Latinh, tuy có gây khó khăn, nhưng một số nước đã tìm ra những giải pháp hữu hiệu, khắc phục được tình trạng lạm phát cao trong một vài năm..
- Mặc dù vậy, lạm phát lần này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế, gây lo ngại lớn cho cả các cấp hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cho dân thường, nhất là những người có việc làm bấp bênh và thu nhập thấp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ để hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm vượt qua thách thức, không chỉ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mà cần đảm bảo một sự tăng trưởng lâu dài, bền vững..
- Nguyên nhân lạm phát.
- Trước và trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới, những nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát “phi mã” gồm có (1) Nguồn cung tiền mặt quá cao, phần lớn do in nhiều tiền để tung ra thị trường mà không đủ hàng hoá đối ứng.
- Hiện nay, nguyên nhân lạm phát có phần giống thời kỳ trước, nhưng cũng có những điểm khác biệt.
- Hai điểm giống nhau chủ yếu là lượng tiền đổ vào lưu thông trong cả hai thời kỳ đều tăng mạnh và lãi suất tiền gửi ngân hàng đều âm so với lạm phát..
- Cái khác trước hết là lượng tiền đổ vào lưu thông trước đây hầu hết là do in tiền giấy để tung ra thị trường mà không có hàng hoá đối ứng, còn lạm phát hiện nay phần lớn là do tăng các nguồn tiền đầu tư kinh doanh.
- Không những thế, do mở cửa, hội nhập mạnh, nền kinh tế còn đón nhận một lượng lớn ngoại tệ đổ vào trong khi khả năng hấp thụ của chúng ta còn kém.
- Đây chính là một trong những yếu tố lớn nhất tích dần thành “kinh tế bong bóng”, gây ra lạm phát đầu tư..
- Một số người tỏ ra rất phấn khích vì theo họ đây là dấu hiệu phản ánh độ tin cậy của thị trường và nền kinh tế Việt Nam.
- Nhưng mặt khác, rất nhiều người tỏ ra lo lắng vì thấy có hàng loạt “nút cổ chai” hạn chế tính khả thi của số vốn đăng ký ồ ạt này, như sự hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao, tình trạng giải phóng mặt bằng chậm, tốc độ lạm phát cao, giá USD ngày càng giảm, chưa kể không ít trường hợp công ty đăng ký đầu tư không có năng lực thực hiện dự án....
- Trong thực tế, mức giải ngân rất chậm so với mức đăng ký và rất có thể khi thị trường có nhiều biến động bất lợi thì các công ty đầu tư nước ngoài có thể chạy vốn, dẫn đến tình trạng “vỡ bong bóng”, và nếu điều đó xảy ra thì lần này khủng hoảng tài chính - tiền tệ sẽ gắn liền với lạm phát ngựa phi, làm cho tình hình càng trở nên trầm trọng và khó cứu vãn hơn..
- Thứ ba, mức độ âm của lãi suất tiền gửi ngân hàng so với lạm phát lần trước cao hơn nhiều so với lần này.
- Lần trước lạm phát cao gấp hơn 10 lần lãi suất tiền gửi, lần này chỉ gấp rưỡi (năm 2007, lạm phát 12,6%, lãi suất tiền gửi là 8%;.
- 10 tháng đầu năm 2008, lạm phát khoảng 24%, lãi suất tiền gửi khoảng 16%)..
- Thứ tư, biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam so với đồng đôla Mỹ quy định ở mức 2% là thấp hơn so với mức 5% của thời kỳ chống lạm phát trước đây, nhưng so với mức lạm phát hiện nay cũng thấp hơn trước và trong bối cảnh có một lượng ngoại tệ lớn lưu thông trên thị trường, mà phần lớn là đồng đôla Mỹ đang mất giá, thì mức quy định mới này là tương đối hợp lý.
- Thứ sáu, nhìn tổng thể, những bằng chứng trên đây cho thấy căn nguyên của lạm phát lần này không trầm trọng và không khó chữa bằng lần trước, vậy mà lần trước đã chữa được, lần này hy vọng cũng sẽ có thể chữa được.
- Giải pháp chống lạm phát.
- Thông thường những loại giải pháp chống lạm phát tương đối phổ biến mà các nước hay áp dụng là giảm lượng cung ứng tiền mặt, áp dụng chế độ lãi suất dương và thực thi các chính sách, biện pháp khắc khổ, nhất là các biện pháp thắt chặt tiền tệ.
- Gần đây, để khắc phục tình trạng lạm phát tác động bất lợi nhất đối với các tầng lớp dân thường, nhất là những người bị mất việc làm, thất nghiệp, thu nhập thấp và dân nghèo, một số nước đã áp dụng chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ cho những người thuộc diện bị thiệt hại nhiều nhất này.
- Trong thời kỳ trước và đầu Đổi mới, các biện pháp chống lạm phát chủ yếu mà Việt Nam đã thực hiện tập trung vào những việc làm cụ thể sau đây.
- Đây là biện pháp có sức hút lớn đối với nguồn tiền gửi, khiến chỉ trong một thời gian ngắn đã có một lượng tiền lớn được gửi vào ngân hàng, vơi hẳn nguồn tiền trôi nổi trong lưu thông, nhanh chóng hạ nhiệt cơn sốt lạm phát..
- Về mặt chính sách, đầu năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và yêu cầu các bộ ngành thực hiện một “rổ” hay “cả gói” 5 loại biện pháp chống lạm phát chính sau đây:.
- 3 - Tập trung phát triển sản xuất, dịch vụ, cân đối cung cầu hàng hoá, coi đây là giải pháp gốc để kiềm chế lạm phát.
- Biện pháp này đích thực đã đi ngược lại với chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm sớm giảm bớt lượng tiền mặt lớn đang lưu hành trên thị trường, vì thế tuy một mặt nó góp phần kéo lãi suất trên thị trường liên ngân hàng từ 30 - 35% xuống 20 - 25%, nhưng mặt khác nó đã gây ra một tâm lý rất không an tâm vì tiền tăng sẽ tiếp tục đẩy lạm phát lên cao.
- Nếu so với mức lạm phát bình quân năm 2007 là 12,6%, mức lạm phát trong tháng 1 và 2 năm 2008 ước tính tương đương khoảng 14 - 15%/năm, thì rõ ràng lãi suất này chưa đạt được mức “không”, nói gì đến dương!.
- Các tháng sau đó lãi suất tiền gửi đã tăng thêm, nhưng luôn luôn đi sau và thấp hơn mức lạm phát.
- Chẳng hạn khi lạm phát tăng lên 15% (tháng 3) thì mức lãi suất được quy định là 11%, khi lạm phát dâng lên 25% (tháng 5) thì mức lãi suất cơ bản được nâng lên 12% với biên độ.
- 50%, tối đa là 18%, luôn âm so với lạm phát..
- Mức tăng lãi suất tiền gửi tuy đã thu hút thêm số người gửi tiền vào ngân hàng, nhưng chưa đủ để thu lại hầu hết lượng tiền lớn đã tung ra trong các năm trước đó, vì thế về căn bản chưa ngăn chặn được lạm phát cao..
- Điều này chứng tỏ giải pháp lãi suất dương không chỉ mang lại kết quả cao trong thời kỳ chống lạm phát “phi mã” những năm cuối thập kỷ 1970 - đầu thập kỷ 1980, mà còn có tác động rất tích cực cả đối với thời kỳ chống lạm phát cao hiện nay, vì thế giải pháp này cần được thực hiện một cách tích cực.
- Nếu tỷ lệ lãi suất được nâng lên mức dương 1 - 2% thì chắc chắn số người gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sẽ còn tăng hơn nhiều, lượng tiền trôi nổi trong thị trường tự do sẽ giảm mạnh, kéo theo lạm phát giảm nhanh và mạnh..
- Từ những chủ trương đến thực tế thực thi chính sách trên đây có thể thấy rõ rằng các loại biện pháp đã và đang được áp dụng tuy mang lại một số kết quả đáng ghi nhận, lạm phát tháng 10/2008 có giảm chút ít, nhưng ước tính mức tăng giá tiêu dùng cả năm 2008 vẫn cao, khoảng 24 - 25%, gấp đôi so với mức 12,6%.
- chưa có liệu pháp mạnh, chưa hoặc ít đả động tới các khoản đầu tư lãng phí, kém sinh lợi, thậm chí còn đi ngược lại với những đòi hỏi của thực tế, do đó chưa bình ổn được giá cả, nhất là giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và giá xăng dầu là những loại mặt hàng chiếm tới 40% tổng giá trị của rổ hàng hoá được tính, vì thế không những không sớm đạt được mục tiêu bình ổn vĩ mô, cắt cơn lạm phát, mà trái lại còn có chiều hướng để lạm phát dây dưa, kéo dài..
- Muốn cắt cơn và nhanh chóng chấm dứt căn bệnh lạm phát trầm trọng đang gây tổn hại lớn cho đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, cần có những liệu pháp mạnh hơn và căn bản hơn, trọng tâm là những loại biện pháp cốt yếu sau đây:.
- Nâng lãi suất tiền gửi lên mức cao hơn tỷ lệ lạm phát ít nhất từ 1 đến 2%..
- Đây là biện pháp quan trọng nhất, vì nó có khả năng tác động mạnh nhất tới việc thu hút nguồn tiền lớn nhất đang lưu hành trên thị trường, nguồn tiền này là tác nhân chính gây ra tình trạng lạm phát hiện nay.
- Thực hiện theo giải pháp này có nghĩa là, nếu thực tế lạm phát 9 tháng đầu năm 2008 là 21%/năm, thì lãi suất tiền gửi phải được nâng lên mức 22 - 23%/năm để nhanh chóng rút bớt một lượng lớn tiền mặt đang lưu hành trong lưu thông, giảm bớt áp lực lạm phát.
- Đó là một bằng chứng cho thấy rõ rằng không thể quá kỳ vọng muốn tiếp tục giữ mức tăng trưởng kinh tế cao trong khi lạm phát trong nước đang hướng tới 30% (RFA và nền kinh tế thế giới thì đang giảm dần mức tăng trưởng, đồng nghĩa với giảm thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
- Sự giảm sút mức tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 7% xuống 4 - 5%/năm thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm càng cho thấy việc xây dựng kế hoạch phát triển phải thận trọng và thực tế hơn.
- Tình thế nan giải lúc này không cho phép chúng ta chạy theo tham vọng, mà phải lựa chọn một phương án thiết thực sao cho vừa khắc phục được tình trạng lạm phát cao, vừa đạt được một mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, hướng tới bền vững, ổn định vĩ mô và tạo đà cho sự tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo..
- Nghĩa là, muốn ngăn chặn được tình trạng lạm phát cao như hiện nay, chúng ta phải thực hiện 5 loại liệu pháp mạnh nêu trên và phải chấp nhận giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế xuống 1 - 2%, đồng thời nhanh chóng kéo lạm phát xuống tương đương mức tăng trưởng kinh tế.
- Nếu giảm tăng trưởng kinh tế 1 - 2% mà khôi phục được tỷ lệ lạm phát ở mức một chữ số như trong thời kỳ một chục năm trước 2007 thì nền kinh tế sẽ lành mạnh hơn so với tăng trưởng kinh tế thêm 1 - 2% mà để lạm phát tăng lên mức hai chữ số như các năm và có thể kéo dài thêm vài năm nữa..
- Ưu tiên số 1 bây giờ rõ ràng không phải là tăng trưởng cao, mà vẫn là chống lạm phát cao.
- Vì lạm phát cao và kéo dài không những triệt tiêu tăng trưởng, mà nguy hiểm hơn, nó còn là tác nhân chính bơm căng, xé rách và cuối cùng làm nổ tung cái.
- Muốn tăng trưởng cao và bền vững thì điều kiện tiên quyết là không thể để lạm phát tiếp tục kéo dài và ngày càng trầm trọng..
- Chủ động phòng ngừa suy giảm kinh tế.
- Đây là một giải pháp cần thiết để ứng phó với tình hình mới có một số dấu hiệu giảm phát đang hình thành ở trong và ngoài nước, nhưng không vì thế mà vội bỏ ưu tiên chống lạm phát để chuyển sang tập trung cho chống suy giảm kinh tế như một số ý kiến mới bắt đầu đề xuất từ tháng 11 năm 2008..
- [1] Bộ Công thương - Thông tin công nghiệp, Diễn đàn Doanh nghiệp Lạm phát ở Việt Nam - nguyên nhân và giải pháp..
- [2] Báo Dân trí, “Lạm phát năm 2007 do vốn “ngoại.
- [4] Báo Nhân dân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững;.
- 16/4/2008: Góp phần tìm giải pháp kiềm chế lạm phát, tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
- [5] Báo Thanh niên, “Lạm phát năm 2007 lên tới 12,6.
- [6] Báo Tin tức, “Lạm phát đạt mức kỷ lục trong 10 năm qua .
- [7] Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp, Tài liệu hội thảo, 3/2008..
- [8] Tuổi trẻ, các ngày các bài: “Lạm phát năm 2007: Ly nước quá đầy ắt phải tràn”.
- “Năm nhóm giải pháp chống lạm phát”.
- “Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á: Lạm phát Việt Nam sẽ giảm xuống 7-8.
- và các bài của tháng Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát .
- “Có dấu hiệu của suy giảm kinh tế