« Home « Kết quả tìm kiếm

CHUYỂN BIẾN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ XÃ HỘI NÔNG THÔN BẮC TRUNG KỲ THỜI THUỘC PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- CHUYỂN BIẾN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ XÃ HỘI NÔNG THÔN BẮC TRUNG KỲ THỜI THUỘC PHÁP.
- Nông nghiệp là ngành kinh tế thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
- Quá trình khai thác của tư bản Pháp đã thúc đẩy nông nghiệp thuộc địa có nhiều chuyển biến.
- Yếu tố tư bản chủ nghĩa (TBCN) xâm nhập vào nông nghiệp đã thúc đẩy sự chuyển biến của xã hội nông thôn, diện mạo nông nghiệp, nông thôn có nhiều thay đổi.
- Ngoài những hạn chế do chính sách bóc lột của giai cấp thống trị, kinh tế nông nghiệp nước ta cũng có những đổi thay tích cực nhất định..
- Bắc Trung Kỳ (Nord - Annam.
- Dưới tác động khách quan của quá trình khai thác, nông nghiệp Bắc Trung Kỳ có những chuyển biến đáng kể theo hướng TBCN, làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn khu vực..
- Từ thực tế trên, chúng tôi thiết nghĩ, nghiên cứu sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, giúp ta nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn công cuộc khai thác thực dân ở một khu vực, góp phần hiểu đầy đủ hơn về chế độ thuộc địa ở nước ta..
- Biến đổi bước đầu trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1884 đến 1918 1.1.
- Những tiền đề thúc đẩy sự chuyển biến của nông nghiệp Bắc Trung Kỳ.
- Đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa và “đảm bảo an ninh”, thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường sông, cầu cảng nối liền các khu vực kinh tế trong và ngoài Bắc Trung Kỳ, nối liền với Lào.
- Đặc biệt, đường bộ nối khu vực Bắc Trung Kỳ với Lào được đầu tư xây dựng.
- So với với cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, thì cảng Bến Thuỷ được xem là quan trọng bậc nhất Trung Kỳ.
- Boulloche - Khâm sứ Trung Kỳ - đã đề ra việc khảo sát hệ thống dẫn thuỷ nhập điền ở Thanh Hoá.
- Chính sách khuy ến khích lập đồn điền: Sau khi hoàn tất công cuộc “bình định”.
- khu vực Bắc Trung Kỳ, chính quyền thuộc địa tuyên bố: “Không còn sợ các lực lượng đối kháng quấy rối nữa, có thể bắt tay vào việc mở mang và đẩy mạnh phát triển kinh tế”.
- Tiến hành công cuộc khai thác, thực dân Pháp đã chú trọng đến việc mở mang đồn điền kinh doanh nông nghiệp.
- Ngoài mục đích kinh tế (tìm kiếm lợi nhuận), đồn điền còn mang sứ mệnh chính trị (“đảm bảo sự yên ổn ở những vùng rối loạn”) và xã hội (“đưa các loại cây mới vào trồng để thu hút bớt dân cư ra khỏi đồng bằng đông đúc”) 8 .
- Không riêng Bắc Trung Kỳ, đồn điền được mở rộng trong cả nước, trở thành một đặc trưng của kinh tế nông nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..
- Biến đổi bước đầu của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ.
- Kinh tế đồn điền phát triển mạnh và là một nhân tố mới làm biến đổi nông nghiệp khu vực.
- XX, đồn điền lần lượt được thiết lập ở Bắc Trung Kỳ.
- Từ các “đồn sơn phòng” thời quân chủ, các đồn điền dần được mở rộng.
- Việc phát hiện ra vùng đất đỏ và sự xuất hiện của cây cà phê khiến cho kinh tế đồn điền có nhiều khởi sắc.
- Theo chân Gauthier, nhiều nhà thực dân đã xin đất lập đồn điền để trồng cây công nghiệp.
- Từ Thanh Hoá, đồn điền được mở rộng sang Nghệ An.
- Việc phát hiện ra vùng đất đỏ, sự xuất hiện của cây cà phê là những nhân tố quan trọng thúc đẩy đồn điền ở Bắc Trung Kỳ mở rộng.
- Năm 1912, Gauthier bắt đầu khai khẩn đồn điền ở Yên Mỹ 10 .
- Đồn điền của Gauthier đã trồng được 10.000 gốc cà phê Arabica.
- Sự thành công bước đầu của Gauthier ở đồn điền Yên Mỹ đã khích lệ rất lớn đến giới điền chủ.
- Năm 1914, Garand lập đồn điền ở Như Xuân, tiếp đó là hàng loạt đồn điền khác được lập ở Thọ Xuân, Cẩm Thuỷ, Yên Định.
- Cũng trong năm 1914, vùng Phủ Quỳ trở thành một nơi thu hút giới điền chủ, theo tài liệu của Phòng Canh nông và thương mại Trung Kỳ đã có một số đồn điền được đưa vào sử dụng như đồn điền của Walther, đồn điền của Hội Lapicque và Công ty (P.A..
- Từ năm 1910 đến hết Thế chiến I, số lượng đồn điền ở Bắc Trung Kỳ càng được mở rộng, diện tích cũng tăng lên đáng kể 12.
- “cô ng điền, công thổ” mà họ xem là đất hoang để cấp nhượng cho các nhà thực dân lập đồn điền.
- Sự phát triển của kinh tế đồn điền là một nhân tố làm biến đổi quyền sở hữu ruộng đất.
- Cho đến hết Thế chiến I, nhiều đồn điền có diện tích hàng trăm ha ra đời 13 .
- Sự dung dưỡng của chính quyền thuộc địa là điều kiện để nhà thờ phát triển sở hữu dưới nhiều hình thức khác nhau: Ruộng đất do nhà Chung tậu, do sự quyên cúng của giáo dân, do chính quyền thực dân cấp cho, ruộng đất khai khẩn của cha cố…Nhiều địa phương ở Bắc Trung Kỳ, ruộng nhà Chung lên tới hàng trăm ha: Nga Sơn (Thanh Hoá), Xã Đoài (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh) là những nơi đạo Thiên chúa phát triển, ở đó ruộng đất của nhà Chung là tương đối lớn.
- Họ mộ dân khai phá ở vùng trung du Nông Cống, Như Xuân để lập những đồn điền đầu tiên.
- Canh tác nông nghiệp có những biến đổi bước đầu.
- So với trước năm 1884, diện tích trồng lúa ở Bắc Trung Kỳ tăng lên nhờ các biện pháp dẫn thuỷ nhập điền, khai hoang phục hoá cũng như sự “ổn định” về chính trị.
- Bên cạnh đó, những hoạt động nghiên cứu về giống và các khuyến cáo về kỹ thuật của trạm giống Yên Định đã góp phần cải tiến nghề trồng lúa ở khu vực Bắc Trung Kỳ.
- Trong tổng số diện tích gieo trồng ở Trung Kỳ năm 1919 là 1.100.000 ha thì Bắc Trung Kỳ có 490.000 ha 14 - chiếm gần 45% diện tích..
- Đặc biệt là một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao bắt đầu được du nhập vào Bắc Trung Kỳ, nhất là cây cà phê.
- Sau thành công của Gauthier ở đồn điền Yên Mỹ, diện tích trồng cà phê không ngừng được mở rộng.
- Đến đầu thế kỷ XX, cây cà phê được trồng trong các đồn điền người Pháp ở Hương Sơn, Hương Khê.
- Năm 1912, Gauthier khai thác đồn điền Yên Mỹ, hơn 10.000 gốc cà phê Arabica được trồng thành công ở đây, điều đó đã khuyến khích các điền chủ xin nhượng đất lập đồn điền trồng cà phê.
- Cho đến năm 1918, hệ thống đồn điền trồng cà phê được thiết lập ở Bắc Trung Kỳ.
- Từ những bước đi ban đầu này, trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp biến Bắc Trung Kỳ thành nơi chuyên canh cà phê vào loại lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ..
- Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ từ 1919 đến 1945 2.1.
- Sự điều chỉnh chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ..
- Hai công trình dẫn thuỷ nhập điền tầm cỡ này xuất hiện đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nông nghiệp Bắc Trung Kỳ..
- Công trình thuỷ nông sông Chu hoàn thành đã làm thay đổi diện mạo nông nghiệp Thanh Hoá.
- Hệ thống thuỷ nông sông Chu, hệ thống dẫn thuỷ nhập điền Bắc Nghệ An xứng đáng là những công trình đại thuỷ nông ở Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp..
- Chuyển biến của kinh tế nông nghiệp.
- Việc mở rộng đầu tư khai thác của thực dân Pháp khiến nông nghiệp Bắc Trung Kỳ có những chuyển biến rõ nét, thể hiện trên mấy khía cạnh sau:.
- Sở hữu ruộng đất: các tỉnh Bắc Trung Kỳ có tỷ lệ ruộng công tương đối thấp so với xứ Trung Kỳ.
- Đất được cấp nhượng lập đồn điền lên tới 37.114 ha (chiếm tỷ lệ 13% đất canh tác), 70% đồn điền có diện tích từ 100 ha đến trên 10.000 ha.
- Các đồn điền lớn được tổ chức như những xí nghiệp TBCN .
- Tính đến năm 1929, trong gần 5.000 ha cà phê ở Trung Kỳ thì diện tích trồng cà phê các tỉnh Bắc Trung Kỳ chiếm tỷ lệ gần một nửa (48.
- Nhưng cuộc khủng hoảng của cây cà phê vào những năm khiến cho diện tích trồng cà phê sụt giảm, chỉ còn 2.000 ha trong tổng số 6.100 ha ở Trung Kỳ (chiếm tỷ lệ 32,7.
- Diện tích trồng cà phê toàn Đông Dương trong giai đoạn từ 1932 đến 1944 trung bình là 8.525ha thì diện tích trồng cà phê ở Bắc Trung Kỳ chiếm tỷ lệ 27,5% 20 .
- Bắc Trung Kỳ được xem là trung tâm trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ..
- Cà phê là loại cây trồng được phát triển trong các đồn điền đất đỏ ở phía.
- Diện tích trồng cà phê ở Bắc Trung Kỳ vào thời điểm cao nhất vào khoảng hơn 2.500 ha, sản lượng đạt khoảng 1.000 tấn, năng suất bình quân từ 4 đến 5 tạ/ha.
- Chỉ tính riêng đồn điền của Walther ở Phủ Quỳ đến năm 1927 đã có 17.000 gốc cà phê cho thu hoạch, 6.000 gốc trồng được 2 năm, 145.000 gốc trồng được 1 năm.
- Chăn nuôi gia súc, nhất là trâu bò trở thành một nghề rất phát triển ở Bắc Trung Kỳ.
- Bắc Trung Kỳ trở thành một trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu trâu bò lớn của cả nước.
- Henry, năm 1930, đàn trâu bò ở Bắc Trung Kỳ lên tới 247.025 con 22 .
- Tổng số đàn gia súc ở Trung Kỳ là 421.895 con bò và 200.073 con trâu, riêng ở Bắc Trung Kỳ số lượng bò đã là 166.770 con (chiếm tỷ lệ 39,5.
- Đàn bò ở Bắc Trung Kỳ nhiều hơn cả đàn bò của các tỉnh Bắc Kỳ cộng lại (143.
- Điều đó cho thấy, Bắc Trung Kỳ là một trung tâm chăn nuôi bò lớn nhất cả nước..
- Xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ dưới tác động của những chuyển biến kinh tế nông nghiệp.
- Sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội nông thôn, điều đó thể hiện trên mấy vấn đề sau:.
- Dâ n cư biến động: Dân số tăng lên nhanh chóng, trong khoảng 40 năm đầu thế kỷ XX, dân số Bắc Trung Kỳ tăng lên gấp đôi.
- Xuất hiện các luồng di dân: từ đồng bằng lên trung du, từ tỉnh này sang tỉnh khác, di cư vào Nam Trung Kỳ và Nam Kỳ, một bộ phận nhân công từ Bắc Kỳ di cư vào..
- Nông dân Bắc Trung Kỳ ngày càng bị bần cùng hoá.
- Ở nông thôn Bắc Trung Kỳ, xuất hiện nhiều cách bóc lột thậm tệ: bóc lột tô, bóc lột tức, bóc lột nhân công, nhiều loại hình bóc lột tinh vi: công non, lương non, đong gạo chịu, vay cầm, bán cầm....
- Ngoài 2 mâu thuẫn chủ yếu là nông dân với địa chủ, nông dân với đế quốc, thực dân, nông thôn Bắc Trung Kỳ còn xuất hiện một mâu thuẫn khác cũng rất gay gắt:.
- Bắc Trung Kỳ là vùng đất đa dạng về sinh thái tự nhiên - xã hội, có thế mạnh để phát triển nghề trồng lúa, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
- Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho nông nghiệp Bắc Trung Kỳ chuyển dần từ hình thái phong kiến sang hình thái thuộc địa có nhân tố TBCN..
- Xu hướng tập trung ruộng đất mở đường cho việc kinh doanh lớn trong nông nghiệp, làm thay đổi hình thức sở hữu nhỏ, kinh doanh phân tán của nông nghiệp Bắc Trung Kỳ, nhưng một bộ phận nông dân bị tước đoạt tư liệu sản xuất.
- Bộ phận kinh tế đồn điền có nhiều chuyển biến mạnh mẽ nhất trong nông nghiệp Bắc Trung Kỳ.
- Trước năm 1884, đồn điền đã xuất hiện, nhưng chỉ đóng vai trò là “đồn sơn phòng”, mang ý nghĩa bảo vệ an ninh chính trị nhiều hơn là kinh tế.
- Sang thời thuộc địa, đồn điền trở thành một hình thức canh nông của giới điền chủ.
- Quy mô đồn điền không ngừng được mở rộng.
- Từ những cố gắng đơn lẻ của các cá nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kinh tế đồn điền dần được tổ chức và phát triển mạnh mẽ..
- Sau Thế chiến I, hệ thống đồn điền hình thành và mở rộng đến các vùng đồng bằng, xuất hiện đồn điền rộng hàng nghìn hecta như đồn điền của Gauthier ở Yên Mỹ (Thanh Hoá), Walther, Lapic và Công ty ở Phủ Quỳ (Nghệ An)… Đồn điền Yên Mỹ được đánh giá là đẹp nhất Đông Dương..
- Nông n ghiệp Bắc Trung Kỳ bắt đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá .
- Trước năm 1884, nông nghiệp khu vực đang ở trạng thái tự cung tự cấp.
- Sang thời thuộc địa, Bắc Trung Kỳ thành nơi xuất khẩu hàng nông sản tương đối lớn của cả nước.
- Những nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ : Nguồn vốn đầu tư, bao gồm vốn của Nhà nước và tư nhân thúc đẩy nông nghiệp khu vực phát triển.
- Tác động của chuyển biến kinh tế nông nghiệp tới xã hội nông thôn Bắc Trung Kỳ, giai cấp bị phân hoá, nông dân bị bần cùng.
- Nông thôn Bắc Trung Kỳ xuất hiện công nh ân áo nâu, thợ cày, thợ cấy, thợ gặt, thợ hái cà phê, người làm trung gian, thầu khoán, bốc vác, chở thuê...Thợ thủ công bị phân hoá, một bộ phận bị phá sản do sản phẩm không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
- Bên cạnh những hạn chế của chính sách thực dân, sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp khu vực cũng có những mặt tích cực nhất định.
- Chính sách khai thác tiềm năng đất đai, sự đầu tư cho hệ thống thuỷ nông, việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, tìm đầu ra cho nông sản … ở Bắc Trung Kỳ thời thuộc Pháp có thể là những gợi.
- 7 T ạ Thị Thuý, Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (1884-1914.
- 8 T ạ Thị Thuý, Đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ (1884-1914.
- 20 H.Cucherousset, Cu ộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê ở Thanh Hoá, T ạp chí Kinh tế Đông Dương, Tư li ệu địa chí, Thư viện Thanh Hoá, tr.
- 21 H.Cucherousset, Cu ộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê ở Thanh Hoá, T ạp chí Kinh tế Đông Dương, Tlđd, tr.
- Henry, Kinh t ế nông nghiệp Đông Dương, sđd, tr.223 - 224