« Home « Kết quả tìm kiếm

Chương trình giáo dục phổ thông: Làm quen với Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2


Tóm tắt Xem thử

- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
- LÀM QUEN TIẾNG ANH LỚP 1 VÀ LỚP 2.
- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH.
- Đối với học sinh.
- Điều kiện thực hiện Chương trình.
- Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được xây dựng để đáp ứng nhu cầu làm quen với tiếng Anh của học sinh lớp 1 và lớp 2 trong bối cảnh môn học Tiếng Anh được đưa vào chương trình học chính thức cho học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3.
- Với vai trò là một trong những môn học có tính công cụ ở trường phổ thông, môn học này không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực thẩm mĩ.
- Chương trình được xây dựng như một môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 và đảm bảo tính liên thông với chương trình môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 12.
- Đặc điểm của học sinh lứa tuổi sáu, bảy là phát triển ngôn ngữ thông qua trải nghiệm thế giới.
- Học sinh có thiên hướng lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn là lĩnh hội ngôn ngữ một cách có chủ đích.
- Vì những lí do này, Chương trình ưu tiên phát triển kĩ năng nghe hiểu thông qua những tình huống giao tiếp đơn giản hằng ngày, câu chuyện, bài vè và bài hát.
- Kĩ năng nói đơn giản có thể được phát triển theo độ sẵn sàng của học sinh..
- thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập..
- Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp.
- Kĩ năng nói đơn giản có thể được phát triển tuỳ theo mức độ sẵn sàng của học sinh..
- Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp.
- Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với người học, có thể lặp lại, mở rộng qua các năm học để củng cố năng lực giao tiếp của học sinh..
- c) Học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo;.
- đ) Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập..
- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 1.
- Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 nhằm giúp học sinh bước đầu có nhận thức đơn giản nhất về tiếng Anh, làm quen, khám phá và trải nghiệm để hình thành kĩ năng tiếng Anh theo các ngữ cảnh phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc và tâm sinh lí của lứa tuổi, giúp các em tự tin khi bước vào học tiếng Anh lớp 3 và hình thành cho các em niềm yêu thích đối với môn học..
- Hoàn thành Chương trình này, học sinh có thể:.
- d) Nghe hiểu được các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh..
- đ) Nghe hiểu và hồi đáp phi ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp đơn giản, gần gũi với đời sống của học sinh lớp 1 và lớp 2..
- e) Nghe hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản trong lớp học bằng tiếng Anh..
- g) Nghe hiểu và có phản hồi bằng tiếng Anh một cách đơn giản trong các tình huống hỏi đáp rất đơn giản, quen thuộc với người học..
- h) Trả lời các câu hỏi đơn giản quen thuộc gắn liền với trải nghiệm của học sinh, có thể ở cấp độ từ hoặc câu đơn giản..
- i) Bước đầu đưa ra một số chỉ dẫn quen thuộc khi tham gia vào các hoạt động đơn giản trên lớp..
- k) Nhận biết và đọc thành lời các từ và một số cụm từ quen thuộc, đơn giản và cụ thể..
- l) Viết được một số từ rất đơn giản trong chủ đề quen thuộc..
- Chương trình góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự phục vụ, tự quản, tự học và khả năng giải quyết vấn đề.
- Đồng thời Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết và yêu thương của học sinh.
- Thông qua việc làm quen với tiếng Anh, học sinh có thái độ tích cực đối với bộ môn, có hiểu biết về các nền văn hoá khác và thấy được giá trị của nền văn hoá dân tộc mình..
- Các năng lực đặc thù cần đạt đối với học sinh được mô tả thông qua bốn kĩ năng giao tiếp, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng nghe hiểu.
- Kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp rất đơn giản có thể được phát triển theo mức độ sẵn sàng của người học, bước đầu góp phần hình thành năng lực giao tiếp ở mức độ đơn giản nhất cho học sinh tiểu học..
- Đối với học sinh lớp 1.
- Hết lớp 1, học sinh có thể:.
- b) Nhận biết được các số từ 1 đến 10 và dùng các số đếm này để đếm hoặc trả lời một số câu hỏi về số lượng đơn giản..
- c) Nhận biết và gọi tên được các từ vựng cụ thể, đơn giản theo chủ đề đã học trong ngữ cảnh giao tiếp..
- d) Phản hồi được bằng tiếng Anh một cách đơn giản trong các tình huống hỏi đáp rất đơn giản, gắn liền với trải nghiệm của học sinh lớp 1..
- đ) Nghe hiểu được và biết cách hồi đáp phi ngôn ngữ trong các hội thoại rất đơn giản và ngắn gọn, câu lệnh đơn giản trong lớp học..
- e) Biết cách chào hỏi, tạm biệt rất đơn giản..
- Đối với học sinh lớp 2.
- Hết lớp 2, học sinh có thể:.
- c) Nhận biết được các số từ 1 - 20 và có thể dùng các số đếm này để đếm hoặc trả lời một số câu hỏi về số lượng đơn giản..
- d) Nghe hiểu và phản hồi được bằng tiếng Anh một cách đơn giản trong các tình huống hỏi đáp rất đơn giản và quen thuộc..
- đ) Làm theo và thực hiện được các câu lệnh rất đơn giản trong lớp học, mở rộng hơn về số lượng và độ dài câu lệnh..
- g) Trả lời được câu hỏi đơn giản và hồi đáp được bằng một hoặc hai từ trong ngữ cảnh cụ thể và quen thuộc..
- c) Cấu trúc: Một số cấu trúc đơn giản hay sử dụng trong tình huống giao tiếp quen thuộc..
- a) Nghe: Nghe hiểu và hồi đáp phi ngôn ngữ hoặc câu trả lời đơn giản, có thể chỉ ở cấp độ từ, trong các hội thoại giao tiếp đơn giản trong lớp học và trong các tình huống hoặc chủ đề đơn giản đã học.
- Nghe hiểu và thực hiện theo các chỉ dẫn đơn giản bằng tiếng Anh trong lớp học.
- Nghe hiểu từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh và chủ đề quen thuộc (trong phạm vi vốn từ khoảng 70 - 140 từ)..
- b) Nói: Trả lời đơn giản trong các tình huống hỏi đáp trong phạm vi chủ đề quen thuộc.
- Học sinh tham gia vào các hoạt động, trò chơi trên lớp và bước đầu có thể đưa ra một số chỉ dẫn.
- Học sinh nghe và nhắc lại các cụm từ, câu đơn giản, bài vè, bài hát phù hợp với với lứa tuổi trong nội dung bài học.
- Học sinh nói các từ quen thuộc, cụ thể và đơn giản trong ngữ cảnh..
- c) Đọc: Đọc các từ, câu đơn giản có tranh minh hoạ.
- Học sinh nghe và đọc theo, nhận biết từ và hiểu nghĩa của từ trong chủ đề đã học..
- Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 khai thác các chủ đề quen thuộc với cuộc sống của học sinh.
- Nghe các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh.
- Một số âm đơn giản ở vị trí bắt đầu của từ..
- Nghe và phản hồi phi ngôn ngữ trong một số tình huống giao tiếp rất đơn giản khi đã được thực hành nhiều lần..
- Nghe và thực hiện theo các hướng dẫn rất đơn giản trong lớp học khi đã được thực hành nhiều lần..
- Trả lời đơn giản, có thể chỉ ở cấp độ từ hoặc cụm từ, các câu hỏi rất đơn giản trong các tình huống giao tiếp đơn giản hoạt động hằng ngày..
- Đọc thành lời các từ và một số cụm từ quen thuộc, đơn giản và cụ thể..
- Nghe hiểu các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh (thêm khoảng 35 - 70 từ so với lớp 1)..
- Nghe hiểu và phản hồi phi ngôn ngữ trong một số tình huống giao tiếp đơn giản..
- Một số âm đơn giản ở vị trí bắt đầu và kết thúc của từ..
- Nghe hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản trong lớp học..
- Trả lời các câu hỏi đơn giản quen thuộc gắn liền với trải nghiệm của học sinh, có thể ở cấp độ từ hoặc câu đơn giản..
- Đưa ra một số chỉ dẫn quen thuộc khi tham gia vào các hoạt động đơn giản trên lớp..
- Viết được từ rất đơn giản..
- Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 được xây dựng theo Đường hướng giao tiếp.
- Các phương pháp theo đường hướng này nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.
- Năng lực giao tiếp ở giai đoạn này có thể chỉ dừng lại ở việc hiểu các ngữ cảnh giao tiếp và từng bước phản hồi phi ngôn ngữ hoặc bằng ngôn ngữ đơn giản.
- Ngoài ra, phương pháp dạy học cũng chú trọng đến quá trình lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên của học sinh ở lứa tuổi này.
- Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh đầu cấp Tiểu học và cách tiếp cận chủ đạo trong giảng dạy tiếng Anh ở giai đoạn này..
- Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học cụ thể..
- (Experiential Learning), học tập dựa trên nhiệm vụ (Task-based learning), học tập dựa trên dự án (Project-based learning), giáo viên giúp học sinh được trải nghiệm ngôn ngữ ở dạng tự nhiên nhất theo trình tự nghe - nói - đọc - viết với mục đích giúp học sinh làm quen và yêu thích tiếng Anh.
- Đặc biệt, giáo viên không dạy học sinh kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ, cấu trúc ngữ pháp) tách rời khỏi ngữ cảnh..
- Do đó, học sinh cần được nghe và tham gia các hoạt động giao tiếp có ngữ cảnh nhưng không đòi hỏi phải nói khi các em chưa sẵn sàng.
- Giáo viên sử dụng phối hợp các tình huống, trò chơi hoặc bài hát kèm hành động, bài vè, sách truyện rất đơn giản bằng tiếng Anh, dễ nhớ, gần gũi với lứa tuổi lớp 1 và lớp 2.
- Đồng thời, các hoạt động dạy học giúp học sinh làm quen với hệ thống âm, bước đầu nhận diện các từ ngữ đơn giản trong các tình huống giao tiếp và có thể tham gia vào các hội thoại ngắn và quen thuộc.
- Học sinh là chủ thể tham gia tích cực trong quá trình học tập.
- Học sinh cần được tạo cơ hội để trải nghiệm ngôn ngữ và tự tìm ra quy luật.
- Học sinh học thông qua trò chơi, bài hát, bài vè, kể chuyện, học để trải nghiệm ngôn ngữ chứ không phải phân tích và ghi nhớ, phát triển khả năng nhận diện hệ thống âm, chữ viết, từ vựng và cấu trúc..
- Học sinh cần được ưu tiên phát triển kĩ năng nghe hiểu và khuyến khích hồi đáp phi ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp trước khi được yêu cầu hồi đáp ngắn gọn, đơn giản bằng lời.
- Học sinh được phát triển kĩ năng nói trong tình huống đơn giản khi các em đã sẵn sàng..
- Học sinh hình thành năng lực giao tiếp thông qua việc tham gia các hoạt động học phong phú, học mà chơi dưới các hình thức tương tác cá nhân, theo cặp, theo nhóm và cả lớp, tương tác giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học.
- sinh và giữa học sinh với học liệu (bao gồm cả học liệu điện tử).
- Học sinh được tiếp cận với các ứng dụng công nghệ tiên tiến và học liệu phong phú..
- Học sinh luôn cần được giúp đỡ, khích lệ để duy trì hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập.
- Học sinh tích cực học tập hơn khi nhận được hướng dẫn, gợi ý kịp thời và thân thiện từ phía giáo viên.
- Việc khuyến khích và biểu dương thường xuyên giúp học sinh tự tin và có động lực học tập..
- Trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá việc làm quen với tiếng Anh của học sinh lớp 1 và lớp 2, giáo viên cần lưu ý các yêu cầu dưới đây:.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá được tiến hành nhằm cung cấp thông tin phản hồi về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà học sinh đạt được trong quá trình học tập để giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh, động viên, hướng dẫn học sinh và làm cơ sở cho những điều chỉnh định hướng về phương pháp, học liệu và kế hoạch học tập..
- Đối với học sinh đầu cấp Tiểu học, hoạt động kiểm tra đánh giá tập trung vào việc xây dựng sự tự tin vào khả năng học tiếng Anh cho học sinh.
- Điều kiện thực hiện Chương trình 2.1.
- Các trường triển khai Chương trình phải có phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng cho học sinh đầu cấp Tiểu học.
- Nội dung và hình thức dạy học phải phù hợp với lứa tuổi, được thực hiện thông qua các hoạt động ngôn ngữ vui vẻ, nhẹ nhàng như trò chơi, bài vè, bài hát, ghép tranh ảnh, tô màu, đố vui, diễn kịch, xem phim hoạt hình để tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh