« Home « Kết quả tìm kiếm

Chủ thể trần thuật trong hồi ký cách mạng Việt Nam 1945- 1975


Tóm tắt Xem thử

- CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ CÁCH MẠNG VIỆT NAM Lê Thị Nhiên.
- Tự sự học, chủ thể trần thuật, hồi ký cách mạng.
- Bài viết xác định mục đích tìm hiểu vai trò của chủ thể trần thuật, đặc điểm và biểu hiện của các loại chủ thể trần thuật trong hồi ký cách mạng Việt Nam từ góc nhìn tự sự học.
- Trên cơ sở đó, bài viết đi sâu khảo sát đặc điểm, khẳng định vai trò quan trọng của chủ thể trần thuật nhân chứng, loại chủ thể chính trong hồi ký.
- Ngoài ra, các loại chủ thể sử quan như chủ thể hàm ẩn và chủ thể ngôi thứ ba cũng có vai trò đáng chú ý trong việc tạo nên phương thức tự sự đa dạng của hồi ký cách mạng Việt Nam..
- Chủ thể trần thuật trong hồi ký cách mạng Việt Nam 1945- 1975.
- Trong đó, nghệ thuật trần thuật được xem là một nhánh của Thi pháp học (hiểu theo nghĩa hẹp) và là một bộ phận của Tự sự học.
- Cấu trúc của trần thuật bao gồm nhiều phương diện như người trần thuật, cốt truyện, ngôn ngữ trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật… Mỗi phương diện có những yêu cầu riêng trong sự hợp thành chỉnh thể thể loại tự sự..
- Trong tiến trình văn học Việt Nam, hồi ký đạt nhiều thành tựu vào thập niên 60 của thế kỷ 20 và.
- Từ thập niên 90 đến nay, hồi ký lại tiếp tục có những thành tựu mới trên văn đàn.
- Hồi ký giai đoạn này là hồi tưởng của những nhà văn về cuộc đời cầm bút và ký ức của những tướng lĩnh về một thời gắn bó với chiến trường, xông pha qua nhiều trận mạc.
- Hồi ký là một thể loại văn học được phân chia thành nhiều tiểu loại.
- So với các thể loại văn học hư cấu, hồi ký cách mạng đã phản ánh quá trình hoạt động, đấu tranh cũng như tâm tư, nguyện vọng của những người cách mạng một cách chân thực và sâu sắc bởi chính những người trong cuộc.
- Khi các cuộc vận động sáng tác về lực lượng vũ trang diễn ra vào thập niên 60 của thế kỷ XX, rất nhiều hồi ký.
- Nghiên cứu chủ thể trần thuật trong hồi ký cách mạng giai đoạn chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa cảm quan lịch sử và cảm quan nghệ thuật được thể hiện trong sự lựa chọn con người và sự kiện phản ánh, sự lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn… Không chỉ vậy, nghiên cứu vấn đề này, chúng ta còn tìm thấy mối quan hệ giữa các lý thuyết văn học với các thể loại văn học cụ thể..
- Nghệ thuật trần thuật đã được khảo sát nhiều trên các thể loại hư cấu nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Vì vậy, đối với thể loại phi hư cấu như hồi ký cách mạng, sự biểu hiện của các khía cạnh trong nghệ thuật trần thuật cần phải được xem xét ở những góc độ và chiều hướng riêng trong sự phân biệt với các thể loại khác..
- Lý thuyết tự sự học đã chỉ ra sự phức tạp trong khái niệm người trần thuật.
- Người trần thuật có thể là một sự hóa thân của tác giả thành “tác giả hàm ẩn”, có thể là hóa thân của nhân vật nhưng cũng có khi không là ai cả, bởi vì, “người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể” (Trần Đình Sử, 2004).
- Chủ thể trần thuật là nhân tố quan trọng trong nghệ thuật trần thuật, kiến tạo nên quá trình trần thuật trong tác phẩm..
- Việc xác định dấu ấn của người trần thuật chủ yếu dựa vào ngôi trần thuật.
- Khi xuất hiện ở ngôi kể thứ nhất, người trần thuật bộc lộ mình nhiều hơn, tham gia trực tiếp vào các quá trình của câu chuyện.
- Người trần thuật ngôi thứ nhất thường xuất hiện trong các thể loại ký, tiểu thuyết – hồi ký, tiểu thuyết – tự truyện (thể loại tiểu thuyết trong đó nhân vật chính, cũng là người kể chuyện, nhớ và kể lại cuộc đời mình trong quá khứ.
- Trong khi đó, ngôi kể thứ ba làm cho người trần thuật gần như hoàn toàn ẩn thân, thậm chí là “vô nhân xưng”..
- 2 CÁC LOẠI CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
- 2.1.1 Chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất – vai trò nhân chứng.
- Đối với thể loại phi hư cấu nói chung, hồi ký cách mạng nói riêng, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất với vai trò nhân chứng chính là mã nghệ thuật khi xác định diễn ngôn thể loại.
- Chủ thể trần thuật nhân chứng thường xuất hiện với vai trò người dẫn chuyện hoặc nhân vật xưng “tôi”.
- Trong hồi ký cách mạng, chúng tôi xem xét chủ thể trần thuật nhân chứng biểu hiện ở hai dạng.
- Chính vì vậy, chủ thể trần thuật nhân chứng là người có khả năng bao quát các vấn đề và soi chiếu các vấn đề trên phương diện..
- Với vai trò này, chủ thể trần thuật là người chịu trách nhiệm trước người đọc về tính chân thực của những điều đã kể.
- Trong hồi ký Bất khuất, Nguyễn Đức Thuận là chủ thể trần thuật đồng thời cũng là chiến sĩ cách mạng trực tiếp tham gia quá trình đấu tranh.
- Trong các hồi ký Nhật ký một chặng đường của Lê Tùng Sơn, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Chúng tôi vượt ngục của Nguyễn Tạo, Bác Hồ ở Pác-Bó của Lê Quảng Ba, Ánh sáng đây rồi của Nông Văn Lạc, các hồi ký của Trần Huy Liệu… chủ thể trần thuật đều là chủ thể trần thuật nhân chứng.
- Chính vì chủ thể trần thuật xuất hiện với vai trò nhân chứng nên nhân vật và sự kiện trong hồi ký cách mạng được trần thuật một cách tương đối chính xác.
- Hồi ký cách mạng được xem là thể loại ký tự sự, trong đó, người kể lấy sự kiện lịch sử làm cơ sở cho câu chuyện.
- Người trần thuật xuất hiện với tư cách nhân vật chính trong câu chuyện, kể lại những sự kiện xảy ra với mình, những người có liên quan đến mình.
- Trong hồi ký Nhân dân ta rất anh hùng, Hoàng Quốc Việt kể:.
- Mở đầu hồi ký Bước qua đầu thù, Trần Hữu Dực kể:.
- Người kể chuyện trong hồi ký Bước đầu theo Đảng đã nêu rõ từ lời nói đầu: “Tôi có ý ghi lại trong tập hồi ký này tâm.
- Các chủ thể đã xác định tư cách nhân chứng của mình và sự khả tín của thông tin ngay khi bắt đầu kể lại những sự kiện và con người trong hồi ký..
- Khi trần thuật với vai trò này, tính chính xác và độ tin cậy của thông tin được đảm bảo bởi chính.
- Tình hình trong và ngoài nước trong đại chiến thế giới lần thứ hai, những hoạt động diễn ra trong xà lim án chém,… đều do chính chủ thể trần thuật là Phạm Hùng đã trải qua và hồi nhớ.
- Trong hồi ký Nhân dân ta rất anh hùng, tác giả Hoàng Quốc Việt đã bày tỏ cảm xúc chân thành của mình: “Nhắc lại chuyện ngày xưa, tôi lại nhớ đến cả một thời nô lệ, tất cả bao nỗi cay đắng, nhục nhằn của một người dân mất nước, mối thâm thù quân cướp nước”.
- Trong hồi ký cách mạng, người trần thuật đã kể về câu chuyện của chính cuộc đời mình trong thời gian hoạt động cách mạng và những tấm gương đồng chí đồng đội bằng tình cảm vẹn nguyên và sâu đậm..
- Quá trình một đời người – một đời cách mạng – một đời thơ của Tố Hữu được chính ông ghi lại trong hồi ký Nhớ lại một thời.
- Ngoài ra, chủ thể nhân chứng trong hồi ký cách mạng còn xuất hiện để lý giải những vấn.
- Đối với thể loại trần thuật phi hư cấu như hồi ký cách mạng, chủ thể trần thuật nhân chứng xuất hiện phổ biến.
- Bởi vì, tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo có sự phối hợp trong hồi ký cách mạng.
- Sự hư cấu chủ yếu thể hiện ở việc tổ chức trần thuật.
- Các hồi ký của Trần Huy Liệu thường gây ấn tượng và tạo sức hút ngay từ cách lựa chọn chi tiết và lời giới thiệu mở đầu.
- Bên cạnh đó, Trần Huy Liệu thường chia hồi ký thành nhiều phần gắn liền với sự kiện chính được kể.
- Chủ thể trần thuật có thể lựa chọn kể theo trình tự tuyến tính hay đảo trình tự thời gian, gây ấn tượng về sự trôi chảy của thời gian cũng như tình cảm sâu sắc trong lòng mình về những điều được kể trong hồi ký.
- nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố hư cấu trong quá trình trần thuật để làm nổi bật hiện thực: “Chỉ những người rất mực ngây thơ mới nghĩ rằng hư cấu là kẻ thù của hiện thực.
- Như vậy, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất với vai trò nhân chứng là kiểu chủ thể trần thuật phổ biến trong hồi ký cách mạng.
- Bằng kinh nghiệm lịch sử, sự từng trải và vốn sống cách mạng của mình, chủ thể trần thuật nhân chứng đã cung cấp những tư liệu lịch sử quan trọng, chính xác.
- Đồng thời, trong quá trình hồi tưởng, chủ thể nhân chứng đã thể hiện vai trò của mình trong sự chi phối nhất định đối với nhân vật và sự kiện thông qua việc lựa chọn, sắp xếp và tổ chức trần thuật..
- 2.1.2 Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba và chủ thể trần thuật ẩn – vai trò sử quan.
- Bên cạnh chủ thể trần thuật nhân chứng, trong hồi ký cách mạng, chủ thể trần thuật sử quan xuất hiện khá phổ biến.
- Chủ thể trần thuật sử quan có thể được xem là một chủ thể trung gian, không phải là một nhân vật trong truyện kể cũng không phải là bản thân tác giả.
- Theo đó, người kể sử quan không chỉ có khả năng tổ chức trần thuật mà còn có thể lý giải, phân tích, bình luận về các sự kiện được kể một cách khách quan, chính chắn bằng sự tri nhận cụ thể..
- Trong hồi ký cách mạng Việt Nam, có một kiểu chủ thể trần thuật đặc biệt, đó là người ghi hồi ký..
- Ở một số quốc gia, hồi ký của các nhà cách mạng hay các tướng lĩnh khi đến với người đọc không thấy đề tên người ghi chép mà chỉ có tác giả duy nhất là người kể chuyện.
- Tuy nhiên, người ghi của các hồi ký cách mạng Việt Nam được công nhận như tác giả đồng sáng tạo..
- Trong hồi ký cách mạng, người kể không chỉ kể về những gì mình đã chứng kiến, tham gia, người kể còn lựa chọn để kể lại những chuyện đã được nghe nhằm khẳng định hay khai thác sâu sắc hiện thực.
- Khi lồng ghép những câu chuyện được nghe người khác kể vào trong nội dung hồi ký, người kể lúc này xuất hiện với vai trò người kể sử quan, đứng bên ngoài để trần thuật.
- Trong hồi ký Từ khám tù vị thành niên đến trường học Xô Viết – Nghệ Tĩnh (Nguyễn Duy Trinh kể, Thép Mới ghi), Nguyễn Duy Trinh không chỉ kể về quá trình hoạt động từ khi bị bắt lần thứ nhất vào cuối tháng 11- 1928, ông còn kể lại câu chuyện vượt ngục Côn.
- Trong câu chuyện này, người trần thuật không phải là Nguyễn Duy Trinh (tác giả hồi ký), có một nhân vật trần thuật sử quan được sáng tạo nên để lồng vào câu chuyện về cuộc đời hoạt động của tác giả.
- Ngô Đăng Đức viết hồi ký Bát cơm chan máu để kể lại câu chuyện của một đồng chí già về những ngày cuối cùng của đồng chí Lê Hồng Phong.
- Tổ chức trần thuật của người kể hết sức khách quan, miêu tả rõ thái độ của người kể:.
- Hay trong hồi ký Vài mẩu chuyện về đồng chí Trần Phú, Hải Thanh đã kể lại theo lời của đồng chí Nguyễn Doãn Nguyên, người đã ở chung với đồng chí Trần Phú trong khoảng thời gian từ tháng 10- 1930 đến ngày 13-4-1931.
- Những thông tin này không mang tính khẳng định bởi vì người trần thuật chỉ thu thập thông tin từ những người khác chứ không trực tiếp chứng kiến..
- Với tư cách “người ngoài cuộc”, chủ thể trần thuật sử quan có thể nêu lên những suy nghĩ, bình luận một cách khách quan và trong quá trình kể chuyện, người trần thuật cho thấy vai trò của mình trong việc tổ chức trần thuật.
- Trong hồi ký Vài mẩu chuyện về đồng chí Trần Phú, người trần thuật sắp xếp các tình tiết tập trung làm rõ những vấn đề cụ thể: đầu tiên là sự xuất hiện của đồng chí Trần Phú khi mới trở về từ Hồng Kông, sau đó làm rõ tính cách “rất cẩn thận, và luôn đề phòng việc bất trắc”, tiếp theo là kể lại những tình tiết cho thấy ý chí và bản lĩnh của người cách mạng trước sự tra tấn tàn khốc của kẻ thù.
- Sự kiện không chịu sự chi phối của yếu tố thời gian mà do tác giả sắp xếp theo mục đích trần thuật.
- Đồng thời, trong vai trò chủ thể trần thuật sử quan, quá khứ được ghi lại trong các hồi ký không phải là hồi ức trực tiếp của tác giả mà là thông tin tác giả thu thập được..
- Như đã trình bày, trong hồi ký cách mạng, đôi lúc người kể là những chiến sĩ cách mạng với vai trò là nhân chứng, người ghi là các nhà văn được người kể “trao quyền” để viết lại những hồi ức của họ.
- Trong nhiều hồi ký như Ở chiến khu 2 – Lê Thanh Nghị kể, Thép Mới ghi.
- Tuy vậy, người ghi hồi ký có vai trò quan trọng trong tổ chức trần thuật và xây dựng hình tượng nghệ thuật trong quá trình trần thuật lại những điều đã được người kể cung cấp..
- Trong một số hồi ký như Sống như Anh (Phan Thị Quyên kể, Trần Đình Vân ghi), Người đi tìm đường cứu nước (Trần Dân Tiên), Bất khuất (Nguyễn Đức Thuận.
- người kể chuyện và người ghi hồi ký xuất hiện đồng thời.
- Người ghi hồi ký không phải chỉ ghi chép giống hệt những gì được người kể cung cấp, với các tư liệu phong phú và phức tạp có được, người ghi phải sắp xếp, tổ chức để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh.
- Để viết hồi ký Sống như Anh, nhà văn Trần Đình Vân (tức nhà báo Thái Duy) không chỉ gặp gỡ chị Quyên (vợ anh Nguyễn Văn Trỗi) để nghe chị kể chuyện về người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, nhà văn còn tìm đến những người chỉ huy, các chiến sĩ trong tổ biệt động cũng như những người bạn tù của anh Trỗi để có thêm thông tin.
- Trong tác phẩm, Trần Đình Vân đã trao vai trò chủ thể trần thuật nhân chứng cho chị Quyên, ông giữ vai trò sử quan, thỉnh thoảng xuất hiện với những dòng cảm nghĩ, những lời bình.
- Trong hồi ký Người đi tìm đường cứu nước của Trần Dân Tiên, tác giả đã sử dụng hình thức phóng sự để làm tăng độ tin cậy cho các sự kiện và tình tiết.
- Với hình thức này, chủ thể trần thuật đã biến mình thành người ngoài cuộc, cung cấp cho người đọc những thông tin chân thực và khách quan.
- Dụng công của người trần thuật sử quan là không để những tình cảm chủ quan của mình chi phối đến quá trình tái hiện hiện thực.
- Câu chuyện diễn biến một cách tự nhiên thông qua sự dẫn dắt tài tình của chủ thể trần thuật..
- Như vậy, khác với các chủ thể trần thuật trong thể loại hư cấu – người kể chuyện hư cấu, bất tín, chủ thể trần thuật trong hồi ký cách mạng dù xuất hiện ở ngôi kể nào, tư cách nào (người kể trực tiếp hay người ghi) đều là nhân chứng đáng tin cậy, kể những điều mắt thấy, tai nghe và luôn có trách nhiệm với những tư liệu đã cung cấp trong hồi ký..
- Xét từ góc độ tự sự học, hồi ký cách mạng là thể loại văn học thành công trong nghệ thuật trần thuật.
- Các tác giả hồi ký bằng những kỹ thuật riêng đã tạo nên những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị lịch sử và có tính chiến đấu cao.
- Đây được xem là những thiên trần thuật bất tận về những năm tháng không thể nào quên trong lịch sử dân tộc..
- Trong hồi ký cách mạng Việt Nam, chủ thể trần thuật xuất hiện ở cả hai vai trò: vai trò nhân chứng và vai trò sử quan.
- Trong đó, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất với vai trò nhân chứng xuất hiện trong hầu hết các sáng tác.
- Điều này khẳng định sự khả tín của những thông tin, những tư liệu về con người và sự kiện được kể trong hồi ký.
- Đồng thời, chủ thể trần thuật nhân chứng cũng là phương diện xuất phát từ đặc điểm phản ánh của thể loại, trong đó, người kể chuyện phải là người trực tiếp chứng kiện hoặc tham gia.
- Tuy nhiên, để tạo nên sự phong phú và tính khách quan trong tái hiện quá khứ, các tác giả hồi ký đã tạo nên người kể chuyện ngôi thứ ba với vai trò sử quan.
- “người thật, việc thật” trong hồi ký.
- Ngoài ra, hồi ký cách mạng cũng ghi nhận sự đóng góp của người ghi hồi ký trong việc tổ chức trần thuật, sáng tạo kết cấu chuyện kể và đưa ra cái nhìn đa chiều, đa diện..
- “Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại”.
- Hồi ký Trần Huy Liệu