« Home « Kết quả tìm kiếm

Chủ nghĩa tự do mới: bối cảnh và khung khổ cho một vài điều chỉnh mới


Tóm tắt Xem thử

- Chủ nghĩa tự do mới trong nhiều thập kỷ qua kể từ đầu những năm 70 đã trở thành chủ thuyết dẫn dắt và định hướng phát triển cho nền kinh tế thế giới nói chung.
- Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế bùng nổ trên quy mô toàn cầu từ cuối năm 2007 dường như đã báo hiệu một giai đoạn thoái trào của chủ thuyết này.
- Học thuyết kinh tế của Keynes với kinh nghiệm giải cứu nhanh chóng nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng đã quay trở lại và nổi lên như một sự thay thế tất yếu.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự “thoái trào” của chủ nghĩa tự do mới.
- Cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ đã lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu, đẩy hầu hết các quốc gia trên thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính – suy giảm kinh tế nghiêm trọng.
- Cả thế giới đang phải nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng này, nhưng những dự báo gần đây do nhiều tổ chức quốc tế đưa ra cho thấy, kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực.
- Cuộc khủng hoảng toàn cầu trầm trọng này dẫn tới sự cần thiết phải xem xét lại một cách nghiêm túc các lý thuyết kinh tế hiện hành:.
- Phạm Tất Thắng, Khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và biện pháp ứng phó của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, ngày .
- Điều này đã dẫn đến sự hưng thịnh của các học thuyết kinh tế được gọi là cổ điển mới hay chủ nghĩa tự do mới.
- Đó là các trào lưu như kinh tế học trọng cung, chủ nghĩa trọng tiền, kinh tế thị trường xã hội Đức, trường phái REM hay mô hình kinh tế tư bản tự do Anglo-Saxon (học thuyết Reagan - Thatcher).
- Không thể phủ nhận rằng, dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa tự do mới, thế giới đã có một giai đoạn phát triển kinh tế khá thành công, nhất là trong mấy thập kỷ gần đây.
- Niềm tin quá mức của các nhà kinh tế theo chủ thuyết tự do mới đã đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ rơi vào khủng hoảng tài chính.
- Từ giữa năm 2007, tổng số nợ thế chấp trên thị trường tài chính Mỹ đã lên tới 11.000 tỷ USD, chiếm 25% tổng dư nợ của nền kinh tế 3 .
- Từ thị trường tài chính Mỹ, khủng hoảng kinh tế đã lan ra toàn cầu và đẩy nền kinh tế các nước vào cơn suy thoái nghiêm trọng.
- Khi cố gắng tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này, nhiều nhà kinh tế đã nhanh chóng nhận thấy những tác nhân trực diện của nó.
- Trần Hữu Dũng, Về kinh nghiệm phát triển: Đọc Rodrik và Chang, hai kẻ nghi ngờ, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số 1/ 2009..
- 3 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- 4 Hiền Thư, Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, ngày .
- kém của hệ thống tài chính – ngân hàng các nước trước sự lấn lướt của xu thế toàn cầu hoá kinh tế..
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì thế đã nổ ra và chính thức đánh dấu giai đoạn thoái trào của chủ nghĩa tự do mới.
- Trước sự thoái trào này, thế giới sẽ phải khẩn trương tìm kiếm một mô hình lý thuyết mới để chỉ dẫn nền kinh tế hiện thực nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và phát triển bền vững.
- Nhìn từ phương diện logic và lịch sử, nhiều dấu hiệu cho thấy một xu thế mới trong lý thuyết phát triển kinh tế đang hình thành..
- Học thuyết Keynes và sứ mạng giải cứu nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
- Trước bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu mà chủ nghĩa tự do mới bị cho là tác nhân chính, thế giới đang có một sự điều chỉnh cấu trúc theo hướng tái lập sự cân bằng giữa nhà nước và thị trường trong việc điều hành nền kinh tế.
- Vì thế, nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên thế giới đã rất kỳ vọng vào việc vận dụng và phát triển các nguyên tắc của Keynes trong điều kiện hiện nay.
- Kinh tế học suy thoái, theo như cách gọi của P.Krugman, đã quay trở lại.
- Quả thực, trong thời gian vừa qua, sự sụp đổ của các nền kinh tế tự do kiểu mới, cùng với chủ nghĩa thị trường tự điều tiết của nó đã làm hồi sinh học thuyết kinh tế của Keynes..
- Dựa vào lý thuyết của Keynes (hộp 1), chính phủ các nước đã tung ra một loạt các biện pháp kích cầu, nhất là các gói tài chính nhằm giải cứu nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
- 5 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- Hộp 1 - Sơ lược về học thuyết kinh tế của Keynes 7.
- Cuộc khủng hoảng sản xuất thừa vào những năm 1929-1933 bùng nổ ở Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của các nước tư bản tưởng chừng như đang trên đà phát triển vững chắc.
- Cuộc khủng hoảng này đã phá vỡ các quan niệm vốn đã và đang thống trị của các nhà kinh tế phái Cổ điển và phái Tân cổ điển cho rằng nền kinh tế tư bản hoạt động theo cơ chế tự cân bằng.
- Lúc này xuất hiện lý thuyết kinh tế của nhà kinh tế học người Anh: John Maynard Keynes..
- Với biện pháp kích cầu như vậy, nền kinh tế thế giới bước đầu đã ngăn chặn được đà suy giảm tăng trưởng.
- Từ các dấu hiệu lạc quan trên, có thể nói các nguyên lý của học thuyết Keynes đã phát tác trên thực tiễn cho dù dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn còn yếu ớt..
- Nguy cơ đình - lạm của kinh tế thế giới do lượng tiền cung ra quá lớn trên toàn cầu không phải là không thể xảy ra như đã từng xảy ra trước đó 8.
- Chủ nghĩa Keynes chủ yếu là một công cụ nhằm phục hồi các nền kinh tế quốc gia..
- Các tập đoàn đa quốc gia có thể có lợi, nhưng tác động theo cấp số nhân đối với các nền kinh tế quốc gia có thể rất hạn chế.
- Nhưng số phận của các nền kinh tế này lại khó được quan tâm.
- Đồng thời về ngắn hạn, sự can thiệp sâu hơn, chặt chẽ hơn của nhà nước quốc gia vào nền kinh tế sẽ mâu thuẫn quá trình toàn cầu hóa – tự do hóa và trong một chừng mực nhất định, cản trở quá trình hình thành các thể chế kinh tế toàn cầu 9 .
- theo đó, kinh tế thị trường theo hướng tự do hóa sẽ bị cản trở.
- Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch sẽ lại tái hiện và trở thành lực cản đối với logic phát triển của các nền kinh tế hiện đại 10 .
- Rõ ràng chỉ mình Keynes là chưa đủ và thế giới dường như đang vượt xa ngưỡng của một cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Vì thế, cuối cùng, câu hỏi đặt ra là lý thuyết nào sẽ dẫn dắt nền kinh tế thế giới trong tiến trình phát triển tới đây sau khi vượt qua cơn nguy kịch(?)..
- Sức mạnh phá huỷ - sáng tạo của cuộc khủng hoảng đã xé toang các giới hạn lý thuyết chật hẹp và mặc nhiên lộng hành trong mọi ngõ ngách của nền kinh tế thế giới.
- 8 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- 9 Paul Kruman, Sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2008, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2009..
- 10 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- Từ nguyên tắc này, hai vấn đề cần được xem xét lại là: i) Mục tiêu phát triển của nền kinh tế thế giới là gì?.
- ii) Nền kinh tế này đang nằm trong trạng thái và xu thế phát triển nào? Hai vấn đề này sẽ tạo lập thành khung khổ mà khó có lý thuyết kinh tế nào có thể bỏ qua được..
- Vấn đề thứ nhất: mục tiêu phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Khi mà nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, các mô hình lý thuyết chưa được định hình rõ nét, chủ nghĩa tự do mới đang giằng co với trường phái Keynes thì việc nhìn nhận lại trục mục tiêu phát triển có ảnh hưởng tích cực trong việc gợi mở và định hướng các lý thuyết kinh tế..
- Rõ ràng, người ta đã quá chủ trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà quên đi mục tiêu phát triển đích thực.
- Thực trạng trên đây khiến người ta phải đặt lại con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển thay vì tập trung tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế rõ ràng phải hướng trực diện tới mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện và bền vững..
- Ý nghĩa này cũng đồng nghĩa với việc, chủ thuyết tự do nói chung sẽ tiếp tục giữ vị trí thống trị trong sứ mệnh dẫn dắt nền kinh tế thế giới.
- 13 Một số vấn đề về toàn cầu hoá, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, ngày .
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã làm cho chủ nghĩa tự do mới bộc lộ những bất cập của nó.
- Do đó, nhận diện xu thế phát triển của nền nền kinh tế thế giới hiện nay trở thành vấn đề quan trọng để các lý thuyết (tự do kinh tế) tiếp cận và hình thành..
- Vấn đề thứ hai: xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Hiện nay, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức được coi là hai xu hướng chủ đạo và tất yếu của nền kinh tế thế giới.
- Ở đây không có điểm gì mới khác biệt vì nhiều phân tích đã cho thấy, tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới đương nhiên sẽ phải định hướng sát với hai xu thế nổi bật này.
- Trên thị trường tự do toàn cầu, các chủ thể kinh tế có cơ hội và năng lực mở rộng khả năng lựa chọn hơn, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy.
- Đây là quá trình phát triển tất yếu, vì vậy hình thành trong môi trường này sẽ là chủ thuyết tự do với tư cách là chủ thuyết phản ánh và dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.
- Tuy nhiên, như nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo, những kết quả tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế thế giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa rất dễ tạo nên một thứ “men say thị trường tự do” với sự can dự ít hơn của nhà nước vào nền kinh tế trong nhiều quốc gia.
- Thực tế, chính với thứ men say này, nền kinh tế thế giới vừa qua đã bị trao đảo.
- Vì vậy, trong khuôn khổ tự do toàn cầu, thị trường toàn cầu, nền kinh tế thế giới cần phải có các công cụ điều tiết, công cụ giám sát mang tính chất toàn cầu..
- Liên kết kinh tế xuyên quốc gia và liên quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh.
- Cuộc giải cứu nền kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua vì thế cũng phải dựa vào sự đồng thuận lớn và chưa từng xẩy ra của cộng đồng thế giới.
- Cả thế giới đã cùng nỗ lực giải cứu nền kinh tế với số tiền chi ra lên tới hàng ngàn tỷ.
- i) Các thể chế toàn cầu và khu vực nào có năng lực điều chỉnh, phối hợp liên kết kinh tế quốc tế;.
- Sự can thiệp quá mức của nhà nước có thể sẽ dẫn đến những rủi ro đạo đức hay méo mó trong việc phân bổ nguồn lực trong chừng mực của nền kinh tế thị trường.
- 15 GS.TS Đỗ Hoài Nam, Một số lý thuyết kinh tế và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tạp chí Cộng sản, số 19 năm 2009..
- 16 Hiền Thư, Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, ngày .
- Nhật Vy, Một số dấu mốc của khủng hoảng kinh tế 2008, Vietnamnet .
- Xu hướng này sẽ là một động lực phát triển rất mạnh, thậm chí mạnh nhất của kinh tế thế giới trong những thập niên tới.
- Nó có tác dụng làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu thị trường toàn cầu, mở ra những cơ hội và lựa chọn mới cho các nền kinh tế.
- Các chủ thuyết tự do phải bám sát, phản ánh và dẫn dắt kịp thời sự phát triển của nền kinh tế tri thức này.
- Hiện nay, nền kinh tế tri thức mới manh nha hình thành.
- Việc tối ưu hoá các nguồn lực khan hiếm do vậy vẫn là ưu tiên của các lý thuyết kinh tế học trong thời đại công nghiệp.
- 17 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- 18 Nguyễn Trần Bạt, Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009, chungta.com, ngày 9/01/2009..
- Chính vì vậy, nền kinh tế bong bóng rất dễ hình thành và xì hơi như thế giới từng phải hứng chịu trong cơn khủng hoảng vừa qua.
- Trên đây là một số khía cạnh cụ thể có thể sử dụng làm khuôn khổ bước đầu hình cho chủ thuyết tự do tiếp tục sứ mạng điều hành nền kinh tế phát triển ổn định vì mục tiêu phát triển con người trong cấu trúc tương tác với thể chế nhà nước.
- Những bất cập của chủ nghĩa tự do mới đã góp phần chính yếu đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế trầm trọng.
- Trong bối cảnh này, học thuyết kinh tế của Keynes đã quay lại như một chủ thuyết có thể nhanh chóng giải cứu nền kinh tế thế giới.
- Tuy nhiên, nhiều lập luận cho thấy học thuyết kinh tế của Keynes chưa thể thay thế chủ nghĩa tự do trong việc tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế phát triển.
- Sứ mệnh điều tiết nền kinh tế trong bối cảnh mới sẽ vẫn thuộc về chủ thuyết tự do.
- Tuy nhiên, sau Cổ điển thì tư tưởng tự do kinh tế không chỉ tồn tại và phát triển ở lý thuyết Tân cổ điển.
- Đó là chủ nghĩa tự do mới, được hình thành và phát triển dưới hình thức là các trường phái Trọng cung, Trọng tiền ở Mỹ, hay Kinh tế thị trường xã hội ở Đức....
- Như vậy, mức cung tiền tệ có ảnh hưởng quyết định đến tình trạng của nền kinh tế.
- Do đó, nhà nước không nên can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.
- Nếu cần thiết phải điều chỉnh khi nền kinh tế thì chỉ áp dụng chính sách tiền tệ, chủ yếu là điều chỉnh khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông..
- Trường phái Kinh tế thị trường xã hội Đức: Sau Thế chiến II, nước Đức bị chia cắt và suy thoái về kinh tế.
- Theo chủ nghĩa tự do kinh tế mới của Đức, mô hình nền kinh tế thị trường xã hội phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:.
- 19 Hội thảo khoa học: “Một số lý thuyết chính trên thế giới hiện nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,” Hội đồng Lý luận Trung ương, Hà Nội, 8/2009..
- Trường phái Trọng cung: Trong suốt thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế Mỹ bị lâm vào suy thoái, lạm phát và thất nghiệp cao.
- Những người trọng cung cho rằng nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả ở trong nước và cả trên thị trường quốc tế nằm ngay trong chính sách kinh tế tiền tệ - tín dụng của Nhà nước Mỹ.
- Do đó, muốn nền kinh tế Mỹ thoát khỏi trạng thái bế tắc, nhà nước cần hoạch định các chính sách kinh tế của mình dựa trên lý thuyết trọng cung..
- Thứ nhất: thị trường là hệ thống hữu hiệu nhất để định hướng các yếu tố sản xuất vào các ngành kinh tế một cách tối ưu.