« Home « Kết quả tìm kiếm

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DỊCH CHUYỂN NÀY ĐẾN NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DỊCH CHUYỂN NÀY ĐẾN NÔNG HỘ.
- Qua nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế.
- Yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp: tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, số nhân khẩu trong hộ, tỉ lệ người không việc làm trong tổng số người có việc làm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Việc lao động dịch chuyển lao động trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần đối với nông hộ và những lao động dịch chuyển này tác động tích cực đến việc học hành của những thành viên còn lại trong hộ, cũng như thúc đẩy những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển lao động và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông tin,… ngày càng tăng..
- Từ khóa: lực lượng lao động nông thôn, thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, chuyển dịch lao động.
- Hiện tượng thừa mà thiếu lao động trong nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay là một vấn đề bức xúc của lãnh đạo chính quyền các cấp.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động mạnh như một yếu tố tạo cầu cho lao động phi nông nghiệp và sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Về cơ bản việc chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nói riêng gắn kết chặt chẽ với những đặc điểm của người lao.
- Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống các yếu tố ảnh hưởng, mức độ tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nông thôn và những tác động này đến kinh tế - xã hội của nông hộ có thành viên chuyển dịch lao động.
- Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu nhằm để đưa ra một số giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề này cho chuyển dịch lao động nông thôn ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ (TPCT) nói riêng..
- Nghiên Cứu này nhằm đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch và những tác động của sự chuyển dịch này đến nông hộ ở TPCT..
- Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp TPCT: Dữ liệu thống kê về lực lượng lao động của TPCT trong giai đoạn .
- Các thông tin bài viết từ tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề lao động và việc làm ở Cần Thơ &.
- Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) trên nhóm cán bộ lãnh đạo, đại diện ban ngành đoàn thể ở TPCT và các nhóm hộ có thành viên chuyển dịch lao động trên địa bàn TPCT..
- Phỏng vấn chuyên gia đối với các ban ngành có liên quan đến chính sách hỗ trợ lao động việc làm.
- Đây là bước dùng để so sánh sự hỗ trợ của nhà nước đối với các nhu cầu lao động việc làm đặt ra bởi lực lượng lao động do tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa..
- Điều tra hộ gia đình được chọn để phỏng với phương pháp chọn mẫu phân tầng, kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng, với trình tự như sau: Sau khi có kết quả PRA tại huyện thì dựa vào kết quả đó để chọn ra các xã đại diện với tiêu chí là phường có tác động mạnh của chuyển dịch lao động, có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu nghề nghiệp và có sự đa dạng về việc làm để khảo sát, tiếp theo thực hiện PRA với các lãnh đạo cũng như cán bộ có liên quan tại cấp xã để chọn ra các khu vực đại diện với tiêu chí như trên để thực hiện phỏng vấn chuyên sâu, trong các khu vực được chọn trên thì sẽ tiến hành chọn các hộ phỏng vấn ngẫu nhiên với điều kiện là các hộ này có thành viên trong hộ chuyển dịch lao động..
- Để thực hiện các mục tiêu trên thì một số phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lao động việc làm của người lao động tại vùng nghiên cứu, Phương pháp hồi qui tương quan sử dụng mô hình.
- 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG.
- 4.1 Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và cơ cấu lao động TPCT giai đoạn 2002-2008.
- Tuy nhiên, tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực I chỉ giảm trung bình 3,8%, một sự sụt giảm lao động không tương xứng với sự sụt giảm của GDP, điều này chứng tỏ rằng năng suất lao động trung bình ở khu vực I giảm dần trong giai đoạn này (Bảng 1).
- Lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao tại hai thời điểm 2002 và 2008 là 53,4% và 49,6%.
- Điều này chỉ ra rằng, khu vực I đang sử dụng khá nhiều lao động nhưng khả năng đóng góp vào GDP của khu vực I chỉ ở mức thấp.
- Bảng 1: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của TPCT (ĐVT:.
- Chỉ tiêu Cơ cấu GDP Cơ cấu lao động.
- Ngoài ra, trong năm 2002 và 2008 cơ cấu GDP ở khu vực II chiếm tỷ trọng lần lượt là 31,1% và 38,4%, trong khi đó chỉ cần sử dụng một cơ cấu lao động tương ứng là 15,6% và 18% trong tổng lao động ở cả 3 khu vực, khu vực này có cơ cấu thấp nhất so với khu vực I và III.
- Chính vì vậy, TPCT cần có biện pháp tác động để dịch chuyển lao động ở khu vực I vào khu vực II mạnh hơn nữa để đạt sự phát triển kinh tế tốt hơn, đặc biệt cần chú ý đến việc tạo môi trường thông thoáng, thuận tiện về mặt hành chánh, pháp lý và những ưu đãi khác cho những doanh nghiệp hiện tại phát triển sản xuất và thu hút những nhà đầu tư mới..
- Trong khi đó, lực lượng lao động tham gia vào khu vực III cũng khá cao, chiếm 31% năm 2002 và 32,4% năm 2008.
- giai đoạn mức tăng trung bình cơ cấu của GDP khu vực III là 2,9%/năm, trong khi lao động tham gia khu vực III cũng tăng trung bình với mức tương ứng là 1,4%.
- Điều này cho thấy, không giống như khu vực II, Cơ cấu GDP của khu vực III tăng không nhiều nhưng tỷ trọng cơ cấu lao động tăng lên đáng kể trong khu vực này..
- 4.2 Chuyển dịch cơ cấu dân số nông nghiệp – phi nông nghiệp.
- Tốc độ tăng dân số phi nông nghiệp cao hơn tốc độ tăng dân số nông nghiệp.
- Tỷ lệ dân số nông nghiệp – phi nông nghiệp vào năm 2002 là 65,2.
- 4.3 Chênh lệch thu nhập giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Trong giai đoạn thu nhập trung bình trên đầu người của người dân TPCT tăng lên khá nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
- GDP/người trong lĩnh vực phi nông nghiệp có tốc độ tăng rất nhanh, trung bình 16%/năm trong giai đoạn 2002-2008.
- Mặc dù GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhưng tốc độ chậm hơn nhiều so với lĩnh vực phi nông nghiệp.
- 5 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN 5.1 Số lượng lao động.
- Lao động là nguồn gốc của mọi của cải, lao động có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến kinh tế xã hội nếu như không có chiến lược phát triển phù hợp.
- Chính vì vậy, việc khảo sát nguồn lao động để có chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu xã hội là rất cần thiết.
- Theo kết quả điều tra, số người trong độ tuổi lao động của nông thôn thành phố Cần Thơ theo nhóm tuổi từ và 45-60 với tỷ trọng lần lượt là và 18,84%.
- Số người trong độ tuổi từ 15-30 chiếm tỉ trọng cao nhất và đây là nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc cung ứng lao động trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian này..
- Phần lớn người lao động nông thôn TPCT có trình độ học vấn ở cấp 1 và 2 lần lượt với tỉ trọng là 44,13% và 37,19%, số người lao động đạt trình độ cấp 3 là tương đối thấp (16,69%) và số người mù chữ hiện tại chiếm tỉ trọng không đáng kể (1,98% trên tổng số lao động).
- Do trình độ học vấn thấp thì khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học mới hay nâng cao năng lực cho người lao động là khó khăn, cần có các giải pháp thích hợp để nâng cao trình độ học vấn của người lao động trong vùng..
- Trong tổng số lao động thì có đến 76,81% số người chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật (CMKT) và 23,19% số người còn lại thì có qua đào đạo với nhiều hình thức khác nhau.
- Trình độ chuyên môn của những người lao động đạt được phần lớn là thông qua những khóa đào tạo không chính thức (15,7.
- Thực trạng trên cũng đã phản ánh được phần nào về chất lượng của lao động nông thôn TPCT và đây là lý do giải thích tại sao phần lớn số người trong độ tuổi lao động trong vùng là lao động giản đơn..
- 6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG.
- Nghiên cứu dùng hàm Probit để xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch lao động theo mô hình sau:.
- Biến Y (biến phụ thuộc): Trong mô hình tuyến tính trên Y là biến phụ thuộc, nhận giá trị là 1 nếu người lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và 0 nếu ngược lại..
- X1 Tuổi của lao động.
- X6 Tỉ lệ người không việc làm/người có việc làm + X7 Thu nhập từ nông nghiệp/người (ngàn đồng).
- Như vậy các biến này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
- Tuổi của lao động, biến tuổi (X1) có giá trị âm cho thấy tuổi của người lao động có quan hệ nghịch với khả năng tham gia phi nông nghiệp, điều này phản ánh rằng tuổi càng cao thì khả năng chuyển đổi qua phi nông nghiệp thấp.
- Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động..
- Trình độ của người lao động (X2): Có giá trị dương và có ý nghĩa, cho thấy trình độ giáo dục thể hiện bằng số năm đi học có ảnh hưởng tích cực đến khả năng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp..
- Số nhân khẩu trong hộ (X5): Có giá trị dương với mức ý nghĩa thống kế 1%, cho thấy với hộ gia đình có qui mô lớn hơn có thể có điều kiện hơn về lao động vì thế dễ dàng chuyển đổi hơn..
- Tỉ lệ người không việc làm/người có việc làm (X6): Có giá trị dương với mức ý nghĩa thống kế 5%, cho thấy tỉ lệ này càng lớn thì sức ép chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp càng cao..
- 7 PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ.
- Lao động xuất phát từ hộ gia đình, vì vậy tác động trực tiếp của nó cũng tập trung ở hộ gia đình.
- Hộ gia đình có các thành viên chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp sẽ đối mặt với sự sụt giảm sức lao động phục vụ cho việc sản xuất của hộ nhưng thường có thu nhập tăng thêm đáng kể.
- Qua kết qua điều tra ta thấy: có khoảng 85% hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng trong năm có nhận tiền từ người lao động gửi về và khoảng 14% cho rằng không nhận được tiền của người đi làm gửi về với lý do là những lao động này thường đi làm xa nhà thu nhập không đủ trang trải chi phí.
- Trung bình một năm mỗi hộ gia đình có nhận khoảng 10,8 triệu đồng/năm từ người lao động trong gia đình.
- Đó là những khoản đóng góp không nhỏ cho thu nhập của hộ có lao động di cư.
- Cụ thể có 37% hộ có nhận được số tiền từ 10 đến 15 triệu đồng/năm do người lao động gửi về, 25% hộ gia đình được nhận trên 15 triệu đồng/năm do người lao động gửi về, 21% hộ gia đình có nhận từ 5-10 triệu đồng/năm và 16,27% có nhận ít hơn 5 triệu đồng/năm..
- Theo sơ đồ 1, chuyển dịch lao động nhìn chung không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ (mức độ 3,03)..
- Vì thực tế, những lao động đã thay đổi ngành nghề của hộ là những lao động nhàn rỗi, lao động chưa có việc làm, lao động đang bị thất nghiệp, học sinh vừa mới nghỉ học,… nên khi những lao động này tìm việc làm mới thì không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của nông hộ..
- Những lao động chuyển dịch này gởi tiền về cho gia đình (85,6% số hộ có nhận được tiền từ người lao động), số tiền này nông hộ có thể dùng để chăm lo cho những thành viên khác trong hộ đi học, mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình hoặc người lao động gởi những tài sản bằng hiện vật, phương tiện cuộc sống nên đời sống vật chất của hộ có lao động chuyển dịch sẽ tăng lên.
- Có đến 29,38% số hộ cho rằng chuyển dịch lao động ảnh hưởng đến việc học hành của những thành viên trong hộ ở mức tốt đến rất tốt và 39,18% số hộ được khảo sát cho rằng đời sống vật chất được cải thiện theo hướng tốt hơn.
- Sơ đồ 1: Mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến nông hộ.
- Những hộ gia đình có diễn ra dịch chuyển lao động không ảnh hưởng nhiều đến quan hệ xã hội hay cộng đồng dân cư mà hộ gia đình đó đang sinh sống.
- Mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến cộng đồng được thể hiện ở sơ đồ 2..
- Theo sơ đồ những hộ có lao động chuyển dịch không thay đổi sự đóng góp cho địa phương (mức độ 3,0), đặc biệt là đóng góp thuế hoặc những đóng góp về những hoạt động công ích.
- Tuy nhiên, việc gia đình có lao động dịch chuyển làm thay đổi nhận thức của nông hộ về các vấn đề kinh tế, xã hội, mở rộng tầm nhìn đối với những vấn đề đang diễn ra trong xã hội (mức độ 2,72).
- Qua khảo sát cho thấy có 13,92% số hộ có lao động dịch chuyển có mối quan hệ với làng xóm tốt hơn và ở mức độ trung bình là 2,87.
- Mối quan hệ của gia đình có lao động chuyển dịch cũng như lối sống, cách sống của những gia đình này đối với hàng xóm có thay đổi theo hướng tốt hơn, nhưng nhìn chung không thay đổi nhiều (mức độ trung bình 2,85)..
- Sơ đồ 2: Mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch lao động đến quan hệ với cộng đồng.
- Những lao động dịch chuyển khi trở về địa phương trở nên vui vẻ, hoạt bát hơn nên lối sống, mối quan hệ của những lao động này đối với hàng xóm trở nên thân thân thiết hơn (mức độ 2,85).
- Những lao động này dịch chuyển phần lớn là làm công nhân, thu nhập có khá hơn so với trước nhưng mức thu nhập này vẫn còn thấp và ngành nghề họ đang làm cũng là bình thường nên khi trở về địa phương họ không khác biệt nhiều, không trở nên xa cách với mọi người..
- Việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết.
- Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP, lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế.
- Nguyên nhân chủ yếu là lao động vốn xuất phát chủ yếu từ nông dân, có nhiều hạn chế về chuyên môn và trình độ học vấn.
- quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quan trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Động lực chủ yếu thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành nghề.
- Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, số nhân khẩu trong hộ, tỉ lệ người không việc làm/tổng số người có việc làm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Việc lao động dịch chuyển ngành nghề, địa bàn làm việc có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật chất và cả tinh thần đối với nông hộ và những lao động dịch.
- chuyển này tác động tích cực đến việc học hành của những thành viên còn lại trong hộ, cũng như việc lôi kéo những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển lao động, và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông tin,… ngày càng tăng.
- Bên cạnh đó, những hộ có lao động dịch chuyển cũng ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ với cộng đồng và mối quan hệ xóm giềng..
- Cần có chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư, phát triển các nhà máy, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nông thôn nhiều hơn tạo ra một nhu cầu lớn về lao động để thúc đẩy thu nhập của lao động chuyển dịch ngày càng tăng..
- Đánh giá nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.
- Từ cơ sở nhu cầu này các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và các tổ chức nhà nước có liên quan phải có trách nhiệm lập ra chương trình đào tạo cụ thể..
- Do tác động của yếu tố “tuổi của lao động” và “trình độ học vấn của lao động”.
- trong chuyển dịch cơ cấu lao động, các ban ngành có liên quan cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối với lao động trẻ và có kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm tăng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn..
- Hệ thống cung cấp thông tin từ các đơn vị hành chính sự nghiệp còn khá yếu, vì vậy, nhằm tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, cần xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hóa quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn..
- 8.2.2 Đối với người lao động.
- Tuổi thanh niên nên cố gắng vượt khó để học hành đạt trình độ học vấn cao, chớ vì thu nhập trước mắt mà bỏ học để đi làm công nhân lao động phổ thông, với mức lương thấp, môi trường độc hại và không có cơ hội phát triển trong tương lai..
- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của lao động trẻ tại vùng ven thành phố Cần Thơ: tiềm năng và thách thức..
- Lê Xuân Bá (2006), “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”..
- Nghiên cứu dịch chuyển và sử dụng lao động vùng ven thành phố Cần Thơ..
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại TPCT trong bối cảnh đô thị hóa: trường hợp nghiên cứu quận Ô Môn.