« Home « Kết quả tìm kiếm

Chức năng ngôn ngữ quốc gia và vị trí môn tiếng Việt ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Chức năng ngôn ngữ quốc gia và vị trí môn tiếng Việt ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Tiếng Việt ra đời, hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Cùng chung số phận với đất nước, tiếng Việt cũng đã từng bị chèn ép, bị tước mất vai trò và vị thế chức năng ngôn ngữ quốc gia trước cách mạng tháng 8 - 1945.
- Từ khi nước Việt Nam mới ra đời, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ dùng chung, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ giáo dục của quốc gia Việt Nam đa dân tộc.
- Tiếng Việt đã hoàn thành xứng đáng chức năng đối nội, đối ngoại.
- chức năng là phương tiện giao tiếp, tư duy.
- là phương tiện sáng tạo, cố định văn hóa thành văn của Việt Nam..
- Vì vậy, việc coi trọng, tăng cường nhận thức về vị trí của tiếng Việt trong Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) là rất cần thiết.
- Đó cũng chính là cách nắm bắt một công cụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo ở Trường ĐHNN nói chung và Trường ĐHNN, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng trong bước phát triển mới.
- Tiếng Việt là một phần kiến thức rất cơ bản và quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ ở Trường ĐHNN, ĐHQGHN.
- Qua nhiều năm nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc: cung cấp kiến thức và rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Việt cho sinh viên Trường ĐHNN, ĐHQGHN.
- Tuy nhiên, việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ ở trường ngoại ngữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Một trong những vấn đề khó khăn đối với đội ngũ giảng dạy tiếng Việt ở trường ta là sinh.
- viên chưa thấy hết tầm quan trọng của tiếng Việt cho nên ý thức học tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ chưa cao.
- Thậm chí tâm lý chưa coi trọng tiếng mẹ đẻ còn tồn tại ở một số cán bộ giảng dạy ngoại ngữ.
- Bởi vậy, trong một phạm vi hạn hẹp, báo cáo này muốn bàn thêm về chức năng ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt.
- Coi đó là một điểm chính để nhấn mạnh về sự cần thiết phải dạy tiếng Việt ở Trường ĐHNN nói chung và trường ta (Trường ĐHNN, ĐHQGHN) nói riêng..
- Tiếng Việt trong hành trình lịch sử dân tộc.
- Việt Nam là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử.
- Tiếng Việt là công cụ giao tiếp, công cụ tư duy của dân tộc đã gắn liền với trang sử vẻ vang đó..
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc và tiếp gần một nghìn năm sau độc lập, tiếng Việt tồn tại trong vị thế song ngữ bất bình đẳng do tiếng Hán được dùng làm ngôn ngữ chính thức còn tiếng Việt chỉ dùng trong sinh hoạt giao tiếp thông thường của nhân dân.
- Trong suốt một thời gian dài trong các triều đại phong kiến, tiếng Việt và chữ Nôm luôn nằm trong vị thế bị chèn ép, bị lấn át, bị đối xử bất bình đẳng” [1].
- Tình hình này càng trở nên nặng nề hơn khi trên đất nước ta, ngôn ngữ và văn tự có thêm yếu tố mới - tiếng Pháp và ách thống trị của thực dân Pháp cùng với chữ Quốc ngữ (thứ chữ do các cố đạo phương Tây sáng tạo ra từ cuối thế kỷ 16).
- Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức trong công báo, các văn bản nhà nước thống trị Nam Kỳ, một phần trong các xứ bảo hộ Trung Kỳ và bán bảo hộ Bắc Kỳ và được sử dụng trong trường học Pháp - Việt.
- Từ cảnh huống ngôn ngữ bất bình đẳng: Hán chèn ép Việt về văn tự.
- chữ Hán ép chữ Nôm thì đến giai đoạn này đã chuyển qua trạng thái tam ngữ bất bình đẳng: tiếng Hán, tiếng Pháp chèn ép tiếng Việt và bốn loại văn tự có vị thế không ngang nhau trong xã hội: chữ Hán chèn ép chữ Nôm rồi chữ Pháp chèn ép Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ la tinh hoá..
- hiện trên các loại hình báo chí đầu tiên ở Việt Nam.
- Đến cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam chính thức dành được độc lập dân tộc, từ vị thế bị chèn ép, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia và đảm nhiệm được nhiều chức năng quan trọng mà nó cần phải có..
- Tuy trải qua nhiều biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn giữ nguyên bản sắc ngôn ngữ của mình đồng thời phát triển phong phú hơn bằng cách thu nạp vào nó những yếu tố ngoại nhập qua sự tiếp xúc, biến đổi những yếu tố đó cho phù hợp với những đặc thù ngôn ngữ của mình.
- Do đó tiếng Việt xứng đáng làm phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy của dân tộc.
- Tiếng Việt trở thành công cụ đoàn kết và phát triển đất nước..
- Tiếng Việt không chỉ là công cụ phát triển văn hóa thành văn mà còn với cấu trúc, chức năng đa dạng đảm nhiệm, tiếng Việt có thể sánh ngang hàng với các ngôn ngữ lớn của các dân tộc khác trên thế giới.
- Tiếng Việt là di sản văn hóa vô cùng to lớn và quý báu của dân tộc và của đất nước Việt Nam..
- Chức năng ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt.
- Giới thiệu về lịch sử tiếng Việt là chúng ta muốn nhắc tới và nhấn mạnh hơn các chức năng của tiếng Việt trong thời đại mới..
- Ngay từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đầu tiên ở Đông Nam Á, trong nghị định của Bộ quốc gia giáo dục ký ngày 10-9-1946 có viết: “Từ nay, tất cả khoa học đều dạy bằng tiếng Việt” [2,3].
- Như vậy, cũng như ngôn ngữ các nước phát triển nói chung, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của mọi người trong xã hội Việt Nam.
- được thể hiện trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi công dân Việt Nam về các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn học, nghệ thuật, đời sống, đặc biệt là trong giáo dục.
- Ngoài ra, tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp đối ngoại, là ngôn ngữ chính thức của quốc gia được sử dụng trong lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế và các lĩnh vực khoa học chuyên sâu.
- Tiếng Việt không chỉ là phương tiện kết nối người Việt với người Việt, người Việt với tri trức dân tộc, tri thức nhân loại mà còn là phương tiện kết nối người Việt với bạn bè năm châu.
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ ngày càng được nhiều người nước ngoài học, nghiên cứu, được coi là phương tiện cần thiết cho người nước ngoài khi họ muốn tìm hiểu, nghiên cứu hay cộng tác trong công việc với người Việt Nam.
- Tiếng Việt đã và đang được khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế..
- Với sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam và tiếng Việt, văn học Việt Nam đã phát triển và đạt tới những thành tựu rực rỡ với thể loại đa dạng hiện đại.
- Là một ngôn ngữ giàu âm thanh, giàu thanh điệu, phong phú về mặt từ vựng và phong cách diễn đạt, đủ sức thể hiện những khái niệm, tình cảm, cảm xúc tinh vi, phức tạp nhất, tiếng Việt đã tỏ rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong hoạt động nghệ thuật..
- Đó chính là một biểu hiện hùng hồn, thuyết phục về vai trò và chức năng của tiếng Việt..
- Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy và là công cụ sáng tạo văn hóa thành văn của người Việt và của các dân tộc ở Việt Nam..
- tạo nên đặc trưng, đặc thù cho tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
- Như vậy, tiếng Việt không chỉ đóng vai trò là công cụ của tư duy logich mà còn là công cụ của tư duy hình tượng, sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo văn hóa thành văn của quốc gia Việt Nam đa dân tộc..
- Cần nhấn mạnh hơn rằng tiếng Việt còn đóng vai trò là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội.
- Trong xã hội Việt Nam, tiếng Việt đã và đang được dùng ở các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước trong việc tổ chức và quản lý các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Các tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước từ địa phương đến trung ương ngày càng nhận thức rõ và khẳng định vai trò của tiếng Việt..
- Xã hội Việt Nam không thể thiếu tiếng Việt trong việc tổ chức, duy trì và phát triển xã hội.
- Tiếng Việt còn là công cụ góp phần đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là nhân tố kết gắn hơn ba triệu kiều bào ở ngoài nước với quê hương, với đất nước ta.
- Xã hội Việt Nam không thể thiếu tiếng Việt trong việc tổ chức, duy trì và phát triển xã hội trong giữ gìn bản sắc dân tộc, trong hội nhập khu vực và quốc tế..
- Sự cần thiết của việc dạy tiếng Việt ở Trường ĐHNN, ĐHQGHN.
- Với các chức năng trọng yếu như trên, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định rõ rệt..
- Đó chính là lí do cho việc khẳng định vai trò của tiếng Việt lý thuyết và tiếng Việt thực hành trong nhà trường nói chung, đặc biệt Trường ĐHNN, ĐHQGHN nói riêng..
- Cũng như các trường đại học khác ở nước ta, tiếng Việt trong trường ngoại ngữ trước hết là một phương tiện chính để cung cấp và.
- Nhưng trong môi trường dạy và học của Trường ĐHNN, tiếng Việt còn đóng một vai trò đặc biệt hơn.
- Bởi Trường ĐHNN, ĐHQGHN là một trung tâm lớn của quốc gia đào tạo sinh viên ngoại ngữ.
- Vì lẽ đó ngoại ngữ trong trường được gọi là môn chuyên ngành..
- Từ góc nhìn của người dạy, chúng tôi nhận thấy rằng: sinh viên ở trường ngoại ngữ chưa có ý thức học tập và rèn luyện tiếng mẹ đẻ.
- Họ vẫn bị ảnh hưởng bởi quan điểm sai lầm của đa số người bản ngữ: đã là người Việt tất nhiên đã giỏi tiếng Việt rồi.
- Thực chất, người Việt có thể nói được tiếng Việt (do bắt chước, do có được học tiếng Việt ở trong trường phổ thông).
- còn để nói đúng, giỏi và hiểu về tiếng Việt, người Việt cần phải học tiếng Việt một cách nghiêm túc.
- Mặc dù đã được học tiếng Việt ở phổ thông, nhưng sinh viên ngoại ngữ vẫn chưa nắm vững các kỹ năng thực hành tiếng Việt, chưa hiểu các kiến thức cơ bản về lí thuyết tiếng Việt.
- Những kiến thức giản đơn đối với trình độ của một sinh viên ngoại ngữ như: khái niệm động từ, tính từ… nhiều khi vẫn còn mơ hồ.
- Chúng ta không thể phủ nhận việc sinh viên không nắm vững tiếng mẹ đẻ vẫn còn phổ biến ở trong trường ngoại ngữ.
- Trong những trường hợp như vậy, tiếng mẹ đẻ là một rào cản lớn trong quá trình tiếp cận ngoại ngữ.
- Bởi vì sinh viên chưa tạo ra được câu tiếng Việt đúng thì làm sao có thể đặt câu ngoại ngữ đúng.
- Khi chưa nắm được cấu trúc câu tiếng Việt thì cũng không thể nào phân tích được câu ngoại ngữ..
- Đó chính là những rào cản trong quá trình tạo lập, chuyển dịch tiếng Việt sang ngoại.
- ngữ và ngược lại chuyển ngoại ngữ sang tiếng Việt.
- Kiến thức tiếng Việt tốt, kỹ năng thực hành tiếng Việt thuần thục đó chính là công cụ đắc lực cho sinh viên khám phá, đối chiếu trong quá trình học và nghiên cứu ngoại ngữ..
- Đứng ở góc độ người dạy có thể thấy để dạy tốt chuyên ngành ngoại ngữ, các giảng viên ở Trường ĐHNN không chỉ phải giỏi ngoại ngữ mà họ còn phải là những người giỏi tiếng mẹ đẻ.
- Nhìn từ góc độ của một người dạy ngoại ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng, có một số giảng viên được đánh giá là trình độ ngoại ngữ giỏi song khi lên lớp dạy ngoại ngữ không nhận được sự tán thưởng, hưởng ứng của sinh viên.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do trình độ tiếng Việt của người dạy còn rất thấp trong khi đối tượng học của họ là sinh viên năm thứ nhất hoặc thứ hai, chưa đủ trình độ để giao tiếp hoàn toàn bằng ngoại ngữ.
- Nghĩa là, người học vẫn cần người dạy dùng tiếng Việt để chuyển tải những kiến thức cơ bản của một ngôn ngữ mới mà sinh viên đang theo học.
- Đồng thời, tiếng Việt là một đối tượng để người dạy dùng để so sánh với ngoại ngữ.
- Qua đó, giảng viên chỉ ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt với ngoại ngữ đang dạy, giúp sinh viên nắm được cấu trúc ngoại ngữ nhanh hơn, khám phá được tư duy ngoại ngữ hiệu quả hơn..
- Bên cạnh những giá trị thiết thực trong quá trình học ngoại ngữ, kiến thức tiếng Việt và kỹ năng sử dụng tiếng Việt còn giúp sinh viên sau khi ra trường tự tin hơn, vững vàng hơn trong công tác chuyên môn cũng như hoạt động giao tiếp.
- Cụ thể là: sinh viên hệ sư phạm sẽ trở thành những nhà giáo có cách thức diễn đạt tốt, tạo ra những giờ giảng sinh động, đạt hiệu quả cao, sinh viên hệ phiên.
- Thực tế cho thấy, sinh viên ngoại ngữ ra trường không chỉ trở thành giáo viên ngoại ngữ, nhà phiên dịch mà họ còn trở thành những giáo viên tiếng Việt (dạy tiếng Việt cho người nước ngoài).
- Vì thế, có ý thức học tập tốt tiếng Việt là để phát huy hiệu quả cao nhất trong hoạt động chuyên môn của mỗi ngành nghề đồng thời cũng là cách để mỗi người Việt Nam chúng ta thể hiện tình cảm yêu quý và trân trọng đối với “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” mà Bác Hồ đã từng dạy và nêu gương sáng trong cuộc đời của Người..
- Những vấn đề báo cáo vừa trình bày trên đây một mặt khái quát hành trình tiếng Việt trong lịch sử của dân tộc nhằm nhấn mạnh thêm chức năng ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt.
- mặt khác báo cáo muốn đề cập đến vị trí quan trọng của môn tiếng Việt ở trường.
- ngoại ngữ.
- Trường ĐHNN là loại hình trường dạy nghề đặc biệt: dạy nghề dạy ngoại ngữ và phiên dịch đồng thời cũng là dạy cho sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành những nhà giáo dạy Việt ngữ.
- Vì vậy, sinh viên ở trường ngoại ngữ không chỉ tiếp nhận tri thức và kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách đơn thuần mà còn là tiếp nhận một công cụ hành nghề trong tương lai.
- Học tiếng Việt một cách nghiêm túc là quý trọng, bảo vệ tiếng nói của dân tộc.
- Đó cũng chính là một tư tưởng chính trị có tính chất chính thống, là cách thể hiện tình yêu đất nước của mỗi người dân Việt Nam..
- [1] Lê Quang Thiêm, Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.