« Home « Kết quả tìm kiếm

chuc nang bieu cam cua ngon ngu


Tóm tắt Xem thử

- Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ Nguyễn Văn Hòa(*).
- Xã hội loài người tồn tại và phát triển được là nhờ có ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ được hiểu là một hệ thống ký hiệu được phát sinh và phát triển một cách có quy luật trong một cộng đồng văn hoá.
- Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp và là công cụ của tư duy.
- Ngôn ngữ là một hình thái cơ bản có ý nghĩa, mang tính xã hội của con người, phản ánh thực tế khách quan và bản thân con người thông qua hình thức lưu giữ những tri thức về hiện thực khách quan và tiếp nhận những tri thức mới-còn gọi là chức năng nhận thức của ngôn ngữ.
- Hai chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp và chức năng nhận thức, đôi khi còn được hiểu là chức năng biểu đạt, tức là thể hiện hoạt động của tư duy.
- Chức năng giao tiếp bao gồm “các chức năng tiếp xúc, nắm vững và tác động ảnh hưởng của ngôn ngữ”.
- Đây cũng là lý do chủ yếu để ngôn ngữ phát sinh, tồn tại và phát triển.
- Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất, hiệu quả nhất của tư duy, của nhận thức và những hiểu biết xã hội, những tri thức và những bình xét, đánh giá các đối tượng, sự vật của con người-đó là chức năng định danh, chức năng biểu đạt của ngôn ngữ.
- Ngoài chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn có một chức năng không kém phần quan trọng-đó là chức năng biểu cảm của ngôn ngữ.
- Chức năng nhận thức (когнитивная, познавательная, гносеологическая функция, đôi khi còn được gọi là chức năng biểu cảm (экспрессивная, эмоциональная функция.
- là sự thể hiện của nhận thức, hoạt động trực tiếp của tư duy.
- Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ được sử dụng như một trong những phương tiện thể hiện tình cảm, thái độ, trạng thái nội tâm, xúc cảm của con người đối với cộng đồng, với xã hội, với các sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan thông qua ngôn ngữ..
- Trong tiếng Việt cũng như tiếng Nga, các phương tiện biểu cảm vô cùng phong phú và đặc sắc.
- Các đơn vị của ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau đều có khả năng thể hiện được các sắc thái tâm lý, tình cảm của người nói, thể hiện bằng thái độ hoặc nhận xét, đánh giá của người nói đối với các sự vật, hiện tượng khách quan.
- Các nghĩa vị định danh, các biến thể từ vựng ngữ nghĩa và các đơn vị thành ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện những cảm xúc, biểu cảm của con người trong giao tiếp.
- Các đơn vị từ vựng biểu cảm góp phần làm phong phú thêm tính biểu cảm ngôn ngữ trong các hành động giao tiếp.
- Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nhận thức của con người.
- Kết quả nhận thức hiện thực khách quan của con người được thể hiện thông qua các ký hiệu ngôn ngữ.
- Theo phép duy vật biện chứng: hoạt động nhận thức được thể hiện bằng sự nhận biết và đánh giá, bình phẩm của con người.
- Còn những đánh giá, bình phẩm được thể hiện thông qua những tình cảm nảy sinh trong quá trình nhận thức.
- Cảm xúc, tình cảm khi thể hiện bằng ngôn ngữ dưới dạng nói và viết, là đặc thù của con người, mang tính cá nhân chủ quan nhưng đồng thời những đánh giá, bình xét mang tính xã hội, thể hiện ý thức, nhận thức của con người và trở thành đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, tạo nên phần nội dung ngữ nghĩa của những ký hiệu ngôn ngữ tương ứng.
- Г.В.Колшанский (1976) nhận xét: “Khi nói về thế giới vật thể có nội dung ngôn ngữ thì nhất định phải đề cập đến cảm xúc (tình cảm, trạng thái tâm lý.
- Đây cũng chính là quan điểm cơ bản về chức năng xã hội của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ tự nhiên không những là phương tiện của nhận thức và thể hiện thế giới vật chất và thế giới tinh thần, (Умфицева, 1974, 6) là phương tiện thực hiện và lưu giữ tư duy trừu tượng (Панфинов mà còn được dùng thể hiện tình cảm, những đánh giá, bình phẩm, những ý kiến, bình giá khác nhau mang tính xã hội hoặc cá nhân trong phạm trù hoạt động tâm lý, tình cảm của con người.
- Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu chặt chẽ và hoàn chỉnh (một cách tương đối), đồng thời nó cũng là một hệ thống linh hoạt, năng động đủ để “thể hiện được sự độc đáo của tư duy, tâm tư tình cảm của người sử dụng.” (Умфицева, АА .
- Chức năng biểu cảm là một trong những chức năng quan trọng của ngôn ngữ.
- Biểu cảm thể hiện như những nét đặc thù trong hệ thống ký hiệu ngôn ngữ.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về chức năng biểu cảm của ngôn ngữ, và đôi khi trái ngược nhau: có người hiểu chức năng biểu cảm gắn liền với ngữ nghĩa của từ và các khái niệm “từ vựng mang sắc thái tu từ”, “từ vựng biểu cảm”, “ý nghĩa phong cách học” và “ý nghĩa biểu cảm” được sử dụng như những từ đồng nghĩa, có chung một nội hàm.
- Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, tính biểu cảm trong ngôn ngữ đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của В.В.Виноградов, Б.А.Ларин, Н.Н.Амосова.
- Ngày càng có nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này trên các bình diện khác nhau của ngôn ngữ như.
- Tính biểu cảm trên bình diện ngữ nghĩa (Васильев, 1962.
- Tính biểu cảm trên bình diện phong cách ngôn ngữ học (Винокур, 1982.
- Tính biểu cảm trên bình diện ngôn ngữ học XH (Беломорец, 1975.
- Tính biểu cảm trên bình diện ngôn ngữ học tâm lý (Гридин, 1983).
- Vấn đề tính biểu cảm của ngôn ngữ được nghiên cứu một cách hữu cơ với những vấn đề về ngữ nghĩa trong các nghiên cứu của Ю.Д.
- Trong bài viết này chúng tôi quan niệm tính biểu cảm của ngôn ngữ được thể hiện qua các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau.
- Nghiên cứu vấn đề biểu cảm của ngôn ngữ không thể tách rời việc nghiên cứu ngữ nghĩa học của các đơn vị ngôn ngữ và tính hệ thống của chúng.
- Trong các công trình khoa học, các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học như Симонов, Шингаров đều cho rằng cảm xúc là một trong những hoạt động tâm lý của con người nhằm phản ánh, thể hiện nhận thức và đánh giá thực tế khách quan.
- Trong cuốn “Ngôn ngữ và triết học văn hoá” (1985) Humbôldt cho rằng ngôn ngữ cũng như hoạt động của con người luôn gắn liền với tình cảm, trạng thái tâm lý.
- Nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu mối quan hệ của con người trong cộng đồng ngôn ngữ như Караулов (1987), Серебреников (1988.
- và đã hệ thống được những phương tiện biểu cảm trong ngôn ngữ.
- Tính biểu cảm của ngôn ngữ là đặc tính của các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau: ở cấp độ ngữ âm, tính biểu cảm được thể hiện qua các đơn vị ngữ âm- âm vị và sự thay đổi cao độ, cường độ và trường độ của âm tiết cụ thể trong một phát ngôn, cách phát âm cũng như ngữ điệu khi phát ngôn.
- Phương tiện thể hiện tính biểu cảm qua các phát ngôn (ở dạng khẩu ngữ) là âm thanh, ngữ điệu.
- Ngữ điệu trong khẩu ngữ thường gắn liền với vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói và có vai trò làm tăng thêm tính biểu cảm.
- Đó là những phương tiện ngoài ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm tăng hiệu quả biểu cảm của ngôn ngữ ở dạng khẩu ngữ.
- Nghiên cứu của chúng tôi hướng vào cấu trúc nghĩa tố (Сема) ý nghĩa từ vựng của các đơn vị từ vựng biểu cảm.
- Các đơn vị từ vựng biểu cảm không đồng nhất trên hai bình diện: một là mối tương quan giữa nội dung biểu vật và nội dung hàm ẩn trong cấu trúc ngữ nghĩa.
- Trên cơ sở này có thể phân loại các đơn vị từ vựng biểu cảm thành các lớp từ vựng cụ thể.
- Mục đích cơ bản ở đây là thể hiện được tính đặc thù ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng biểu cảm, nghiên cứu mối tương quan giữa nghĩa tố biểu cảm (hàm ẩn) tạo nên tính biểu cảm và mối quan hệ giữa nội dung biểu vật (денотация) và nội dung hàm ẩn (biểu cảm) ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng biểu cảm.
- Trong cuốn “Французская стилистика” Charless Bally cho rằng “phong cách học nghiên cứu tính biểu cảm-gợi cảm ở các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ, đồng thời nghiên cứu sự phối hợp các sự kiện lời nói có khả năng tạo nên hệ thống các phương tiện biểu cảm-gợi cảm của một ngôn ngữ.” Quan điểm này được nhiều nhà ngôn ngữ Nga tán thành.
- Ахманова viết: “Phong cách học là khoa học về các yếu tố ngôn ngữ bổ xung cho sự biểu đạt thuần tuý ý niệm, là khoa học về các yếu tố ngôn ngữ đi kèm theo nội dung thuần tuý ngữ nghĩa ở lời phát biểu, tức định nghĩa phong cách học là khoa học về các phương tiện đánh giá tình cảm khác nhau trong ngôn ngữ.
- Phần lớn các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này đều chú ý nhiều tới vai trò của các yếu tố biểu cảm trong việc vận dụng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, nó khác với các hệ thống ký hiệu khác của con người bởi các yếu tố biểu cảm.
- Chính những yếu tố này đã làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động, nó giúp cho con người thể hiện được tình cảm, cảm xúc thái độ đối với các sự vật, hiện tượng, với những người xung quanh trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
- Tính đa dạng, phong phú, linh hoạt của các yếu tố biểu cảm làm cho lời nói trở nên biểu cảm hơn, xúc tích hơn.
- khi việc biểu lộ tình cảm với những cung bậc khác nhau trở thành một hiện tượng của ngôn ngữ (thông qua hình thức biểu đạt cùng nghĩa), lúc đó ta mới có khái niệm sắc thái biểu cảm.
- Hướng nghiên cứu cách thể hiện tình cảm, cảm xúc bằng ngôn ngữ trong phạm vi lý thuyết hoạt động lời nói cho phép ta có những đánh giá chính xác hơn về các tính chất ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ và lời nói ở chức năng biểu cảm.
- Một trong những vấn đề thiết yếu trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của các phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ là tính tương quan hai mặt của hệ thống ký hiệu ngôn ngữ do người nói thể hiện một cách biểu cảm trong hành động giao tiếp.
- Tính hai mặt ở đây được thể hiện qua các đơn vị ngôn ngữ (chủ yếu là các từ, các ngữ cố định-thành ngữ) được sử dụng trong lời nói như ký hiệu biểu hiện ý nghĩa của người nói, đồng thời như một dấu hiệu của các trạng thái tâm lý khác yêu cầu được thể hiện (В.В.Виноградов, 1977, 9).
- Nói một cách khác, lời nói mang sắc thái biểu cảm thể hiện đồng thời hai mặt hoạt động của con người: Vừa thể hiện tư duy, vừa thể hiện cảm xúc.
- Ngôn ngữ với chức năng của mình cũng chỉ là một trong những phương tiện thể hiện cảm xúc, tình cảm của con người.
- Tuy nhiên trong số các phương tiện đó như cử chỉ, điệu bộ, các hệ thống ký hiệu khác ngoài ngôn ngữ thì ngôn ngữ-lời nói đóng vai trò quan trọng nhất và nó thể hiện đầy đủ nhất, mạch lạc nhất các sắc thái tình cảm của con người từ tâm trạng bồi hồi, xốn xang đến lo âu, hồi hộp.
- Việc nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ trong điều kiện giao tiếp thực tế đã chỉ ra rằng: Về lý thuyết mỗi một từ, (rộng hơn là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa) đều có thể trở thành yếu tố biểu cảm (Ш.
- Балли 1961) Quan điểm này xét trên bình diện nội dung biểu cảm mang tính ký hiệu đã đáp ứng được và phù hợp với quan điểm tâm lý ngôn ngữ học về biểu cảm mà đối tượng nghiên cứu chủ yếu không chỉ là nội dung mang tính khách quan của ký hiệu ngôn ngữ mà còn chú ý tới các thao tác trong quá trình phát sinh lời nói tuỳ thuộc vào trạng thái cảm xúc của người nói.
- Quan điểm này dựa trên nguyên tắc có tính phương pháp luận cơ bản của tâm lý ngôn ngữ học mà điển hình là các đại diện như Выготский А.А Леонтьев..
- “Nhiệm vụ cụ thể của việc nghiên cứu tính biểu cảm là tìm kiếm đơn vị biểu cảm nhỏ nhất trong các hành động và thao tác của lời nói cơ bản chứa đựng mọi tính chất của hoạt động lời nói”.
- Giải quyết những nhiệm vụ này đòi hỏi phải hạn chế đối tượng các phương tiện ngôn ngữ về mặt ngữ nghĩa khi thể hiện sự biểu cảm, cụ thể là tâm trạng con người.
- Sự hạn chế này được quy định bởi những đặc thù mang tính cấu trúc của tâm lý ngôn ngữ học sản sinh ra hoạt động lời nói.
- Леонтьев thì cho rằng hình thức ngôn ngữ nào để biểu đạt trạng thái của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Những yếu tố này quy định sự lựa chọn phương tiện ngôn ngữ thể hiện ở giai đoạn “thực hiện chương trình bên trong của hành động lời nói bằng ngữ nghĩa và hình thức cú pháp (Леонтьев АА, 1974, 35).
- Với tư cách là những đơn vị chứa đựng thông tin về trạng thái tâm lý của người nói, khi hành động và các thao tác lời nói được thực hiện, còn phương thức thể hiện trạng thái tinh thần của người nói thì phụ thuộc vào tính chất của quá trình biểu cảm và chức năng của nó trong hệ thống tổng thể hoạt động của con người.
- Ngữ nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ được thể hiện trong lời nói như là kết quả của sự thể hiện biểu cảm của người nói, nó được xác định bởi nội dung chủ quan của ký hiệu ngôn ngữ.
- Các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trạng thái tình cảm của con người là những phương tiện mang tính hệ thống.
- còn thể hiện được quan hệ, cảm xúc, trạng thái tinh thần, tình cảm của người nói.
- Tiếng Nga là một ngôn ngữ biến hình, một trong những phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người nói là sử dụng dạng (hình thái) âu yếm, thu nhỏ của từ nhờ các phụ tố (tiền tố, hậu tố hoặc trung tố) và các tính từ.
- Trong thành phần từ vựng biểu cảm có các từ mang tiếp tố đánh giá chủ quan, biểu đạt những sắc thái đa dạng của tình cảm.
- Tình cảm được thể hiện trong ngôn ngữ bằng những phương thức khác nhau.
- Nó phát triển để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thể hiện tình cảm, đời sống tâm lý của con người.
- Mỗi một đất nước, một dân tộc có một ngôn ngữ riêng, vì vậy: “Thế giới nội tâm cùng với các phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình cảm của con người ở mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng văn hoá lại không hoàn toàn trùng hợp” (Шаховский, 1980, 90).
- А Н Леонтьев thì khẳng định rằng trong các ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ thể hiện rõ “dạng tồn tại lý tưởng của thế giới sự vật, tính chất và các quan hệ của nó được khám phá bởi thực tế xã hội mang tính tổng quát”.
- Như vậy khi nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ diễn đạt các trạng thái nội tâm của con người ông đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại những ý nghĩa biểu cảm tổng quát trong từ vựng ngữ nghĩa.
- Sự tồn tại này được quy định bởi ngữ nghĩa biểu đạt vì kinh nghiệm trong việc nhận thức các cảm xúc của con người cũng như một phần được phản ánh của thế giới hiện thực được lưu giữ và phát triển trong các đơn vị ngôn ngữ..
- Khi nghiên cứu chức năng định danh, các nhà ngôn ngữ ngày càng chú ý hơn tới chức năng biểu cảm của ngôn ngữ.
- Ngoài chức năng cơ bản là định danh và thông tin, ngôn ngữ còn có những chức năng biểu cảm, hàm ẩn thông qua sự đánh giá, bình phẩm, thái độ của người nói.
- ВМ Мокиенко nhận xét “sự đối lập hai chức năng của ngôn ngữ-chức năng thông tin thuần tuý và chức năng biểu cảm tạo ra tính phi đối xứng của ký hiệu ngôn ngữ và là tác nhân kích thích mạnh mẽ sự linh hoạt của hệ thống ngôn ngữ.” (В М Мокиенко, 1996, 39).
- Sự đối lập này được hiểu là sự đối lập giữa tần suất sử dụng thường xuyên của các đơn vị ngôn ngữ và tính biểu cảm tách biệt.
- В Д Довкин cho rằng “tất cả các phương tiện ngôn ngữ đều có thể phân chia một cách có điều kiện theo mức độ đối lập biểu cảm-trung tính (ВД Довкин,1973, pp.225-230).
- ở mỗi cấp độ ngôn ngữ tính đối lập này đều có những đặc thù.
- Mỗi một cực đối lập đều có những lớp từ vựng như từ vựng định danh riêng thực hiện chức năng định danh, lớp từ vựng biểu cảm-thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ.
- Lớp từ vựng biểu cảm được sử dụng để diễn đạt tình cảm, cảm xúc, thái độ, trạng thái tinh thần của con người.
- nó phản ánh thái độ, quan hệ của con người, những nhận xét, đánh giá mang tính xã hội và chủ quan, cá nhân của môi trường ngôn ngữ cụ thể và là sự phản ánh hoạt động nhận thức, tình cảm, tâm lý của con người.
- Là phương tiện mang tính thể hiện của ngôn ngữ.
- Vậy đâu là sự khác biệt giữa lớp từ vựng định danh và lớp từ vựng biểu cảm? Theo lý thuyết ký hiệu học (семиотика).
- từ biểu cảm là những ký hiệu mà người nói sử dụng để thể hiện thái độ của mình với các sự vật, hiện tượng.
- Trên quan điểm tu từ ngôn ngữ học thì “tính biểu cảm là phạm trù ngữ nghĩa hàm chỉ (коннотация) dạng tổng quát (Винокур, 1980, 56).
- ở đây tính tổng quát hàm chỉ được hình thành từ sự bình phẩm, đánh giá mang tính xã hội của các từ biểu cảm.
- Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất để chuyển tải những sắc thái biểu cảm khác nhau một cách sinh động nhất, hoàn chỉnh nhất.
- Chính vì vậy mà việc nghiên cứu các phương thức thể hiện sắc thái biểu cảm trong từng ngôn ngữ là rất cần thiết và bổ ích đối với những người đang nghiên cứu, giảng dạy và học ngoại ngữ.
- Th.S., Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.