« Home « Kết quả tìm kiếm

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự


Tóm tắt Xem thử

- Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
- Luận văn ThS ngành: Luật hình sự.
- Keywords: Luật hình sự.
- Vụ án hình sự.
- Mục đích của việc đấu tranh phòng và chống tội phạm chính là mục đích của tố tụng hình sự, là “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” [36].
- Do đó, chứng minh trong tố tụng hình sự là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn.
- Việc nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về chứng minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án, bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan THTT trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được khánh quan, chính xác - thể hiện rõ mục đích của tố tụng hình sự.
- Bởi vì, hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự có tính quyết định trong việc xác định sự thật khách quan của VAHS.
- Hoạt động chứng minh trong VAHS cần được giải quyết một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả như Lênin đã chỉ rõ: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt… hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt đó phải nặng, mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt.
- Mặt khác, giai đoạn điều tra VAHS là giai đoạn để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, các vấn đề cần thiết khác.
- Đối với một VAHS, việc áp dụng các biện pháp điều tra luôn cần thiết để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ thì CQĐT có thể xác định được diễn biến tội phạm và xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội đó.
- Kết quả của hoạt động điều tra càng cụ thể, chính xác, càng thu thập được đầy đủ các chứng cứ thì càng tạo điều kiện cho TA xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Ngược lại, nếu điều tra chưa thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì TA không thể đưa vụ án ra xét xử mà phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
- Do đó, chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS càng thể hiện rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng..
- Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận để áp dụng quy định của pháp luật về quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS ít được quan tâm nghiên cứu - một trong những giai đoạn quan trọng làm sáng tỏ nội dung của vụ án.
- Bên cạnh đó, trong thực tiễn vẫn còn nhiều vụ án mà CQĐT, VKS, TA giải quyết chưa được triệt để, quá trình chứng minh xác định sự thật vụ án còn có nhiều sai sót.
- Từ đó cho thấy, việc nhận thức và áp dụng pháp luật về chứng minh nói chung và chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS của một số chủ thể THTT chưa được triệt để, đầy đủ, khách quan..
- Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS là một nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn cả về mặt khoa học và thực tiễn.
- Trong phạm vi đề tài luận văn này, tác giả đã chọn đề tài "Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự".
- Tình hình nghiên cứu.
- Chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS là một đề tài không rộng nhưng phức tạp, còn tồn tại nhiều cả về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm rõ.
- Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
- Luận án Tiến sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương năm 2000 - Luận văn này được hoàn thiện trước khi ban hành BLTTHS năm 2003.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học luật Hà Nội năm 2003: “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Chủ nhiệm đề tài: Th.S.
- “Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Du năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của tác giả Mạc Thị Duyên năm 2012.
- Khóa luận tốt nghiệp “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự” của tác giả Nguyễn Kiều Vân năm 2011....
- Bên cạnh đó, các nhà khoa học và một số tác giả cũng đã quan tâm đến một số khía cạnh nội dung này và đã đề cập trong một số giáo trình như: Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (Chương IV) của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam (chương VI, mục 6.
- Cụ thể: Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Cừ (Nxb Tư pháp, 2005).
- Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự của TS.
- Chế định chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam của TS.
- Một số vấn đề về chứng minh trong tố tụng hình sự, Trần Quang Tiệp (Tạp chí Kiểm sát số 9/2003).
- Hoàn thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự, TS.
- Mai Thế Bày (Tạp chí kiểm sát số chuyên ngành Những kết quả nghiên cứu trên phần nào đã làm rõ nội dung và ý nghĩa của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự..
- Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ thể hiện một phần, một khía cạnh nào đó hay một phạm vi và mức độ giới hạn của quá trình giải quyết VAHS mà ít có công trình nghiên cứu, hoặc có những vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc dù đã đề cập nhưng vẫn cần có sự nghiên cứu về quá trình chứng minh trong điều tra VAHS.
- Từ tình hình nghiên cứu trên đây, lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự".
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra và thực tiễn của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, luận văn đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt.
- động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS và nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thực tế..
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn cần phải giải quyết:.
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra..
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra..
- Phân tích thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra: những kết quả đã đạt được, những bất cập và nguyên nhân tồn tại những bất cập đó..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là một số vấn đề lý luận của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói chung, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hoạt động này nói riêng;.
- thực tiễn áp dụng của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS ở Việt Nam..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn này nghiên cứu dưới góc độ luật tố tụng hình sự nói chung, trong đó chú trọng tới pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam có liên quan đến hoạt động này.
- Do việc tiếp cận số liệu gặp nhiều khó khăn nên luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện những quy định liên quan đến chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS tại Việt Nam từ năm 2007-2012..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lênin về con đường nhận thức nói chung và khả năng nhận thức chân lý trong tố tụng hình sự nói riêng, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh… để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS..
- Những kết quả đạt được, những điểm mới khi nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn.
- Thông qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động chứng minh trong điều tra VAHS và bảo đảm thực hiện nó trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận, hệ thống những khái niệm liên quan đến hoạt động chứng minh và đặc điểm của nó trong giai đoạn điều tra VAHS..
- Luận văn đã khái quát, phân tích và làm rõ nội dung của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, đặc biệt là luận giải sâu sắc các vấn đề về đối tượng chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, chủ thể chứng minh và các giai đoạn của quá trình chứng minh.
- Phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện, đầy đủ về thực trạng hoạt động chứng minh trên cả phương diện lập pháp và thực thi pháp luật.
- Đề xuất giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên quan đến chứng minh trong tố tụng hình sự..
- Trước hết, đây là một công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý nước ta nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về hoạt động chứng minh trong điều tra VAHS ở nước ta hiện nay, góp phần phát triển lý luận về hoạt động chứng minh trong điều tra VAHS.
- đặc biệt là các cơ quan THTT… Những người THTT và những người tham gia tố tụng có thể nghiên cứu để khai thác nhằm áp dụng pháp luật vào quá trình công tác thực tiễn, nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác..
- Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động chứng minh trong gia đoạn điều tra..
- Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra..
- Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra..
- Mai Thế Bày (2008), “Hoàn thiện chế đinh về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (18&20), tr.54-59..
- Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 66/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 19 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn chi phí thù lao cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, Hà Nội..
- Lê Cảm (2004), “Những vấn đề cơ bản về chế định các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (5), tr.13..
- Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Du (2006), Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Hà Nội..
- Mạc Thị Duyên (2012), Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội..
- Bùi Kiên Điện (1997), “Giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (6), tr.15-19..
- Bùi Kiên Điện (1997), “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (4), tr.17-19..
- Bùi Kiên Điện, “Khắc phục tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học..
- Bùi Kiên Điện, “Về trách nhiệm chứng minh tội phạm”, Tạp chí luật học..
- Bùi Kiên Điện (Chủ nhiệm đề tài) (2003), Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội..
- Bùi Kiên Điện (2011), “Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệc các quyền cơ bản của công dân”, Tạp chí luật học, (8)..
- Đỗ Văn Đương (2000), Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội..
- Đỗ Văn Đương (2006), Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Đức Hạnh (2010), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội..
- Hoàng Duy Hiệp (2010), “Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr.27-33..
- Nguyễn Văn Huyên (2012), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động chứng minh”, Tạp chí nghề luật, (4), tr.15-18..
- Nguyễn Viết Hoạt (2007), “Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lý, 3, (40)..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- PGS-TS Trần Đình Nhã - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (2012), “Về chế định điều tra tội phạm trong Bộ luật Tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, 21, (tháng 11/2012)..
- Đỗ Ngọc Quang (2012), “Hoàn thiện thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiểm sát, (08)..
- Quốc hội, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội, Bộ luật Tố tụng hình sự năm NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Bộ môn Pháp luật - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, “Chứng cứ điện tử và các nguyên tắc thu thập trong Tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học giáo dục cảnh sát nhân dân, (15)..
- Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (7), tr.65-72..
- Hoàng Thị Minh Sơn (Chủ nhiệm đề tài) (2009), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội..
- Hoàng Thị Sơn - Bùi Kiên Điện (2000), Những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự VIệt Nam, Trường đâị học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Hoàng Thị Minh Sơn (2011), “Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, (3)..
- Trần Quang Tiệp (2003), “Một số vấn đề về chứng minh trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (9)..
- Trần Quang Tiệp (2004), “Quá trình chứng minh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.46-52..
- Trần Quang Tiệp (2004), “Đối tượng và nghĩa vụ chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí kiểm sát, (6), tr.15-17..
- Trần Quang Tiệp (2007), “Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra , đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5)..
- Trần Quang Tiệp (2011), Chế định chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (2011), “Tố tụng hình sự Việt Nam cần được đổi mới và hoàn thiện theo hướng nào.
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (15), tháng 8/2011..
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 23/2004/PL- UBTVQH11 ngày 20 tháng 8 năm 2004 về Tổ chức điều tra hình sự (đã sửa đổi, bổ sung NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo kết quả tổng kết 08 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2006), “Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003”, Tạp chí Nghề luật, (số 2)..
- Võ Khánh Vinh (2007), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.