« Home « Kết quả tìm kiếm

Chúng ta vẫn đi trên con đường ấy (đọc lại tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành)


Tóm tắt Xem thử

- CHÚNG TA VẪN ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG ẤY.
- (ĐỌC LẠI TÙY BÚT ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH) Trần Văn Minh.
- Văn học Cách mạng, thể loại tùy bút, cảm hứng sử thi, chất thơ.
- Văn học Cách mạng Việt Nam 1954-1975 có nhiều tác phẩm hay, vừa phản ánh chân thực, sinh động hiện thực kháng chiến chống Mỹ vừa khắc ghi hào khí sử thi của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi hùng.
- Giữa khói lửa chiến tranh, con người Việt Nam đã tựa vào câu thơ, trang văn mà đứng lên, vượt qua thử thách hiểm nguy.
- Văn chương đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, góp phần củng cố niềm tin và tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân Cách mạng trong cuộc đối đầu mất còn với kẻ thù cướp nước, bán nước.
- Những tác phẩm thực sự mang giá trị hiện thực, nhân đạo, nhân văn của một thế hệ nhà văn - chiến sĩ không những không bị mai một đi qua thời gian mà còn được khẳng định, tỏa sáng hơn để trở nên bất tử trong di sản dân tộc..
- Tùy bút Đường chúng ta đi là một trong những tác phẩm tiêu biểu.
- từ đó, khẳng định tài năng, tâm huyết cùng những đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Trung Thành đối với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc..
- Chúng ta vẫn đi trên con đường ấy (đọc lại tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành).
- Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, nếu nhà văn Tô Hoài là người viết nhiều, viết hay về Tây Bắc thì có thể nói: cánh cửa bước vào thế giới Tây Nguyên với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức quyến rũ và tính cách con người thật hồn nhiên, mạnh mẽ đã được mở ra dưới ngòi bút sắc sảo của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trung Thành tham gia hoạt động cách mạng chủ yếu ở Tây Nguyên và Quảng Nam (quê hương của nhà văn), là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách tờ báo Văn nghệ quân giải phóng khu V..
- Từ 1987 đến 1988, ở cương vị Tổng biên tập báo Văn nghệ, ông là một trong số những người dũng cảm đi tiên phong và có nhiều đóng góp thiết thực - cả về lý luận lẫn thực tế sáng tác - cho công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà.
- Nguyễn Trung Thành được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001..
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn có phong cách độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật rõ ràng, quyết liệt..
- Ông đã khẳng định được vị trí chắc chắn của mình trong đời sống văn học cách mạng thời kỳ hiện đại, như các tác giả của Từ điển văn học (bộ mới) nhận định: “Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử trọng đại luôn luôn được đặt ra trong các bước ngoặt của dân tộc và cách mạng, cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng, mạnh mẽ, khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất sử thi lại đậm nét trữ tình và chất lý tưởng.
- Nhận thức rõ ràng về những hạn chế mang tính lịch sử của một thời đã qua để hướng tới sự đổi mới, đó cũng chính là kết quả của sự nhạy cảm trong tư tưởng của nhà văn Nguyên Ngọc”(Đỗ Đức Hiểu và ctv, 2004, tr.
- Sáng tác tùy bút của Nguyễn Trung Thành tuy không nhiều về số lượng nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí độc giả qua nhiều thế hệ.
- Nhà văn không tái hiện lại toàn bộ hiện thực khốc liệt của chiến tranh để tô hồng, ngợi ca hay phê phán chỉ từ một phía.
- Qua khả năng quan sát, suy tư, nghiền ngẫm đầy ý thức trách nhiệm và tâm huyết của một nghệ sĩ chân chính, hiện thực chiến tranh được soi chiếu từ nhiều góc độ, trong mối tương quan biện chứng với lịch sử và thời đại.
- từ đó, hướng con người tới lý tưởng sống cao đẹp và những tình cảm cao thượng hơn..
- Đường chúng ta đi là thiên tùy bút tiêu biểu nhất của ông, được sáng tác vào những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, in lần đầu trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1968).
- Dù chỉ là một đoản thiên tùy bút nhưng tác phẩm đã thể hiện tập trung những nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành, góp phần làm phong phú thêm thành tựu văn xuôi cách mạng thời chống Mỹ.
- Thật vậy, nhóm từ “Đường chúng ta đi” vừa có khả năng gợi âm, tạo nhịp vừa giàu sức tượng hình..
- những trạng ngữ chỉ thời gian vừa cụ thể vừa có màu sắc ước lệ - tác phẩm ghi lại chân thực và cảm động những cảm xúc, suy tư sâu lắng của người chiến sĩ Giải phóng quân trong một đêm thức trắng trước giờ xung trận.
- Trong khi ở các đô thị miền Nam - vùng tạm chiếm - hồi ấy, kẻ thù đang ra sức dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc để bôi xấu hình ảnh người chiến sĩ cách mạng thì những câu văn dạt dào cảm hứng trữ tình như thế đã góp phần khẳng định ý chí, nghị lực và thế giới tinh thần phong phú, cao đẹp của con người Việt Nam giữa khói lửa chiến tranh..
- Cảm hứng đóng vai trò quyết định trong tùy bút - một thể loại văn xuôi đậm chất trữ tình và giàu chất thơ.
- Những thiên tùy bút đặc sắc bao giờ.
- cũng được viết ra bằng cảm hứng mãnh liệt và chân thành.
- Không có cảm hứng hoặc cảm hứng giả, gượng thì không thể có tùy búthay.
- Hầu hết những tác phẩm tùy bút tiêu biểu được sáng tác trong thời chiến tranh đều dành sự quan tâm trước hết đến vấn đề dân tộc - lịch sử.
- Nếu thơ ca là thể loại có thể giúp con người bộc lộ những cung bậc tình cảm nồng nàn hoặc những rung động tinh tế về chuyện riêng tư (tình yêu, hạnh phúc, khổ đau.
- Trong đó, tùy bút là thể loại có ưu thế hơn cả.
- Cảm hứng dân tộc - lịch sử trước hết được biểu hiện ở thái độ quan tâm thường trực đến vận mệnh cộng đồng trải qua những thăng trầm lịch sử..
- Trong khuynh hướng chung của cả nền văn học bấy giờ, tùy bút dành phần ưu tiên cho những vấn đề lớn lao, cao cả.
- Ở thời kỳ “Cả đất nước có chung một tâm hồn, cả dân tộc có chung một gương mặt” (Chế Lan Viên), Tổ quốc được cảm nhận như một không gian thiêng liêng, quy chiếu toàn bộ nghĩ suy và cảm xúc con người..
- Nghĩa cử cao đẹp nhất là xả thân cho độc lập tự do nên con đường đẹp nhất là con đường dẫn ra mặt trận.
- Cái không gian khốc liệt nơi tuyến lửa lại chính là nơi để thử thách và trui rèn bản lĩnh, khí phách dân tộc..
- Cảm hứng dân tộc - lịch sử chính là cảm hứng chủ đạo trong tùy bút Đường chúng ta đi.
- Bởi qua giọng hát ấy, anh cảm nhận sâu sắc thêm những vẻ đẹp tâm hồn và sức sống diệu kỳ của dân tộc: “Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng… Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài..
- người Việt Nam ta vẫn còn giữ được tiếng hát ấy ư.
- Kỳ diệu biết bao nhiêu ! Kỳ diệu biết bao nhiêu - tiếng hát và tấm lòng Việt Nam chúng ta”..
- Suy đến cùng, nó là biểu hiện của nhận thức đầy đủ và sâu sắc về mối quan hệ giữa quyền sống cá nhân với trách nhiệm cộng đồng, giữa cái mất với cái được, giữa cái cao cả với cái tầm thường: “Từ xưa đến nay, bao giờ cũng vậy, con người tự nhận thức ra mình trong quá trình chiến đấu với kẻ thù và với thiên nhiên.
- Mười năm đánh nhau với kẻ thù tàn bạo nhất của loài người, chúng ta đã học được rất nhiều.
- Song, điều lớn lao và đẹp đẽ nhất là chúng ta đã học hiểu thêm về chính bản thân chúng ta.
- Qua máu lửa, chúng hiểu kỹ hơn, sâu hơn, quả tim Việt Nam chúng ta đúc bằng gang và trí tuệ của chúng ta đã chín đến chừng nào.
- Chúng ta hiểu rõ hơn sức mạnh của cánh tay ta, uy lực của lời nói ta.
- Chúng ta đổi mười năm xương máu, hàng vạn đồng chí đồng bào rơi đầu, hàng triệu người thành thương tật, để soi sáng thêm những đức tính tiềm tàng của con người Việt Nam.
- Chúng ta hiểu chúng ta rồi, và chính vì thế mà sức chúng ta càng mạnh hơn bao giờ hết, niềm tin chúng ta càng vững như thép và tình yêu dân tộc trong chúng ta càng thấm sâu vô cùng”..
- Đến kháng chiến chống Mỹ, nhận thức của con người Việt Nam đã vươn lên một tầm cao mới.
- “đỉnh cao muôn trượng” (ý thơ Tố Hữu) ấy, chúng ta có thể nhìn thấu suốt cả lịch sử và bao quát cả thời đại, để càng thấm thía tự hào về truyền thống quật cường và vững niềm tin vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ hy sinh mà nhất định thắng lợi.
- Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc Việt Nam không đơn thuần mang ý nghĩa vệ quốc, nghĩa là không chỉ để giành lại độc lập tự do mà còn để khẳng định một chân lý bất di bất dịch của cả nhân loại: văn hóa mỗi dân tộc là một hệ thống giá trị được hình thành qua tiến trình lịch sử, được lắng tụ, kết tinh từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của bao thế hệ - là cái Đẹp, có thể bị vùi dập nhưng không thể bị hủy diệt.
- bằng nhiều máu đến như vậy không? Giá như ta minh họa lịch sử dân tộc, thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thắm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm những con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh...”.
- Việt Nam là đất nước hiếu hòa chứ không hề hiếu chiến.
- Người Việt Nam thích làm thơ và hát hò hơn hô khẩu hiệu đánh giặc, thích sống với hạnh phúc trong tình yêu hơn với vinh quang trong chiến tranh.
- Dù “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”, nhưng truyền thống, bản lĩnh văn hóa là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá, giúp chúng ta luôn vững vàng, kiên định và ung dung tự tại giữa khói lửa chiến tranh.
- Mất mát, đớn đau nhiều nhưng chính trong thử thách hiểm nghèo của lịch sử, lòng tự hào, niềm tin vào phẩm chất cao đẹp và sức sống tiềm tàng, bất diệt của dân tộc cũng đồng thời được khẳng định: “Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên.
- Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói.
- Từ trong máu lửa đỏ cháy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng… Thế nhưng lạ lùng thay, tiếng nói ấy lại là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hò hẹn, xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu.
- Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào!”..
- Tiếng hát dân ca nghe vội trên đường ra trận như chất xúc tác gợi lên bao liên tưởng, khơi nguồn mạch cảm xúc thiêng liêng hướng về Tổ quốc và dân tộc.
- Đường chúng ta đi là con đường đấu tranh vì chính nghĩa, tiếp nối vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc qua bốn nghìn năm không yên tĩnh.
- Dấn bước trên con đường vinh quang ấy, người chiến sĩ nhận thức được sự hòa hợp diệu kỳ giữa dân tộc với thời đại, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa quá khứ với hiện tại và tương lai.
- Trong cuộc đối đầu quyết liệt với kẻ thù xâm lược, con người Việt Nam không hề đơn độc.
- Truyền thống oai hùng, bất khuất của cha ông là nguồn sức mạnh tinh thần quý báu, là điểm tựa lịch sử để thế hệ hôm nay dũng cảm đương đầu với cái ác, bằng niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng..
- Tùy bút thường mang giọng kể chậm, trầm buồn, như những trường đoạn trầm tư trữ tình có nhiều dấu lặng.
- Mặt khác, để tạo nên một độ căng thời gian cần thiết, tùy bút đặc biệt quan tâm tới những khoảnh khắc, những thời điểm mà vào lúc đó, hiện thực trở nên căng tràn và dồn nén nhất.
- Ngoài ra, ở những trang tùy bút viết về đề tài chiến tranh, giọng trữ tình còn kết hợp với giọng chính luận để làm nên giai điệu độc đáo: vừa rưng rưng chân thành, sâu lắng niềm xúc động riêng tư vừa dào dạt những cung bậc tình cảm lớn, mang đậm chất tráng ca của thời đại.
- Sự hòa hợp nhuần nhị này góp phần khắc họa tư thế ung dung, tự tại và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam giữa những năm tháng chiến tranh khốc liệt..
- Tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành còn hấp dẫn, thuyết phục người đọc bằng một giai điệu đẹp, hài hòa giữa chất sử thi bi tráng với chất thơ trong sáng, lãng mạn.
- Hình như đó không phải là sự ngân nga, dìu dặt, trầm bổng của câu chữ, mà chính là âm điệu thiết tha, thâm trầm được cất lên từ nơi thẳm sâu nhất trong cõi lòng người: “Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh.
- Từ trong đêm mờ xa xôi của lịch sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình”..
- Phần kết thúc của tác phẩm tuy giàu sức khái quát nhưng hình như nhà văn không nhằm mục đích khẳng định một tư tưởng hay khái quát lên một vấn đề to tát nào.
- Đó chỉ là cái dư ba còn lắng lại, đọng lại tất yếu, tự nhiên sau những cao trào cảm xúc và suy tưởng nên không hề gượng gạo hoặc có tính chất công thức mà mang đến cảm giác nhẹ nhõm, nhân hậu, tin yêu vào con người và cuộc sống, vào sự bất tử của cái đẹp, cái cao cả: “Sáng rồi.
- Cuộc chiến đấu của chúng tôi sắp bắt đầu..
- diệu, tôi được sống trở lại thì cũng xin cho tôi được sống trong ngày hôm nay của dân tộc ta.
- Tôi thiết tha yêu cái ngày hôm nay của đất nước, thiết tha yêu đội ngũ trùng trùng điệp điệp của chúng ta đang tiến lên trong cuộc hành quân cả nước sục sôi và chiến thắng này.
- Trong quyển Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên), nhà nghiên cứu Bích Thu đã đánh giá cao giá trị nội dung tư tưởng cùng bút pháp nghệ thuật của tùy bút Đường chúng ta đi:.
- “Nguyễn Trung Thành đã từ trong cuộc chiến đấu viết lên những dòng tùy bút tâm huyết và ấn tượng, cảm động và bi tráng về tổ quốc, nhân dân và thế hệ trong cuộc đụng đầu lịch sử với kẻ thù để bảo vệ non sông, đất nước.
- Thiên tùy bút vọng vang như một lời hịch hòa quyện cảm hứng sử thi, anh hùng, lãng mạn và trữ tình.
- Mỗi câu chữ, âm điệu là lời mời gọi của hiện tại, là tiếng vọng của quá khứ xen lẫn, hun đúc lòng tự hào dân tộc và tinh thần chiến đấu của những người dù sống trong gian khổ, hy sinh, trong máu lửa và nước mắt vẫn tin tưởng ở ngày chiến thắng” (Phan Cự Đệ và ctv, 2004, tr..
- Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành là một tên tuổi luôn được nhắc đến ở vị trí hàng đầu, trong đội ngũ nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi cách mạng Việt Nam, suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
- tác phẩm có thể đếm hết trên đầu ngón tay.
- Ông là nhà văn có tầm tư tưởng, biết vượt lên, đứng cao hơn hiện thực để quan sát, nghiền ngẫm, suy tư.
- Từ góc nhìn cao rộng được đảm bảo bằng sự mẫn tiệp của trí tuệ và sự tinh nhạy của cảm xúc, nhà văn đã nghĩ và viết về hiện thực chiến tranh theo một phương cách riêng, đầy mạnh mẽ và sáng tạo (Tất nhiên, cứu cánh của văn chương thời chiến tranh bao giờ cũng là phụng sự hữu hiệu nhất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành xứng đáng được tôn vinh như một già làng, là biểu tượng sinh động của một thế hệ nhà văn - chiến sĩ đã trực tiếp dấn thân, sẵn sàng xả thân trên hành trình giành lại độc lập tự do và bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc..
- Trên con đường ấy, mãi mãi, chúng ta vẫn đi … TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Nguyễn Trung Thành(1968), Đường chúng ta đi, in trong tuyển tập Trận đánh bắt đầu từ hôm nay, Nxb Văn học, HN..
- Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, HN.