« Home « Kết quả tìm kiếm

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành


Tóm tắt Xem thử

- CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy thấy được chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của dân làng Xô-man.
- Văn học Việt Nam giai đoạn đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
- Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm..
- Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học?.
- Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng.
- chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện như thế nào trong truyện ngắn?.
- Về tác giả: Tác giả Nguyễn Trung Thành đã gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa.
- Tác phẩm của ông mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu..
- Về hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Rừng xà nu (1965 ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống..
- Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở những nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược:.
- Tnú là người con của làng Xô-man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “Đảng còn thì núi nước này còn.
- Lời cụ Mết.
- Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam.
- Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt..
- Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống.
- Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người..
- Mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm:.
- Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô-man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù.
- Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật, mà còn thể hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất của cả cộng đồng:.
- Họ đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu.
- Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt:.
- Dân làng Xô-man như rừng cây xà nu mặc dù “Trong rừng hàng vạn cây, không cây nào không bị thương”, nhưng vẫn “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, một cây ngã xuống thì bốn năm cây con mọc lên.
- Mai hi sinh thì Dít vươn lên thay thế, Heng như cây xà nu non hứa hẹn trở thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh.
- Tầng tầng, lớp lớp những người dân Xô-man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo vệ quê hương đất nước mình..
- Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng..
- Về chất sử thi trong truyện ngắn: Góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng..
- phản ánh được chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng - Đề tài: cuộc chiến đấu của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược..
- Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ..
- Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh..
- Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng..
- Truyện ngắn là hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước.
- Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo..
- Đề bài: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Gợi ý làm bài:.
- Và Việt Nam ta tự hào với hàng tre hiên ngang, thẳng tắp.
- Nhưng đâu chỉ có cây tre, trên mỗi miền quê hương chúng ta lại có rặng dừa xanh ở Nam Bộ, có hương nhãn lồng xứ Bắc và Tây Nguyên, tự hào biết bao với rừng xà nu kiêu hãnh trong những trang văn của Nguyễn Trung Thành.
- Có thể nói, viết về rừng xà nu, viết về buôn làng Xô-man với lớp lớp thế hệ nối tiếp, toàn bộ truyện ngắn đã tỏa sáng lung linh, hào hùng, chủ nghĩa anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ..
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn văn học là một thành tựu nổi bật hơn cả.
- Đó là sự kết tinh và phát huy cao nhất của chủ nghĩa yêu nước, được làm nên bởi sức mạnh của cộng đồng từ những cá nhân sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, chói ngời lí tưởng thời đại và hy sinh hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc.
- Nhưng tác phẩm âm vang chủ nghĩa anh hùng cách mạng thường thấm đẫm chất sử thi – là bài ca hùng tráng về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong khói lửa.
- Văn xuôi Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước có rất nhiều những tác phẩm thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng như: Hòn Đất – Anh Đức, Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi và Rừng Xà Nu là một trong những tác phẩm như thế..
- Truyện ngắn được viết vào đầu mùa hè năm 1965 khi Nguyễn Trung Thành đang tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở chiến trường liên khu V nóng bỏng.
- Ra đời trong hoàn cảnh sôi nổi, quyết liệt ấy, tác phẩm với chất sử thi đậm đà ngân vang lên bản anh hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp hào hùng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đồng bào Xô-man nói riêng và của nhân dân Tây Nguyên thời đại chống Mỹ nói chung..
- Và chủ nghĩa anh hùng cách mạng không thể làm nên chỉ bằng một vài cá nhân đơn lẻ mà nó được đo bằng thước đo của một tập thể, một cộng đồng.
- Với ngòi bút sắc sảo, bám sát hiện thực đời sống Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã tái hiện một cách chân thực bức tranh toàn cảnh về tập thể anh hùng Xô-man… trong bức tranh ấy có người già và trẻ nhỏ, có đàn ông và đàn bà, có thanh niên và phụ nữ, có người đã ngã xuống và có cả những người hiện tại đang sống mà in hằn những vết thương tích trên cơ thể.
- Nhưng tất cả con người ấy đều.
- Câu chuyện về tập thể anh hùng làng Xô-man, được cụ thể kể lại cho con cháu trong đêm làng đón Tnú về thăm làng đã đưa ta trở về những ngày tháng thương đau đen tối ở Tây Nguyên.
- Ngọn soi của chúng chẳng từ một ai nhưng những mối nguy hiểm ấy không ngăn nổi bước chân của buôn làng đến với cách mạng.
- Người dân Tây Nguyên hay cụ thể đó là tập thể làng Xô-man vẫn luôn luôn tự hào “năm năm, chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết ở núi rừng này.
- Để làm nên niềm tự hào ấy quả thực không phải chuyện dễ dàng, đã có biết bao con người của cộng đồng ấy phải ngã xuống để bảo vệ cách mạng.
- Như vậy chỉ qua một vài chi tiết từ lời kể của cụ Mết nhưng đã khắc ghi trong bản anh hùng ca ấy một thanh âm tuyệt đẹp..
- Chính từ trang thử thách đau thương ấy, mà tất cả những con người Tây Nguyên – không kể lứa tuổi, gái trai chói ngời lên ý chí bất khuất và sự trung thành, sắc son với cách mạng như lời cụ Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”..
- Nhưng có lẽ chỉ khi đặt cộng đồng làng Xô-man vào cái đêm định mệnh, khó khăn nhất của buôn làng mới thấy hết được vẻ đẹp hào hùng của dân tộc, minh chứng làm sáng tỏ quy luật của đời sống, một chân lí lịch sử: “tức nước ắt vỡ bờ”, “có áp bức tất yếu có đấu tranh.
- Chính trong bối cảnh bao trùm một bầu không khí ngột ngạt, nóng bỏng ấy, đồng bào Xô-man không chịu gục ngã mà trỗi dậy phi thường như những cây xà nu “Tnú thét một tiếng”, tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.
- Một tập thể anh hùng với lí tưởng cao cả, hành động phi thường – những con người ấy đã viết lên bản anh hùng ca hùng tráng..
- Họ đi qua một cuộc hành trình đau thương để cuối cùng mạnh mẽ vươn mình trỗi dậy, chiến đấu và chiến thắng.
- Cũng bởi vậy, khi nhìn vào bức tranh của tập thể anh hùng của làng Xô-man chúng ta nhận thấy một nét tương đồng, hòa nhập diệu kì giữa những con người ấy đó là một trái tim tha thiết yêu quê hương và ý chí kiên cường, họ có khác nào những cây xà nu để lớp lớp nối tiếp thành: “Rừng xà nu” “cứ thế mấy năm nay, ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho buôn làng”..
- Nhưng có bông hoa nào không đẹp vì từng mảnh cánh hoa nhỏ bé? Có những tuyệt tác nào mà không được làm nên từ những chi tiết sắc sảo? Cũng vậy! để làm nên một tập thể anh hùng phải là những cá nhân anh hùng như Nguyễn Trung Thành đã nhấn mạnh rằng “Chủ nghĩa anh hùng ấy được nở hoa và kết tinh trong những nhân vật tiêu biểu, các đại diện của từng thế hệ Rừng xà nu đã phản ánh chân thực một thời kì lịch sử đau thương hào hùng với.
- nhiều thế hệ nối tiếp nhau từ Cụ Mết đến Tnú, Mai và tương lai là Dứ, Heng… những người ưu tú của thời đại đã làm nên lịch sử dân tộc, tỏa sáng trên vũ đài lịch sử – bất khuất với chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Và đầu tiên cũng giống như chú Năm trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi hiện lên là người của thế hệ trước tựa như cuốn biên niên lịch sử thì “Rừng xà nu” có cụ Mết .
- Trong tập thể anh hùng của làng Xô Man, cụ Mết là biểu tượng cho lịch sử, cho truyền thống hào hùng của con người Tây Nguyên.
- Hiện lên trong tác phẩm tựa như pho sử sống của làng Xô Man, bất khuất, hiên ngang, kiên cường..
- Con người ấy đã chứng kiến những sự kiện đau thương mà bất khuất của làng Xô-man, nhưng sự kiện ấy đã được cụ Mết kể lại cho làng nghe mái nhà ưng hằng đêm bên bếp lửa bằng một giọng điệu trầm hùng như lời của nước non truyền cho thế hệ hôm nay và cả mai sau, ngọn lửa không bao giờ nguội tắt về tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do.
- Vẻ đẹp anh hùng của pho sử sống làng Xô-man được đo bằng thước đo của sự già dặn nhưng kinh nghiệm quý báu.
- Cụ Mết không khỏi xúc động, tự hào.
- Qua lời cụ Mết ta thấy một Tây Nguyên có: “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất núi rừng này đấy, con ạ!” có “những cánh từng xà nu chạy tít tắp đến tận chân trời” với sức sống mãnh liệt: “đạn đại bác không giết nổi chúng”.
- Song, có lẽ tự hào nhất Tây Nguyên, cụ thể là buôn làng Xô-man đó là những con người thật trắng trong, ngay thẳng và dũng cảm” “nó đấy, nó là người Strá, cha mẹ nó chết rám, làng Xô-man này nuôi nó..
- Và có lẽ đẹp nhất là hình ảnh cụ Mết trong cái đêm “Đồng Khởi” của dân làng Xô-man, người đọc làm sao có thể quên được tiếng nói âm vang như lời truyền “hịch” của một vị thủ lĩnh.
- Vậy là bức chân dung đầu tiên trong tập thể anh hùng làng Xô-man đã hiện lên với đầy đủ những phẩm chất của một người đi trước.
- Cụ Mết tựa như một viên gạch nối giữa truyền thống anh hùng của Tây Nguyên từ ngày xưa cho đến hiện tại.
- Là một người giữ lấy ngọn lửa của tinh thần dũng cảm quật cường truyền đến cho ngôi nhà trong buôn làng Xô Man.
- Cụ thể đã trở thành một điểm tựa tinh thần để những cây xà nu con như Tnú như Mai tiếp nối và “lao thẳng lên bầu trời” rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng..
- Hình ảnh của những nhân vật trong truyện đã góp phần hoàn thiện bài ca hào hùng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đem lại cho người đọc niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ..
- Đến em thơ cũng hoá thành những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ